Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam Ngữ văn 11 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây sẽ giúp các em hệ thống hóa được những tác phẩm trung đại Việt Nam có sự đổi mới và đa dạng qua các thời kì. Đồng thời, tài liệu này sẽ giúp các em dễ dàng tiếp cận được nhiều tác phẩm văn học trung đại hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam Ngữ văn 11 siêu ngắn

1. Nội dung

1.1. Soạn câu 1 trang 76 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Nội dung yêu nước trong văn học thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX: là tư tưởng trung quân ái quốc.

- Những biểu hiện mới:

+ Ý thức về vai trò của trí thức đối với đất nước.

+ Tư tưởng cải cách phát triển đất nước.

+ Lòng yêu nước với âm hưởng bi tráng.

+ Tìm kiếm hướng đi mới cho người trí thức.

1.2. Soạn câu 2 trang 76 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Những tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều, liên tiếp với các tác phẩm có giá trị lớn: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương...

- Những nội dung nhân đạo chủ yếu thể hiện trong giai đoạn này là:

+ Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm con người.

+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người.

- Cảm hứng nhân đạo trong giai đoạn này cũng có những biểu hiện mới: Hướng vào quyền sống của con người (Truyện Kiều, thơ của Hồ Xuân Hương).

1.3. Soạn câu 3 trang 77 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Giá trị hiện thực của đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh": Phản ánh chân thực bức tranh hiện thực về quang cảnh và cuộc sống sang trọng nơi phủ chúa.

- Với ngòi bút tả thực điềm đạm, kín đáo nhưng lạnh lùng, thờ ơ, thậm chí coi thường của tác giả, ta thấy sự phê phán sâu sắc của Lê Hữu Trác.

1.4. Soạn câu 4 trang 77 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Giá trị nội dung, nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

+ Giá trị nội dung: Đề cao đạo lí nhân nghĩa qua Truyện Lục Vân Tiên, nội dung yêu nước, chống giặc ngoại xâm qua "Chạy giặc", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc".

+ Giá trị nghệ thuật: Đóng góp nổi bật nhất là tính chất đạo đức - trữ tình, màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật.

2. Phương pháp

2.1. Soạn câu 1 trang 77 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Lê Hữu Trác:

+ Vào phủ chúa Trịnh.

+ Nội dung và nghệ thuật:

  • Nội dung: Bức tranh cuộc sống xa hoa, quyền quý của phủ chúa.
  • Nghệ thuật: Ngôn ngữ chân thật, sắc sảo.

- Hồ Xuân Hương:

+ Tự tình bài (II).

+ Nội dung và nghệ thuật:

  • Nội dung: Tâm trạng của Hồ Xuân Hương vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận.

  • Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng độc đáo.

- Nguyễn Khuyến:

+ Câu cá mùa thu.

+ Nội dung và nghệ thuật:

  • Nội dung: Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
  • Nghệ thuật: Gợi tả tinh tế và đặc sắc về cảnh mùa thu.

- Tú Xương:

+ Thương vợ.

+ Nội dung và nghệ thuật:

  • Nội dung: Tác giả đã ghi lại được hình ảnh người vợ tảo tần, hi sinh.
  • Nghệ thuật: Lời thơ giản dị mà sâu sắc.

- Nguyễn Công Trứ:

+ Bài ca ngất ngưỡng.

+ Nội dung và nghệ thuật:

  • Nội dung: Thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.
  • Nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng thành công thể loại hát nói.

- Cao Bá Quát:

+ Bài ca ngắn đi trên bãi cát.

+ Nội dung và nghệ thuật:

  • Nội dung: Biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi.
  • Nghệ thuật: Nhịp điệu thơ diễn tả thành công những cảm xúc, suy tư.

- Nguyễn Đình Chiểu:

+ Lẽ ghét thương.

+ Nội dung và nghệ thuật:

  • Nội dung: Nói lên những tình cảm yêu mến rất phân minh.
  • Nghệ thuật: Lời thơ mộc mạc, giản dị.

- Nguyễn Đình Chiểu:

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

+ Nội dung và nghệ thuật:

  • Nội dung: Ca ngợi, trân trọng những người anh hùng.
  • Nghệ thuật: Mang đậm sắc thái Nam Bộ cùng ngôn ngữ bình dị.

- Ngô Thì Nhậm:

+ Chiếu cầu hiền.

+ Nội dung và nghệ thuật:

  • Nội dung: Thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn.
  • Nghệ thuật: Nghệ thuật thuyết phục đặc sắc.

2.2. Soạn câu 2 trang 77 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

a. Thường nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành công thức:

- Một số tác phẩm có tên gắn với tên thể loại: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chiếu cầu hiền, Bình Ngô đại cáo, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Hoàng lê nhất thống chí, Thượng kinh kí sự,…

b. Thường sử dụng điển tích, điển cố, những thi liệu Hán học.

- Đặc điểm hình thức nghệ thuật thơ Đường luật: niêm luật chặt chẽ, đăng đối cân xứng.

- Tính chất đối trong thể thất ngôn bát cú:

+ Đối âm: Luật bằng/ trắc (luật của bài thơ dựa trên chữ thứ 2 của câu đầu tiên); chữ thứ 2 và chữ thứ 6 của một câu phải có cùng thanh và đối thanh với chữ thứ 4.

+ Đối ý: Ý nghĩa, từ loại ở hai câu 3 - 4 và 5 - 6 phải đối nhau.

c. Thiên về bút pháp ước lệ tượng trưng:

- Có thể thấy bút pháp nghệ thuật trong "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" (Cao Bá Quát), bút pháp tượng trưng đã được nhà thơ sử dụng khá hiệu quả. 

d. Tên thể loại gắn với tên tác phẩm văn học:

- Chiếu dời đô (chiếu).

- Bình Ngô đại cáo (cáo).

Ngày:23/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM