Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 7

eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hệ thống hóa về những kiến thức của phần tiếng Việt đã học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì 1. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 7

1. Nội dung ôn tập

1.1. Từ ghép

- Từ ghép: là một loại từ phức được tạo thành bởi ít nhất hai từ đơn với điều kiện là những từ này phải có nghĩa và có quan hệ về nghĩa với nhau. Từ phức khác với từ ghép là nó cũng được tạo bởi hai hoặc nhiều từ đơn nhưng có thể có nghĩa hoặc không có ý nghĩa gì.

- Các loại từ ghép:

+ Từ ghép chính phụ: Là loại từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho nhau, trong đó tiếng chính thường có nghĩa rộng, bao quát một sự việc, hành động, sự vật. Tiếng phụ thường đứng sau tiếng chính, có nhiệm vụ bổ nghĩa cho tiếng chính. Loại từ ghép này có tính phân nghĩa rõ ràng.

+ Từ ghép đẳng lập: hai hoặc nhiều từ tạo thành từ ghép đẳng lập đều có nghĩa và bình đẳng về mặt ngữ pháp, không có từ nào được xem là từ chính và ngược lại. 

+ Từ ghép tổng hợp: Là loại từ được ghép từ hai hoặc nhiều từ đơn nhưng có nghĩa tổng quát, chung cho một danh từ, địa điểm hay hành động cụ thể nào.

1.2. Từ láy

- Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ hai tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ một phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ một từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.

- Từ láy thường đươc sử dụng nhiều trong thơ ca, tác phẩm văn học để mô tả, nhấn mạnh vẻ đẹp phong cảnh con người hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, âm thanh và nhiều hoạt động khác.

- Các loại từ láy:

+ Từ láy toàn bộ: Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào. Đôi khi để nhấn mạnh một âm thanh hay hành động mà dấu câu có thể khác nhau như thăm thẳm, lanh lảnh…

+ Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. Ví dụ như ngơ ngẫn, lác đác, dào dạt… Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

1.3. Đại từ

- Đại từ là từ dùng để xưng hô, để chỉ vào sự vật hay sự việc, thay thế cho danh từ, động từ và tính từ trong câu để tránh khỏi lặp những từ ngữ ấy, tránh để câu bị lủng củng khi lặp từ nhiều lần.

- Các loại đại từ:

+ Đại từ để trỏ: Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động… được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc trò chuyện. Loại này có 3 nhóm chính là:

  • Đại từ để trỏ số lượng: gồm các từ như bao nhiêu, bấy nhiêu, nhiêu…
  • Đại từ để trỏ người hoặc sự vật: Gồm các từ như nó, tụi nó, tôi, tụi này, tụi kia…
  • Đại từ chỉ hoạt động và tính chất: Gồm các từ như thế, vậy…

+ Đại từ để hỏi: Để hỏi nguyên nhân, lý do hay kết quả một sự việc, hành động mà mình đang thắc mắc. Loại này dùng câu hỏi nghi vấn, không phải câu trả lời hay khẳng định. Gồm các loại chính là:

  • Đại từ để hỏi người, vật, gồm các từ như ai, gì, đâu, sao…
  • Đại từ để hỏi số lượng: Bao nhiêu, bấy nhiêu…

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy phân biệt từ láy và từ ghép.

Gợi ý trả lời:

- Đối với từ ghép thì có thể cả hai từ tạo thành đều có nghĩa cụ thể, còn từ láy thì có thể không từ nào có nghĩa hoặc chỉ đúng một từ có nghĩa.

- Nếu không có liên quan về âm hoặc vần thì đó chắc chắn là từ ghép và ngược lại là từ láy. 

- Đối với từ ghép khi ta đổi trật từ vị trí các tiếng thì vẫn có ý nghĩa cụ thể, còn từ láy thì không có ý nghĩa nào.

=> Tiếng Việt có vốn từ đa dạng và phong phú, vì vậy trong thời gian ngắn có thể bạn sẽ không thể phân biệt chính xác giữa từ láy và từ ghép. Nhưng khi tiếp túc thường xuyên khi đọc nhiều bài thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn thì trình độ của bạn sẽ được nâng cao nhiều.

Câu 2: Em hãy đặt 3 câu có sử dụng đại từ.

Gợi ý trả lời:

- Chúng tôi sẽ đi ăn tối tại một nhà hàng sang trọng vào ngày mai.

- Nó đang đứng đợi mày ở đằng kia kìa.

- Sao tôi không thấy bạn đến dự sinh nhật của Lan nhỉ?

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Hệ thống toàn bộ kiến thức đã học về tiếng Việt trong học kỳ I.

- Kỹ năng sử dụng tiếng Việt đúng, hiệu quả.

- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức.

- Giáo dục ý thức học tập thường xuyên, tự giác.

- Củng cố kiến thức về tiếng Việt phần từ loại và biện pháp tu từ.

Ngày:22/10/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM