

Mô tả BST Chuyên đề Axit cacbonic và muối cacbonat
Bạn đã chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới chưa? Hãy thử sức với bộ sưu tập Chuyên đề Axit cacbonic và muối cacbonat mà eLib.vn giới thiệu để việc ôn tập hiệu quả hơn. Bộ sưu tập này sẽ giúp bạn bước đầu làm quen với độ khó của các dạng bài tập. Đây cũng là cách bạn ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Tóm tắt Chuyên đề Axit cacbonic và muối cacbonat
Đây là một đoạn trích hay trong BST Chuyên đề Axit cacbonic và muối cacbonat. Mời quý thầy cô tham khảo:
I/ Axit cacbonic (H2CO3)
1/ Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý.
2/ Tính chất hóa học
- Là axit yếu: dd H2CO3 làm quỳ tím hóa hồng.
- Là axit không bền: H2CO3 → CO2 + H2O
II/ Muối cacbonat
1/ Phân loại.
- Muối cacbonat (cacbonat trung hòa): CaCO3, Na2CO3,…
- Muối hidrocacbonat (cacbonat axit): Ca(HCO3)2, NaHCO3,…
Chú ý:
Muối axit: muối còn có nguyên tố H trong thành phần gốc axit.
Muối trung hòa: muối không còn có nguyên tố H trong thành phần gốc axit.
2/ Tính tan.
- Đa số các muối cacbonat không tan trong nước, trừ các muối cacbonat của kim loại kiềm.
- Hầu hết các muối hiđrocacbonat đều tan.
3/ Tính chất hóa học
a) Tác dụng với dd axit tạo muối mới và giải phóng khí CO2
Ví dụ: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
b) Tác dụng với dd kiềm tạo muối mới + bazơ mới
Ví dụ: K2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓(trắng) + 2KOH
Chú ý: Muối hidrocacbonat tác dụng với kiềm tạo thành muối trung hòa và nước.
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
c) Tác dụng với dd muối tạo 2 muối mới.
Ví dụ: Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓(trắng) + 2NaCl
d) Phản ứng nhiệt phân
Ví dụ: MgCO3(r) −→t0 MgO(r) + CO2(k)
2NaHCO3(r) −→t0 Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O(k)