Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 7

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em biết cách ôn luyện lại những kiến thức về phần Văn và Tập làm văn để chuẩn bị cho bài thi cuối kì thật tốt. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 7

1. Nội dung bài học

- Học sinh chọn văn bản nghị luận để đọc diễn cảm theo sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo.

- Sưu tầm ca dao, tục ngữ hay và có ý nghĩa.

- Viết được bài văn nghị luận về một trong những tác phẩm đã học.

- Biết cách phân tích một bài ca dao, một câu tục ngữ cụ thể.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy viết bài văn phân tích tác phẩm "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt".

Gợi ý trả lời:

Trong bài viết Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có viết: “Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bời vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân của ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp…”. Một lần nữa, nhà phê bình Đặng Thai Mai đã khẳng định mạnh mẽ điều ấy trong văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, trích đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu dài Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc in lần đầu năm 1967.

Mở đầu văn bản, tác giả Đặng Thai Mai đã đưa ra nhận định: “Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”. Đồng thời, tác giả cũng giải thích nhận định ấy một cách ngắn gọn: “Nói như thế có nghĩa là là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kỳ lịch sử”.

Từ trước đến nay đã có nhiều ý kiến, nhiều bài viết về sự giàu đẹp của tiếng việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp ấy. Có bài nêu những ấn tượng chung, có bài lại đi vào những biểu hiện cụ thể (về từ ngữ hay một thể loại văn học... ). Ở bài viết này, Đặng Thai Mai đưa ra một cái nhìn bao quát chứ không đi sâu vào nghiên cứu những khía cạnh cụ thể, tỉ mỉ của tiếng Việt.

Trong câu mở đầu, tác giả khẳng định giá trị to lớn và địa vị quan trọng của tiếng việt: Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó. Từ đó, ông đưa ra luận điểm bao trùm: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

Các sắc thái xanh được miêu tả một cách tài tình trong câu thơ. Giữa hai đầu xa cách giờ đây là một màu xanh bất tận. Ở khổ thơ trên, tác giả đã mượn những địa danh quen thuộc trong văn chương cổ như Hàm Dương, Tiêu Tương (dẫu chỉ là ước lệ) để diễn tả độ xa cách, nhưng đến khổ thơ cuối này thì sự xa cách đã tới độ bóng người đi hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu xanh ngắt. Trớ trêu thay, cái màu xanh vốn tượng trưng cho sức sống và hy vọng ấy trong tình cảnh này chỉ gợi nên một không gian mênh mang nhuốm màu li biệt.

Bài văn sử dụng phương thức nghị luận, chủ yếu dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định sự giàu đẹp của tiếng Việt. Tác giả Đặng Thai Mai đã sử dụng cách chứng minh trực tiếp và gián tiếp để làm rõ cái hay, cái đẹp của tiếng Việt. Tác giả không chỉ trực tiếp phân tích, bình luận và giải thích để làm rõ sự phong phú, giàu đẹp của tiếng Việt mà đồng thời còn đưa ra các ý kiến, nhận định, các lời bình luận của người nước ngoài về tiếng Việt để tạo ra sự khách quan và tăng sức thuyết phục cho bài văn.

(Sưu tầm)

Câu 2: Em hãy phân tích ý nghĩa câu tục ngữ "Chị ngã em nâng".

Gợi ý trả lời:

Tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và đáng quý của mỗi con người chúng ta cần phải biết trân trọng những tình cảm đó, đúng như truyền thống của dân tộc Việt Nam đã có rất nhiều những câu ca dao tục ngữ nói về vấn đề này như "Anh em như thể chân tay", "Lá lành đùm lá rách", hay câu "Chị ngã em nâng". Chúng ta cùng tìm hiểu về câu tục ngữ "Chị ngã em nâng" để thấy rõ hơn về tình cảm cao quý ấy.

Chị ngã em nâng đây là nói về khi chị ngã em sẽ nâng chị dậy nhưng ý nghĩa sâu xa mà nó thể hiện đó là nói về tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, khi khó khăn và khi gian nan nhất, mỗi người chúng ta đều hiểu được những ý nghĩa to lớn mà nó dành cho mỗi người. Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay nó đã được nhân dân ta đúc kết từ những kinh nghiệm sống quý báu, giá trị đó để lại những niềm tin yêu sâu sắc và giá trị to lớn mạnh mẽ cho mỗi con người, hiểu được điều đó con người sẽ cảm thấy cuộc đời này có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn.

Để tồn tại lên một xã hội thì những con người sống trong xã hội ấy phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng, cùng nhau xây dựng, cùng góp sức để xã hội đó tồn tại và phát triển. Trong gia đình mối quan hệ anh em, cha mẹ và con cái những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Nếu ai trong số những người thân trong gia đình gặp khó khăn, mọi người sẽ cùng chung tay gánh vác.

Chị ngã em nâng đây là nói về khi chị ngã em sẽ nâng chị dậy nhưng ý nghĩa sâu xa mà nó thể hiện đó là nói về tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, khi khó khăn và khi gian nan nhất, mỗi người chúng ta đều hiểu được những ý nghĩa to lớn mà nó dành cho mỗi người. Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay nó đã được nhân dân ta đúc kết từ những kinh nghiệm sống quý báu, giá trị đó để lại những niềm tin yêu sâu sắc và giá trị to lớn mạnh mẽ cho mỗi con người, hiểu được điều đó con người sẽ cảm thấy cuộc đời này có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn.

Câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm sống quý báu của ông cha ta để lại, nhân dân ta lưu truyền, gìn giữ và phát huy cho tới ngày hôm nay, giá trị của nó vẫn còn nguyên và vẫn luôn mạnh mẽ, to lớn. Truyền thống ấy nhắc nhở mỗi con người chúng ta nên biết coi trọng tình cảm giữa những người thân trong gia đình, đặc biệt là tình chị em, anh em, nó chính là mạch máu nuôi dưỡng những giá trị và ý nghĩa của cuộc sống này. Là anh em, chị em trong nhà phải luôn đoàn kết với nhau, yêu thương đùm bọc và che chở cho nhau, đừng chỉ vì những ích kỷ của bản thân mà quên đi nhiệm vụ của mình. Dù cho trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng phải nhớ về truyền thống quý báu của dân tộc, có như vậy cuộc đời của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa, không chỉ cho chúng ta mà cho cả xã hội.

Vì vậy trong mọi hoàn cảnh nào chúng ta cũng cần phải nhớ về truyền thống của dân tộc để tạo nên niềm tin vào cuộc sống. Từ đó để hình thành nhân cách tốt đẹp tạo nên những giá trị cao quý đáng trân trọng. Con người chúng ta cần phải biết yêu thương trân trọng những tình cảm mình đang có biết giữ gìn cải thiện những mối quan hệ không chỉ trong gia đình mà còn trong xã hội trong cộng đồng. Qua câu tục ngữ ta đã hiểu rõ hơn về giá trị đích thực của tình cảm gia đình anh chị em mỗi chúng ta cần phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau để vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Giống như ông cha ta đã từng khuyên bảo: “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Cần phải trân trọng và giữ gìn tình cảm giữa anh em trong gia đình để hình thành những mối quan hệ tốt nhất từ xã hội ngày càng đi lên.

(Sưu tầm)

Câu 3: Em hãy viết bài văn nêu cảm nghĩ về bài ca dao sau:

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

Gợi ý trả lời:

Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.

Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm dược. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng.

Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ ra những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao so sành ấy. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.

Người xưa đã ví công cha với ngọn núi cao nhất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước sự tinh tế này. Người xua đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công để nói về cha, chữ nghĩa để nói về mẹ. Hai hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn tuy khác xa nhau nhưng đều phù hợp với vai trò và vị trí của mỗi người.

Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã dứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

(Sưu tầm)

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Viết được bài văn nghị luận hay và đặc sắc.

- Hiểu hơn về thể loại ca dao và tục ngữ.

- Trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân.

- Có ý thức học tập bộ môn.

Ngày:17/01/2021 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM