Công nghệ 9 Bài 12: Thực hành cắt may áo tay liền

Nhằm giúp các em củng cố các kiến thức về quy trình cắt may của áo liền tay eLib xin giới thiệu nội dung Bài 12: Thực hành cắt may áo tay liền. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây.

Công nghệ 9 Bài 12: Thực hành cắt may áo tay liền

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

a. Lấy số đo

- Học sinh tập lấy số đo theo nhóm.

- Quy trình lấy số đo: Tay trái cầm đầu thước đặt vào đầu vị trí cần đo, tay phải đưa thước đến cuối vị trí cần đo. Đo sát êm các kích thước của cơ thể.

Cách lấy số của áo tay liền

b. Tính vải

- Chuẩn bị vải đủ để may áo và các phụ liệu cần thiết.

- Công thức tính với các khổ vải:

+ Khổ vải 0,8÷0,9 m: (Da + gấu + đường may) x 2.

+ Khổ vải 1,15÷1,2 m:

  • Dài tay + 1/2 Rv > 27 cm: (Da + gấu + đường may) x 2.
  • Dài tay + 1/2 Rv < 27 cm: Da + gấu + đường may.

+ Khổ vải 1,4÷1,6 m: Da + gấu + đường may.

Lưu ý: Nếu vải có độ co nhiều, khi mua cần tính thêm 5÷10 cm và ngâm, giặt vải trước khi cắt.

c. Lựa chọn kiểu cổ áo, kiểu trang trí

d. Các dụng cụ cắt may

1.2. Quy trình thực hành

a. Vẽ và cắt

- Vẽ và cắt thân trước và thân sau của một số dạng kiểu áo:

Áo tay liền cổ trái tim, nẹp viền ngoài:

+ Vẽ, cắt thân trước: 

  • Lấy dấu vòng cổ thân trước (ED), từ điểm E lấy EE1 = 3cm. Từ điểm D lấy DD1 = 3cm.
  • Vẽ cong E1D1 cách đều ED (3cm).

+ Vẽ, cắt thân sau:

  • Lấy dấu vòng cổ thân sau(ED), từ điểm E lấy EE1 = 3cm. Từ điểm D lấy DD1 = 3cm.
  • Vẽ cong E1D1 cách đều ED (3cm).

Cách vẽ thân trước và thân sau áo tay liền cổ trái tim, nẹp viền ngoài

Áo tay liền cổ thuyền, nẹp viền ngoài:

  • Thân trước: Lấy dấu vòng cổ thân trước, từ điểm rộng cổ lấy xuống 3cm có điểm N, từ điểm sâu cổ lấy xuống 10cm có điểm A2. Nối hai điểm với nhau (NA2) ta có nẹp viền thân trước AA1NA2.
  • Thân sau: Lấy dấu vòng cổ thân sau, từ điểm rộng cổ lấy xuống 3cm có điểm N, từ điểm sâu cổ lấy xuống 3cm có điểm A2. Nối hai điểm N với A2 cách đều AA1 (3cm) ta có nẹp viền thân sau AA1NA2.

Cách vẽ thân trước và thân sau áo tay liền cổ thuyền, nẹp viền ngoài

Áo tay liền cổ có bâu sen tim dạng đứng, vải thẳng:

- ​Vòng cổ thân áo: vẽ như cổ trái tim.

Vẽ vòng cổ cơ bản sau đố điều chỉnh các chi tiết:

  • Rộng cổ = Rộng cổ cơ bản (AA1) + 1(cm).
  • Sâu cổ = Sâu cổ cơ bản (AA2) + 8(cm).
  • Nối ED. O là điểm giữa của ED, OO1 = 1cm. Vẽ cong AO1D.

- Bâu áo:

  • Gấp đôi vải, mặt phải ở trong.
  • AB = 1/2Vc thân áo - 2cm.
  • AA1 = 10cm.
  • A1C = 7cm (bản bâu).
  • Nối A1B; O là điểm giữa của A1B. Từ O lấy lên OO1 = 2cm. Vẽ đường chân bâu cong đều từ A1 qua O1 đến B.
  • Từ B kẻ đường vuông góc với A1B và lấy BD = 7cm.
  • Nối CD. I là điểm giữa CD. Từ I lấy lên II1 = 2cm.
  • Vẽ đường cong CI1D kéo dài thêm một đoạn DD1 = 3cm. Nối D1B.

Cách vẽ bâu lá sen tim dạng đứng, vải thẳng

- Ngoài ra còn có các cách vẽ bâu áo lá sen khác như:

+ Bâu lá sen tim dạng đứng, vải chéo sợi:

Bâu lá sen tim dạng đứng, vải chéo sợi

+ Bâu lá sen tim dạng nằm:

Cách vẽ bâu lá sen tim dạng nằm

- Cách cắt vải viền nách áo

  • Chiều dài = chiều dài cửa tay + 2cm.
  • Chiều rộng = 2÷3cm (tùy ý).

* Một số lưu ý:

  • Có thể vẽ đầu bâu dạng tròn, hoặc vẽ đầu bâu dạng nhọn giống như bâu lá sen.
  • Có thể cắt vải viền cùng màu với cổ áo.
  • Phải dùng vải chéo sợi vải viền sẽ đẹp hơn, không bị bai, vênh.

b. May

  • Trước khi may cần tiến hành kiểm tra và chỉnh sửa cho khớp kích thước của thân trước và thân sau: dài áo, sườn áo từ nách đến gấu, vòng cổ.
  • Kiểm tra vải viền đã cắt đủ và chính xác chưa.

- Quy trình may của áo kiểu cổ không bâu

  • Ráp đường sườn vai và tay liền.
  • Viền cổ thân trước, thân sau riêng.
  • Viền cửa tay.
  • Ráp sườn áo và sườn tay.
  • May gấu áo.
  • Là (ủi) và đính khuy, thùa khuyết (nếu cần).

- Quy trình may của áo kiểu cổ có bâu lá sen

  • Ráp đường sườn vai và tay liền.
  • May bâu và ráp bâu vào thân cổ.
  • Viền cửa tay.
  • Ráp sườn áo và sườn tay.
  • May gấu áo.
  • Hoàn thiện sản phẩm: Là (ủi) và đính khuy, thùa khuyết.

1.3. Đánh giá

- Học sinh tự đánh giá về các mặt sau:

  • Sự chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu.
  • Quy trình may sản phẩm.
  • Chất lượng sản phẩm: kích thước, đường may, hoàn thiện.
  • Thời gian hoàn thành sản phẩm.

- Học sinh đánh giá sản phẩm của bạn.

2. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

- Hiểu được các bước cắt may của mẫu áo tay liền.

- Có thể thực hiện được một số kiểu cổ áo đã học để may vào áo.

- Vận dụng thực hành cắt may một mẫu áo.

Ngày:23/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM