Giải bài tập SGK Lịch Sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ

Giải bài tập SGK Lịch sử 11 Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ được eLib sưu tầm và đăng tải, tổng hợp. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ

1. Giải bài 1 trang 83 SGK Lịch sử 11

Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung của các phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919-1939) được trình bày ở SGK Lịch sử 11 trang 79-81 lựa chọn ra các sự kiện tiêu biểu để lập bảng.

Gợi ý trả lời

- Ngày 4-5-1919: Phong trào Ngũ Tứ

- Tháng 7-1921: Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời.

- Từ năm 1926-1927: Quốc - Cộng hợp tác tiến hành cuộc Chiến tranh Bắc phạt.

- Ngày 12-4-1927: Tưởng Giới Thạch làm chính biến ở Thượng Hải.

- Tháng 7-1927: Chính quyền rơi vào tay Tưởng Giới Thạch. Cuộc Chiến tranh Bắc phạt chấm dứt.

- Tháng 10-1934: Quân đội Đảng Cộng sản (Hồng quân công nông) tiến hành cuộc Vạn lí trường chinh.

- Tháng 1-1935: Mao Trạch Đông trở thành chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc.

- Tháng 7-1937: Nhật Bản xâm lược Trung Quốc. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản tạm thời đình chiến để kháng chiến chống Nhật.

2. Giải bài 2 trang 83 SGK Lịch sử 11

Hãy nhận xét về giai cấp lãnh đạo và con đường đấu tranh của cách mạng Ấn Độ trong những năm 1918 - 1939.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức đã học về phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1939 được trình bày ở SGK Lịch sử 11 trang 81-83 để đưa ra nhận xét, đánh giá. 

Gợi ý trả lời

- Lãnh đạo: Đảng Quốc đại - chính đảng của giai cấp tư sản.

- Đường lối đấu tranh: bất bạo động, bất hợp tác.

→ Nhận xét:

- Giai cấp tư sản Ấn Độ đã lớn mạnh, đảm nhiệm vai trò là giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng.

- Đường lối đấu tranh phù hợp với tình hình Ấn Độ là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng ôn hòa.

3. Giải bài 3 trang 83 SGK Lịch sử 11

Tìm hiểu những nét lớn về cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông và M. Gan-đi.

Phương pháp giải

Dựa vào sách, báo, internet để trả lời.

Gợi ý trả lời

* Mao Trạch Đông (1893 - 1976):

Mao Trạch Đông (1893 - 1976)

- Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở Hồ Nam, là người sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác.

- Năm 1921, ông tham gia Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1934, ông tham gia cuộc Vạn lí trường chinh. Năm 1935, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

- Ngày 1-10-1949, ông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ông đã liên tiếp giữ vị trí là người đứng đầu nhà nước và Đảng Cộng sản Trung Quốc trong nhiều năm.

- Trong quá trình lãnh đạo, Đảng và nhà nước Trung Hoa, Mao Trạch Đông đã có những đóng góp đáng kể cho sự thắng lợi của cách mạng, nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.

- Năm 1976, ông qua đời.

* M. Gan-đi (1869 - 1948):

M. Gan-đi (1869 - 1948)

- Ông sinh ra trong một gia đình khá giả, tốt nghiệp ngành luật ở Anh đã từng làm cố vấn luật cho một công ti ở Nam Phi và tham gia vào hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân.

- Năm 1915, ông về nước vận động phong trào đấu tranh bất bạo động chống thực dân Anh. Sau khi Ấn Độ giành được độc lập (1947), ông đã ra sức hoạt động để ngăn chặn chiến tranh “huynh đệ tương tàn” giữa người Hồi giáo và Ấn Độ giáo.

- Ngày 30-1-1948, Gan-đi bị một phần tử phản động ám sát.

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM