Tiếng Việt lớp 5 bài 10B: Ôn tập 2

Nội dung bài học dưới đây giúp các em ôn tập lại kiến thức về Tập đọc, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Đồng thời vận dụng giải bài tập SGK Tiếng Việt VNEN 5. eLib mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt.

Tiếng Việt lớp 5 bài 10B: Ôn tập 2

1. Hoạt động thực hành

Câu 1. Chơi trò chơi: Giải ô chữ

a. Hàng ngang là chữ còn thiếu trong các câu sau:

1. Non nước hữu ...

2. yêu ... quốc, yêu đồng bào.

3. Cáo chết ba năm ... đầu về núi.

4. ... nước nhớ nguồn.

5. Đoàn kết là ..., chia rẽ là chết.

6. Giang sơn gấm ...

b. Ghi lại từ hàng dọc......................

Hướng dẫn giải:

a. Hoàn thành các ô chữ sau:

b. Từ hàng dọc là: TỔ QUỐC

Câu 2. Thi đọc (theo phiếu)

Từng em lần lượt bốc thăm phiếu có ghi tên bài tập đọc (Từ bài 1A đến bài 9C)

- Em đọc một đoạn trong một bài tập đọc.

- Trả lời 1 – 2 câu hỏi của các bạn hoặc thầy cô về bài đọc.

- Nghe đánh giá của các bạn và thầy cô.

- Bình chọn người đọc hay và câu trả lời hay nhất

(Học sinh tự hoàn thành bài tập)

Câu 3. Lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học theo mẫu sau:

Hướng dẫn giải:

Câu 4. Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau và viết vào vở

Hướng dẫn giải:

Câu 5. Hãy nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch lòng dân của tác giả Nguyễn Văn xe theo mẫu:

Hướng dẫn giải:

Câu 6. Phân vai trong nhóm để tập diễn một trong hai đoạn của vở kịch Lòng dân

- Mỗi nhóm chọn diễn một đoạn kịch

- Cả nhóm bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất, diễn viên giỏi nhất.

Câu 7. Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đã thay những từ in đậm bằng các từ đồng nghĩa cho chính xác hơn.

Hoàng bê chén nước bảo ông uống. Ông vò đầu Hoàng và bảo: “Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?” Hoàng nói với ông: “Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ!”

Hướng dẫn giải:

bê -> bưng (chén nước nhẹ, không cần bê -> bưng)

bảo -> mời (cháu bảo ông uống nước là thiếu lễ độ -> mời)

vò -> xoa (vò là hành động thể hiện sự chà xát, chà xát mạnh tới nhàu nhĩ hoặc tới khi sạch thì thôi -> chuyển sang từ xoa vừa thể hiện sự nhẹ nhàng, dịu dàng là tình cảm yêu thương ông dành cho cháu)

thực hành -> làm (thực hành chỉ hành động áp dụng lí thuyết vào thực tế, đây là một từ chung chung chưa thể hiện được việc làm cụ thể như hoàn thành bài tập -> làm)

Hoàng bưng chén nước mời ông uống. Ông xoa đầu Hoàng và bảo: “Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?” Hoàng nói với ông: “Cháu vừa làm xong bài tập rồi ông ạ!”

Câu 8.

a) Điền từ trái nghĩa thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ sau:

1. Một miếng khi đói bằng một gói khi …..

2. Thắng không kiêu, ……… không nản

3. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xấu người đẹp nết còn hơn …….. người

b) Thay nhau đọc lại các câu tục ngữ đã được hoàn thiện

Hướng dẫn giải:

1. Một miếng khi đói bằng một gói khi no

2. Thắng không kiêu, bại không nản

3. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người

Câu 9. Đặt câu để phân biệt hai từ đồng âm: giá (giá tiền) – giá (giá để đồ vật) và viết vào vở

Hướng dẫn giải:

Những chiếc áo trong shop đều có giá rất bình dân.

Về đến nhà, Mai cẩn thận đặt túi đồ lên giá.

Câu 10. Đặt câu với mỗi nghĩa dưới đây của từ đánh:

a. Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy,… đập vào thân người.

b. Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh.

c. Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách xát, xoa.

Viết vào bảng nhóm các câu đã đặt

Hướng dẫn giải:

a. Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy,… đập vào thân người: đánh

-> Bạn bè không nên đánh nhau.

b. Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh.: đánh

-> Mỗi lần anh Quân đánh trống đều khiến cho lũ trẻ con không thể ngồi yên được.

c. Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách xát, xoa: đánh

-> Chiếc bàn được bố đánh thêm môt lớp sơn mới trông đẹp hẳn lên.

2. Hoạt động ứng dụng

Cùng người thân tìm những câu thành ngữ, tục ngữ chứa các từ trái nghĩa.

Hướng dẫn giải:

- Lên voi xuống chó

- Chết vinh còn hơn sống nhục

- Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau.

- Lên thác xuống ghềnh

- Thắng không kiêu, bại không nản

- Thất bại là mẹ thành công

- Ăn ít ngon nhiều

- Ba chìm bảy nổi

- Nắng chóng mưa, mưa chóng tối

- Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà ; kính già già để tuổi cho

- Việc nhỏ nghĩa lớn.

- Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.

- Thức khuya dậy sớm.

3. Tổng kết

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Ôn tập lại kiến thức bài Tập đọc đã được học.

- Ôn tập lại từ đồng nghĩa và trái nghĩa.

- Vận dụng giải bài tập SGK.

Ngày:11/11/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM