Soạn bài Đại từ Ngữ văn 7 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây sẽ giúp các em hiểu hơn về đại từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất,... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Đại từ Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Thế nào là đại từ

1.1. Soạn câu 1 trang 55 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Những từ được liệt kê dùng để chỉ: Từ nó ở đoạn văn đầu trỏ em tôi. Từ nó ở đoạn văn thứ hai trỏ con gà của anh Bốn. Sở dĩ chúng ta biết được nghĩa của hai từ nó trong, hai đoạn văn trên là nhờ vào các từ ngữ chỉ người mà nó thay thế các câu văn trước.

1.2. Soạn câu 2 trang 55 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Từ thế đoạn văn ba trỏ: hành động thúc giục chia đồ chơi của mẹ Thành, Thủy.

- Dấu hiệu nhận biết: nhờ vào đoạn đối thoại trước đó.

1.3. Soạn câu 3 trang 55 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

"Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?"

- Từ ai trong bài ca dao nhằm mục đích hỏi.

1.4. Soạn câu 4 trang 55 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Những từ nó, thế, ai đóng vai trò là chủ ngữ, vị ngữ trong câu, phụ ngữ của động từ.

2. Các loại đại từ

2.1. Soạn câu 1 trang 55 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Khái quát về kiến thức đại từ để trỏ:

a. trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô).

b. trỏ số lượng.

c. trỏ hoạt động, tính chất.

2.2. Soạn câu 2 trang 56 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Khái quát về kiến thức đại từ để hỏi:

a. hỏi về người, sự vật.

b. hỏi về số lượng.

c. hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.

3. Luyện tập

3.1. Soạn câu 1 trang 57 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

a. Sắp xếp các đại từ chỉ người:

- Những đại từ chỉ người số ít: Tao, tôi, tớ, cậu, mình, mi,...

- Những đại từ chỉ người số nhiều: Chúng tôi, chúng ta, chúng mình, bọn tao,...

b. Từ "mình" trong câu "Cậu giúp đỡ mình với nhé! " thuộc ngôi thứ nhất số ít. Còn hai từ "mình" ở câu thơ thuộc ngôi thứ hai số ít.

3.2. Soạn câu 2 trang 57 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Tìm thêm những ví dụ tương tự như hai câu thơ của Nguyễn Khuyến:

"Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa"

+ Cháu mời ông bà xơi cơm.

+ Anh cho em hỏi bài toán này nhé!

+ Hôm nay, mẹ có đi làm không?

+ Cô chờ ai đấy?

3.3. Soạn câu 3 trang 57 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Đặt câu với những đại từ đã cho ở trên đoạn văn:

+ Ai mà chẳng ghét nói dối.

 + Em thương anh bao nhiêu, anh thương em bấy nhiêu.

 + Thế nào họ cũng bắt được anh ấy.

3.4. Soạn câu 4 trang 57 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Cách xưng hô phù hợp nhất: 

+ Với các bạn cùng lớp, cùng tuổi, nên dùng các từ xưng hô như: tôi, bạn, mình,…để xưng hô cho lịch sự.

+ Hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự hiện vẫn còn khá phổ biến ở trường và ở lớp. Với những trường hợp ấy cần góp ý để các bạn xưng hô với nhau một cách lịch sự hơn.

3.5. Soạn câu 5 trang 57 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- So sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà em đã học:

+ Về số lượng: Từ xưng hô trong tiếng Việt nhiều và phong phú hơn từ xưng hô trong tiếng Anh. Ví dụ: Ngôi thứ hai trong tiếng Anh chỉ có hai từ, số ít you và số nhiều cũng you - Tiếng Việt ngôi thứ hai có rất nhiều từ để xưng hô: anh, em, cậu, bác, chú, dì, mình, chàng, thiếp… tùy vào từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể.

+ Ý nghĩa biểu cảm:

  • Tiếng Việt ý nghĩa biểu cảm đa dạng hơn, tinh tế hơn.
  • VD: Con trai lớn hơn tuổi: Anh (tiếng việt), you (tiếng anh); con trai nhỏ hơn tuổi: Em (tiếng việt), you (tiếng anh),...
Ngày:23/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM