Thực hành về hàm ý (tiếp theo) Ngữ văn 12

Nhằm giúp các em ôn tập kiến thức cơ bản về hàm ý đã học, đồng thời vận dụng giải bài tập về hàm ý. eLib đã biên soạn bài học này một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Thực hành về hàm ý (tiếp theo) Ngữ văn 12

1. Ôn tập lý thuyết

1.1. Khái niệm

- Hàm ý là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy nhiên vẫn có ý định truyền báo đến người nghe. Người nghe dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp để suy ra mới hiểu đúng, hiểu hết ý của người nói..

1.2. Tác dụng và hiệu quả của cách nói có hàm ý

Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, hàm ý có thể mang lại:

- Tính hàm súc cho lời nói: lời nói ngắn gọn mà chất chứa  nhiều nội dung, ý nghĩa.

- Hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc với người nghe.

- Sự vô can, không phải chịu trách nhiệm của người nói về hàm ý (vì hàm ý là do người nghe suy ra).

- Tính lịch sự và thể diện tốt đẹp trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.

2. Luyện tập

Câu 1. Phân tích hàm ý trong câu trả lòi ở truyện cười sau :

CÂU TRẢ LỜI TẾ NHỊ

Một phụ huynh học sinh hỏi thầy giáo dạy con trai mình .

- Thầy vui lòng cho biết cháu trai của tôi học môn Lịch sử ra sao ? Khi còn đi học, tôi không thích môn này. Thậm chí đã có lần tôi phải thi lại môn đó !

- Thưa ông, lịch sử đang lặp lại ! – Thầy giáo trả lời.

(Theo Tiếng cười thế giới, NXB Văn học, Hà Nội, 2007, tr. 28)

Gợi ý làm bài:

Câu trả lời hóm hỉnh và có hàm ý thú vị :

- Dùng từ lịch sử phù hợp với câu chuyện về việc học môn Lịch sử.

- Thầy giáo không trả lời thẳng là có ý tế nhị, tránh nói đến điều không hay.

Câu 2. Trong đoạn thơ sau, người con gái dùng nhiều câu hỏi đối với người con trai nhằm mục đích để hỏi hay nhằm thực hiện hành động nói nào khác ? (Nói cách khác, người con gái có hàm ý gì khi đặt ra những câu hỏi với người con trai ?)

Anh ạ ! Mùa xuân đã cạn ngày

Bao giờ em mới gặp anh đây ?

Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ

Để mẹ em rằng hát tối nay ?

(Nguyễn Bính, Mưa xuân)

Gợi ý làm bài:

Trong đoạn thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính, người con gái hai lần dùng câu hỏi đối với chàng trai (anh), nhằm ngụ ý trách chàng trai đã sai hẹn ước, không trở lại để hai người được gặp nhau, chớ không phải để hỏi.

3. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Củng cố và nâng cao những kiến thức cơ bản về hàm ý, cách tạo hàm ý, tác dụng của hàm ý trong giao tiếp ngôn ngữ.

- Có kĩ năng lĩnh hội được hàm ý, kĩ năng nói và viết theo cách có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết.

- Biết dùng câu có hàm ý khi cần thiết.

Ngày:16/12/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM