Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) Ngữ văn 7 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây sẽ giúp các em hiểu hơn về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, cảm nhận được bài thơ "Sông núi nước Nam" là một bản Tuyên ngôn Độc lập đầy hào hùng của dân tộc Việt Nam. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 64 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Dựa trên cơ sở về lời giới thiệu sơ lược thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, chúng ta có thể nhận định: Bài thơ Nam quốc sơn hà thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 tiếng; hiệp vần cuối câu.

2. Soạn câu 2 trang 64 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Bài thơ "Sông núi nước Nam" được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta được viết bằng thơ là vì:

- Bản Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của một đất nước khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm.

- Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ gồm hai ý:

+ Khẳng định chủ quyền nước Nam là của người Nam (2 câu đầu).

+ Kẻ thù không được xâm phạm (hai câu sau).

3. Soạn câu 3 trang 64 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Bài thơ có bố cục và cách biểu ý đặc biệt như sau:

+ Hai câu đầu: nước Nam là của người Nam, điều đó đã được định ở sách trời.

+ Kẻ thù không được phép xâm phạm nếu không sẽ chuốc lấy bại vong.

- Nhận xét: bố cục lô-gic và chặt chẽ, nêu chủ quyền trước, sau biểu ý quyết tâm bảo vệ chủ quyền.

4. Soạn câu 4 trang 64 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Bài thơ "Sông núi nước Nam" còn thuộc trạng thái như sau:

- Sự khẳng định đanh thép, cảm xúc mãnh liệt, tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm không gì lay chuyển, khuất phục nổi.

- Cảm xúc và ý chí ấy không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua hình tượng và ngôn ngữ.

5. Soạn câu 5 trang 64 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

"Sông núi nước Nam là bài thơ có giọng điệu hùng hồn, đanh thép, dứt khoát:

- Khẳng định chủ quyền thông qua “thiên thư” sách trời có nghĩa là chân lý không thể phủ nhận được.

- Cảnh cáo bọn giặc khi gây ra tội ác chắc chắn sẽ phải chuốc bại vong.

6. Soạn câu luyện tập trang 65 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Cách nói “Nam đế cư” khẳng định sự bình đẳng giữa hai nước, nước có vua là nước độc lập. Người xưa coi trời là đấng tối cao và vua (thiên tử - con trời) mới có quyền định đoạt mọi việc ở trần gian. Nước Nam có “Nam đế cư” - có Thiên tử chứ không phải là “vua nhỏ” dưới quyền cai trị của Hoàng đế Trung Hoa.

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM