Tiếng Việt lớp 5 bài 31A: Người phụ nữ dũng cảm

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về người phụ nữ dũng cảm đã dám hi sinh vì Tổ quốc - Nguyễn Thị Định. Đồng thời, bài học này còn giúp các em trau dồi thêm một số từ ngữ phong phú. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Tiếng Việt lớp 5 bài 31A: Người phụ nữ dũng cảm

1. Hoạt động cơ bản

1.1. Giải câu 1 trang 133 SGK VNEN Tiếng Việt lớp 5

Câu hỏi: Quan sát bức ảnh sau và nói những điều em biết về bà Nguyễn Thị Định.

Nguyễn Thị Định (1920 - 1992)

Hướng dẫn giải:

- Bà Nguyễn Thị Định sinh năm 1920 mất năm 1992.

- Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.

- Tên tuổi bà gắn liền với phong trào đồng khởi và “đội quân tóc dài” được khai sinh từ Bến Tre, quê nhà bà.

1.2. Văn bản "Công việc đầu tiên"

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho tôi ba ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

- Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói:

- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ:

Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”.

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khóe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!

Theo HỒI KÍ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ ĐỊNH

1.3. Nội dung chính của văn bản

Bài đọc nói về câu chuyện của bà Nguyễn Thị Định lúc mới tham gia cách mạng. Khi được giao nhiệm vụ đầu tiên là giải truyền đơn, bà trăn trở nghĩ cách, và hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Bà mong làm được thật nhiều việc cho cách mạng.

1.4. Giải thích các cụm từ khó trong bài

- Nguyễn Thị Định (1920 - 1992) Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; tên tuổi bà gắn liền với phong trào đồng khởi và “đội quân tóc dài” được khai sinh từ Bến Tre, quê hương bà.

- Truyền đơn: tờ giấy nhỏ có nội dung tuyên truyền chính trị.

- Chờ (tiếng Nam Bộ): chứ.

- Rủi: không may.

- Lính mã tà (tiếng Nam Bộ): cảnh sát thời Pháp thuộc.

- Thoát li: rời gia đình để tham gia tổ chức Cách mạng.

1.5. Thảo luận và trả lời các câu hỏi

Câu 1: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?

Hướng dẫn giải:

Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út đó là: Rải truyền đơn.

Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận được công việc này?

Hướng dẫn giải:

Chi tiết cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận được công việc đầu tiên này đó là: "Bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn".

Câu 3: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

Hướng dẫn giải:

Để rải hết truyền đơn chị Út đã nghĩ ra cách: "Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng sáng tỏ".

Câu 4: Vì sao chị Út muốn được thoát li?

Hướng dẫn giải:

Với lòng yêu nước sâu sắc, muốn làm việc gì đó để giúp ích cho đất nước, cho Cách mạng Việt Nam cho nên chị Út muốn được thoát li để hoạt động, muốn được làm thật nhiều việc cho cách mạng Việt Nam.

2. Hoạt động thực hành

Câu 1: Tìm hiểu nghĩa của từ:

"Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".

Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A:

Hướng dẫn giải:

Câu 2: Thi tìm nhanh những từ ngữ chỉ các phẩm chất của phụ nữ Việt Nam.

Hướng dẫn giải:

Những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác của phụ nữ Việt Nam: chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, khoan dung, độ lượng, dịu dàng, biết quan tâm đến mọi người, đức hi sinh, nhường nhịn,...

Câu 3: Mỗi câu tục ngữ dưới đây nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam? Viết câu trả lời vào vở.

a. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn (Mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt nhất cho con).

b. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi (Khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ hiền. Đất nước có loạn, phải nhờ cậy vị tướng giỏi).

c. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh (Đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia diệt giặc).

Hướng dẫn giải:

a. Lòng thương con, đức hi sinh của người mẹ.

b. Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.

c. Phụ nữ dũng cảm, anh hùng. 

Câu 4: Nghe thầy cô đọc và viết vào vở đoạn văn trong bài Tà áo dài Việt Nam (từ Áo dài phụ nữ … đến chiếc áo dài tân thời):

Tà áo dài Việt Nam

Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống  lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt vải.

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.

Hướng dẫn giải:

Khi viết cần chú ý:

- Viết đúng chính tả.

- Đặt dấu câu thích hợp.

Câu 5: Xếp tên các huy chương, danh hiệu và giải thưởng dưới đây vào ô thích hợp viết lại các tên ấy cho đúng: Nghệ sĩ nhân dân, huy chương vàng, quả bóng bạc, huy chương bạc, nghệ sĩ ưu tú, quả bóng vàng, đôi giày vàng, huy chương đồng, đôi giày bạc

Hướng dẫn giải:

Câu 6: Viết vào vở tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương dưới đây cho đúng.

a. Để tôn vinh các nhà giáo, những người có công với thế hệ trẻ, Nhà nước đã dành cho họ những phần thưởng tinh thần cao quý : các danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam. 

b. Đặng Ngọc Dương là học sinh khối chuyên Vật lí trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm học lớp 11, em đoạt huy chương đồng Toán quốc tế. Năm học lớp 12, trong kì thi quốc gia môn Vật lí, em đoạt giải ba. Nhưng ngay sau đó, tại kì thi Vật lí quốc tế, một mình em đoạt cả giải nhất tuyệt đối, huy chương vàng và giải nhất về thực nghiệm.

Hướng dẫn giải:

a. Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.

b. Huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối. Huy chương Vàng, Giải nhất về thực nghiệm. 

3. Hoạt động ứng dụng

Câu hỏi: Hỏi người thân về những người phụ nữ anh hùng trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm ở nước ta.

Hướng dẫn giải:

Một số người phụ nữ anh hùng trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm ở nước ta đó là: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Minh, Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Định,…

4. Tổng kết

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nắm được nội dung và ý nghĩa của văn bản "Công việc đầu tiên".

- Rèn luyện kĩ năng tập đọc một văn bản.

- Trau dồi thêm một số từ ngữ phong phú.

Ngày:25/11/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM