Cách làm bài văn lập luận chứng minh Ngữ văn 7

eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em biết cách lập dàn ý cho bài văn lập luận chứng minh. Từ đó, các em có thể tiến hành viết bài văn lập luận chứng minh hay và sáng tạo nhất. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Cách làm bài văn lập luận chứng minh Ngữ văn 7

1. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

- Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:

+ Tìm hiểu đề và tìm hiểu ý.

+ Tìm ý và lập dàn ý.

+ Viết bài.

+ Đọc lại và sửa chữa.

- Dàn bài:

+ Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh.

+ Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.

- Giữa các phần và đoạn văn cần có phương tiện liên kết.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy lập dàn ý cho đề bài sau: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".

Gợi ý trả lời:

a. Mở bài:

- Giới thiệu câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".

- Có thể nói những câu tục ngữ và ca dao có vai trò vô cùng quan trọng, một trong những ý nghĩa quan trọng đó là dạy bảo chúng ta những thói hư trong cuộc sống, những cách ứng xử vô cùng ý nghĩa và những bài học về cách là người ý nghĩa. Một trong những câu tục ngữ có ý nghĩa dạy dỗ sâu sắc về chọn bạn mà chơi đó là câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

b. Thân bài:

- Chứng minh câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng":

+ Nghĩa đen:

  • Mực là mực viết, khi gần mực, dùng mực thì chúng ta sẽ bị vấy bẩn, dính mực và đen.
  • Đèn là ánh sáng, nơi phát ra ánh sáng, gần nơi sáng sủa thì chúng ta cũng sáng

+ Nghĩa bóng:

  • Nếu chúng ta gần những cái xấu xa thì chúng ta cũng trở nên xấu xa và hư hỏng như vậy.
  • Khi chúng ta gần những cái tốt, cái đẹp thì chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp và tươi sáng.

- Những biểu hiện về câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng":

+ Những đứa trẻ hư chơi với nhau sẽ hư, chơi với những đứa trẻ hư sẽ trở nên hư hỏng.

+ Những đứa trẻ tốt, sáng sủa chơi với nhau thì chỉ có tốt đẹp và sáng hơn.

+ Những đứa trẻ xấu khi chơi với những đứa trẻ tốt cũng sẽ trở nên tốt đẹp.

c. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".

- Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" là một câu tục ngữ rất đúng. Chúng ta nên chọn bạn mà chơi trong học tập cũng như trong công việc.

Câu 2: Theo em, khi viết bài văn lập luận chứng minh cần chú ý những gì?

Gợi ý trả lời:

- Sử dụng lý lẽ để lập luận:

+ Lập luận chứng minh là một phương pháp rất quen thuộc trong văn nghị luận, khi viết bài văn lập luận chứng minh thì cần đưa ra những lý lẽ, bằng chứng xác thực để chứng tỏ vấn đề đáng tin cậy, đáng thuyết phục. Vì vậy, khi sử dụng phép lập luận này, học sinh cần phải đưa ra những lý lẽ để bảo vệ quan điểm và triển khai bài viết.

+ Lý lẽ trong lập luận chứng minh là những quan điểm của cá nhân người viết dựa trên sự quan sát, am hiểu cuộc sống cũng như trình độ nhận thức và kiến thức của người viết.

+ Bên cạnh đó, những lý lẽ trong bài viết còn có thể là những quan điểm của những người mà học sinh yêu quý, thần tượng, có ảnh hưởng tích cực, sâu sắc tới suy nghĩ của các em. 

- Đa dạng hóa dẫn chứng:

+ Lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu, xác thực, có tính thuyết phục cao.

+ Khi đưa dẫn chứng, học sinh cũng nên đưa dẫn chứng theo trình độ thời gian hoặc không gian để bài viết logic, mạch lạc. 

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Ôn tập kiến thức về tập lập văn bản, về đặc điểm kiểu văn nghị luận chứng minh.

- Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong quá trình làm một bài văn chứng minh.

- Kỹ năng tìm hiểu đề, phân tích đề chứng minh, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.

Ngày:14/12/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM