Soạn bài Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) Ngữ văn 7 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây sẽ giúp các em hiểu hơn về tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi. Từ đó, các em sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những tác phẩm văn học của Nguyễn Trãi. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 80 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Nguyễn Trãi đã sử dụng thể thơ lục bát - thể thơ dân tộc để sáng tác nên bài thơ "Bài ca Côn Sơn":

- Những câu sáu, tám liên kết với nhau.

- Tiếng cuối của câu sáu vần với thứ sáu của câu tám (rầm vần với cầm).

- Tiếng cuối của vần tám hiệp vần với tiếng cuối của câu sáu tiếp theo.

2. Soạn câu 2 trang 80 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Phân tích hình ảnh nhân vật ta trong bài thơ của Nguyễn Trãi:

a. Nhân vật ta là Nguyễn Trãi.

b. Hình ảnh nhân vật ta hiện lên với tư cách một con người thảnh thơi đang thả mình vào cảnh trí Côn Sơn:

- Nghe tiếng suối mà như thưởng thức tiếng đàn.

- Ngồi trên đá như ngồi chiếu êm, nằm dưới bóng mát mà ngâm thơ nhàn.

c. Cách ví von so sánh như vậy cho thấy nhân vật ta là người:

- Rất sành âm nhạc và mê âm nhạc.

- Yêu thiên nhiên, thả hồn vào thiên nhiên.

3. Soạn câu 3 trang 80 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được miêu với các chi tiết: suối chảy rì rầm, đá rêu phơi, có rừng thông mọc như nêm, rừng trúc xanh mát.

- Cảnh trí Côn Sơn đẹp nên thơ, thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh.

4. Soạn câu 4 trang 80 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của bóng trúc râm là hình ảnh cho thấy một sự giao hòa tuyệt đối giữa con người với cảnh vật.

- Từ đó cho thấy Nguyễn Trãi là một người có nhân cách thanh cao, có tâm hồn thi sĩ.

5. Soạn câu 5 trang 81 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Phân tích hiệu quả nghệ thuật của những điệp từ được sử dụng trong bài thơ "Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi:

- Điệp từ: 5 lần từ “ta”, 3 lần từ “như”, 2 lần từ “Côn Sơn”, 2 lần từ “có”.

- Điệp từ làm nổi bật nhân vật ta giữa thiên nhiên, khẳng định vẻ đẹp sẵn có của Côn Sơn.

- So sánh để tìm ra nét độc đáo của cảnh vật.

- Tạo cho câu thơ có giọng điệu êm ái, du dương.

- Ta khi đứng đầu, khi đứng giữa câu thơ, khi đối nhau qua một từ câu thơ, tạo nên sự uyển chuyển.

6. Soạn câu luyện tập trang 81 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Tiếng suối của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh có những điểm giống và khác nhau như sau:

- Điểm giống:

+ Cả hai hình ảnh đều là sản phẩm của tâm hồn thi sĩ có khả năng hòa nhập với thiên nhiên.

+ Cả hai thi nhân đều đón nhận tiếng suối như tiếng đàn.

- Điểm khác: một tiếng suối ví với tiêng đàn, một tiếng suối lại ví với tiếng hát.

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM