Thái sư Trần Thủ Độ Ngữ văn 10

eLib xin giới thiệu đến các em bài học Thái sư Trần Thủ Độ trong chương trình Ngữ văn 10. Nội dung bài học này đã được biên soạn một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Thái sư Trần Thủ Độ Ngữ văn 10

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Ngô Sĩ Liên (khoảng đầu thế kỷ 15 - ?) là một nhà sử học thời Lê sơ, sống vào thế kỷ 15.

- Ngô Sĩ Liên là người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay là thôn Chúc Lý, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

- Ông là người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư – bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam mà còn được lưu truyền tới ngày nay. 

1.2. Tác phẩm

- Đại Việt sử kí toàn thư do Ngô Sĩ Liên hoàn thành biên soạn, sửa chữa dựa trên cơ sở là cuốn Đại Việt sử kí do Lê Văn Hưu chấp bút và cuốn Sử kí tục biên của Phan Phu Tiên.

- Đại Việt sử kí toàn thư gồm có hai phần chính:

+ Ngoại kỉ: Ghi chép lịch sử của Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến thế kỉ X.

+ Bản kỉ: Tiếp tục ghi chép những sự kiện lịch sử từ nhà Đinh đến thời Hậu Lê.

- Đoạn trích “Thái sư Trần Thủ Độ” là một trích đoạn từ quyển năm, phần bản kỉ của cuốn Đại Việt sử kí toàn thư.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Trần Thủ Độ - Bậc khai quốc công thần

- Người công minh, độ lượng, có bản lĩnh.

- Ông là người chí công vô tư, trọng luật pháp.

- Người chủ động giữ gìn sự công bằng phép nước, bài trừ nạn mua quan bán chức.

- Tình tiết góp phần làm nổi bật bản lĩnh, nhân cách của Trần Thủ Độ: cương nghị, độ lượng, liêm khiết, đặt lợi ích dân tộc, quốc gia trên lợi ích cá nhân, gia đình.

+ Tình tiết 1: Có người hặc tội chuyên quyền của Trần Thủ Độ với nhà vua → Là người thẳng thắn, nghiêm khắc với bản thân, khích lệ cấp dưới trung thực và dũng cảm, vạch sai lầm của người khác, cho dù đó là bề trên.

+ Tình tiết 2: Không cho vợ Trần Thủ Độ qua chỗ thềm cấm cho thấy ông là người giữ nghiêm phép nước không vì người vợ yêu quý của mình mà vi phạm kỉ cương phép nước.

+ Tình tiết 3: Có người nhờ vợ Trần Thủ Độ xin chức tước. cho tha thấy ông là người biết gìn giữ sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn đút lót, dựa dẫm thân thế, khéo léo nhắc nhở vợ không được vào quyền thế của chồng để làm bậy.

+ Tình tiết 4: Vua muốn: chỉ nên chọn người giỏi nhất → Là người thẳng thắn, cương trực, biết đặt việc công lên tên, không tư lợi, gây bè cánh,

⇒ Nhân cách của Trần Thủ Độ: thẳng thắn, độ lượng, nghiêm minh đặc biệt là chí công vô tư. Ông xứng đáng là vị quan đầu triều gương mẫu, là chỗ dựa vững chắc cho quốc gia và đáp ứng lòng tin cậy của nhân dân.

2.2. Nghệ thuật viết sử

- Xây dựng tình huống giàu kịch tính, lựa chọn chi tiết đắt giá.

- Mỗi câu chuyện đều có những xung đột đi đến cao trào và được giải quyết một cách bất ngờ.

- Lối viết sử rất kiệm lời, không miêu tả phân tích tâm lí, nhân vật vẫn hiện lên sâu sắc.

- Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, có sức khái quát cao.

- Cách dựng nhân vật lịch sử qua lời nói và cử chỉ, hành động; kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.

3. Tổng kết

- Văn bản Thái sư Trần Thủ Độ đề cao nhân cách cao cả, trọng nghĩa nước hơn tình nhà của Trần Thủ Độ. Văn bản có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

- Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, có sức khái quát cao.

- Cách dựng nhân vật lịch sử qua lời nói và cử chỉ, hành động; kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.

4. Luyện tập

Câu 1. Em hãy nêu nhũng nét đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ.

Gợi ý làm bài:

- Ngôn từ hàm súc, tác giả chỉ kể chứ không bình luận. Lời kể khách quan, trung thành với sự thật => giúp người đọc phát huy tính chủ động trong việc đánh giá nhân vật trung tâm.

- Cách kể hấp dẫn, luôn gây được yếu tố bất ngờ: thể hiện trong các tình huống, khi xung đột được đẩy lên cao trào,

Câu 2. Những tình tiết các em đã được học góp phần bộc lộ nhân cách Trần Thủ Độ như thế nào?

Gợi ý làm bài:

Những tình tiết trên đã góp phần làm nổi bật bản lĩnh và nhân cách của Trần Thủ Độ: cương trực, độ lượng, liêm khiết, vô tư, luôn đặt lợi ích dân tộc, quốc gia lên trên lợi ích cá nhân, gia đình. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi ông đang giữ chức quan cao nhất trong triều, quyền hành lớn đều nằm trong tay ông vì vua còn nhỏ tuổi. Trần Thủ Độ luôn gương mẫu, tôn trọng pháp luật.

5. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Đặt đoạn trích trong tương quan với tác phẩm Hịch tướng sĩ và các đoạn sử kí Thái sư Trần Thủ Độ, Thái phó Tô Hiến Thành

- Tóm tắt sự kiện và đánh giá nhân vật lịch sử một cách đúng đắn.

Ngày:15/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM