Bài 3: Văn hóa Việt Nam thời tự chủ

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 3: Văn hóa Việt Nam thời tự chủ sau đây để tìm hiểu về bối cảnh văn hóa lịch sử, đặc trưng văn hóa thời Lý – Trần, đặc trưng văn hóa thời Minh thuộc và Hậu Lê, đặc trưng của văn hóa từ thế kỉ XVI đến năm 1858,...

Bài 3: Văn hóa Việt Nam thời tự chủ

Trên mảnh đất Việt Nam ngày nay, từ thế kỉ X đến năm 1858, ba nền văn hóa ở thiên niên kỉ đầu công nguyên đã diễn ra ba sự phát triển khác nhau.

Nền văn hóa Óc Eo ở đồng bằng sông Cửu Long, sau thế kỉ thứ VIII, dường như chỉ còn ánh hào quang, không thấy còn được nhắc nhở trong thư tịch và tư liệu nửa.

Trên dải đất Trung Bộ, từ năm 1471, Chămpa đã chấm dứt sự tồn tại của minh như một vương quốc. Cư dân Chămpa trở thành một tộc người trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Nền văn hóa Chămpa trở thành nển văn hóa của một tộc người trong nén vân hóa đa tộc người ở Việt Nam. Bởi vậy, khi nói về văn hóa thời tự chủ, chúng tôi xin dừng ở văn hóa Đại Việt/Việt Nam.

1. Bối cảnh văn hóa lịch sử

Thời tự chủ của quốc gia Đại Việt kéo dài suốt gần một thiên niên kỉ, từ năm 938 cho đến năm 1858. Giai đoạn này có nhiều biến đổi tự thân trong nội bộ quốc gia, dân tộc, đồng thời cũng lại là thời kì có biến đổi nhiêu từ ngoại cảnh.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Đại Việt bước vào thời kì xây dựng quốc gia độc lập. Mở đầu là nhà Ngô, năm 939, Ngô Quyền không xưng là Tiết độ sứ nữa mà xưng là Ngô Vương và định đô ở Cổ Loa. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn tan 12 sứ quân, thu giang sơn về một mới, đặt kinh đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cổ Việt, xây dựng quốc gia, củng cố chính quyền. Năm 981, Lê Hoàn kế thừa quốc gia của nhà Đinh lập ra nhà Tiền Lê Năm 1010, nhà Lý lên ngôi, dời đô về Đại La, đổi tên thành này là thành Thăng Long, năm 1054, đổi tên nước là Đại Việt Năm 1226, nhà Trần thay nhà Lý. Năm 1400, nhà Hồ thay thế nhà Trần để rồi đất nước Đại Việt rơi vào tay quân xâm lược nhà Minh. Năm 1428, sau một thời gian dài kháng chiến, Lê Lợi giành lại độc lập cho đất nước, lên ngôi vua, lập ra nhà Lê.

Năm 1527, nhà Mạc giành ngôi của nhà Lê, sau đó là thời kì Nam Bắc triều và xung đột Lê-Mạc. Từ năm 1570 đến năm 1786, Đàng Trong và Đàng Ngoài xung đột, giữa một bên là nhà Lê - Trịnh và một bên là chúa Nguyễn. Năm 1771, anh em Tây Sơn khởi nghĩa, lập lại nền thống nhất đất nước vào năm 1786. Năm 1802, nhà Nguyễn thắng thế, đặt nền cai trị của mình trên toàn bộ đăt nước. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam.

Như vậy, diễn trình lịch sử của Việt Nam từ năm 938 đến năm 1858 diễn ra với những đặc điểm sau:

  • Các vương triều liên tục thay thế nhau xây dựng một quốc gia tự chủ. Sự thay thế các vương triều không làm dứt đoạn lịch sử mà vẫn khiến cho lịch sử là một dòng chảy liên tục. Đất nước được mở rộng dần về phướng Nam, đến giữa thế kỉ XVIII, việc khai phá miền Nam Bộ đã cơ bản hoàn thành. Sau năm 1786 và năm 1802, đất nước Việt Nam đã có một lành thổ thống nhất từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau.

Mặt khác, thời kì này cũng có khá nhiều biến đổi từ ngoại cảnh, chủ yếu là các cuộc xâm lược liên tiếp của phong kiến phương Bắc và những cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước của cư dân Việt.

Bắt đầu từ năm 981, nhà Tiền Lê đã phải đương đầu với sự xâm lược của nhà Tổng. Từ năm 1075 đến năm 1077, nhà Lý lại phải chiến đấu chống quân xâm lược Tổng. Năm 1258, quân dân nhà Trần bước vào kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất. Năm 1285, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên lần thứ hai lại nổ ra và kết thúc với những chiến tháng vẻ văng. Năm 1288, lần thứ ba giặc Nguyên Mông lại xâm lược Đại Việt để rồi chịu thất bại trước lòng yêu nước vô bờ của quân dân nhà Trần. Năm 1406, giặc Minh xâm lược và đô hộ Đại Việt. Nghĩa quân Lam Sơn sau mười năm "nếm mật nằm gai", "căm giặc nước thể không cùng sống" đã làm nên chiến thắng, quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta vào năm 1428. Năm 1784, quân Xiêm tràn vào xâm lược vùng Nam Bộ, với tài thao lược của Nguyễn Huệ và lòng yêu nước vô bờ bến của người dân, dân tộc ta lại chiến thắng vẻ vang. Năm 1788, giậc Thanh ào ạt xâm lược Bắc Bộ, một lần nữa, người anh hùng áo vải Tây Sơn, với sự căn trường quả cám của trăm họ lại lập nên kì tích vào năm 1789.

Như thế, liên tục chống xâm lược là một nét đặc biệt của lịch sử Việt Nam thời tự chủ. Người dân cũng như các vương triều đều phải tiến hành cuộc chiến đấu tự bảo vệ mình và cộng đồng. Đó là thời kì lịch sử biến động dữ dội, đấy bão táp bọn xâm lược, dù dưới màu áo của vương triều nào, dù đến từ chân trời nào đều có chung một ý tưởng: hủy hoại nền văn hóa của cộng đồng cư dân bị chúng xâm lược. Thế nhưng, người dân Việt mỗi lần bị xâm lăng là một lần trôi dậy, chứng tỏ lòng yêu nước bất khuất của mình. Văn hóa Việt lại trỗi dậy, vươn lên, đạt đến những đỉnh cao. Do đó, khi nhìn nhận văn hóa Việt Nam thời tự chủ, các nhà nghiên cứu thường khẳng định rằng có ba lán phục hưng văn hóa dân tộc:

  • Lần thứ nhất vào thời Lý-Trần. Sự phục hưng này diễn ra sau khi đất nước được giải phóng khỏi ách Bắc thuộc. Lần thứ hai vào thế kỉ XV, sau khi giặc ngoại xâm bị quét sạch ra khỏi bờ cõi, thì văn hóa dân tộc bước vào thời kì phục hưng từ đời Lê Thái Tổ đến đời Lê Thánh Tông. Lần thứ ba vào cuối thế kỉ XVIII một lần nữa văn hóa dân tộc lại có sự phục hưng mãnh liệt. Mỗi lần phục hưng văn hóa dân tộc như thế, văn hóa Việt Nam lại có những thay đổi cả về lượng lẫn về chốt, mà chúng ta chỉ có thể nhìn rõ khi xem xét từng giai đoạn văn hóa.

2. Đặc trưng văn hóa thời Lý – Trần

Với việc dời đô về Đại La và đổi tên là thành Thăng Long, nhà Lý đã mở đầu một giai đoạn phục hưng văn hóa Đại Việt. Nhà Trần tiếp tục sự nghiệp của nhà Lý, đưa đất nước tiếp tục phát triển về mọi mặt.

2.1 Về văn hóa vật chất

Sau dời đô, tại Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nhiều cung điện, đến đài, thành lũy Thành Thăng Long là một công trình xây dựng thành lũy lớn nhất trong các triều đại phong kiến. Với hai vòng, thành dài khoảng 25km, bên trong lại có những cung điện cao ba, bốn tầng.

Kiến trúc đời Lý phát triển rất mạnh. Những di tích nhà Lý còn lại đến nay như chùa Giạm, chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, tháp Sùng Thiện Diên Linh (chùa Đọi - Nam Hà), tháp Chương Sơn (Ý Yên - Nam Định) v.v..., đều là những công trình có quy mô lớn. Tuy nhiên, các công trình này đều có sự hòa hợp "với cảnh trì thiên nhiên xung quanh. Do vậy, nói đến mĩ thuật thời này chủ yếu là kiến trúc ở các ngôi chùa và tượng Phật. Nghệ thuật điêu khắc trên đá, trên gốm thể hiện một phong cách đặc sắc và một tay nghề khá thuần thục. Bố cục tượng gọn, đẹp và cân xứng nhưng không trùng lặp và đơn điệu. Từng chi tiết được chú ý khi chạm trổ, những đường cong mém mại, gợi tả, nên vẫn thanh thoát, nhẹ nhàng. Hình tượng con rồng thời Lý khá độc đáo. Bởi vậy, kiến trúc, mĩ thuật thời Lý mang nhiều nét tương đồng với kiến trúc, mĩ thuật Chăm, cũng như một số nước Đông Nam Á Có thể, trong ý thức của người Việt để "giải Hoa" về mặt văn hóa, người Việt vẫn có ý muốn quay trở lại với cội nguồn Đông Nam Á của mình. Tuy nhiên, người Việt không cực đoan vẫn tiếp thu những tinh hoa của văn minh Trung Hoa.

Cùng với kiến trúc, các nghề thủ công rất phát triển ở thời Lý, như nghề dệt, gốm, mĩ nghệ vv... Nghề dệt đã có nhiều thành tựu. Từ vải, lụa đến những loại gồm đoạn với đủ các mẫu sắc và họa tiết trang trí đặc sắc đã được những người thợ dệt khéo tay và thông minh nhà Lý làm ra. Nghề gốm là nghề có bước phát triển khá dài và đạt trình độ cao. Những lò gốm thời này làm ra khá nhiều gạch, ngói, đặc biệt là loại ngói bằng sứ trắng, ngói tráng men và những loại gạch khổ lớn có trang trí và khác niên hiệu đời Lý. Thời Trần, nghề thủ công còn có những bước phát triển mới, hình thành những làng nghề chuyên sản xuất một mật hàng nhất định, như làng Ma Lôi (Hải Hưng). Kinh thành Thăng Long mở rộng chia thành 61 phường. Tại đây không chỉ có chợ mà còn có phường thủ công và phố xá buôn bán.

2.2 Hệ tư tưởng

Đặc trưng nổi trội thời Lý-Trán là sự dung hòa tam giáo (Nho - Phật - Đạo), còn gọi là chính sách Tam giáo đồng nguyên. Tinh thần văn hóa Lý - Trấn là tinh thần khai phóng đa nguyên phối hợp Phật, Nho, Đạo cùng các tín ngường dân gian khác kể cả ảnh hưởng của tôn giáo Chămpa.

Đến thế kỉ X, Phật giáo đã có những bước phát triển lớn, nhiều chùa chiền xuất hiện. Đó là các đại danh lam kiêm hành cung; các trung danh lam và chùa của các đại sư Tất nhiên là ngay từ cuối thời Bắc thuộc, dạo Phật đã có tư cách là một tác nhân của khối đoàn kết, là chỗ dựa tinh thần của dân tộc. Đặc biệt vai trò quan trọng của các trí thức Phật giáo lúc bấy giờ.

Tinh thần đó vẫn được duy trì dưới thời Lý nhằm tạo ra một phán sức mạnh của sự kiến thiết. Trong một chừng mực, chúng ta thấy khá rõ, đạo Phật thời nãy đà nhập thế, vì yêu cầu của con người mà tồn tại và phát triển. Sự dung hội với tín ngưỡng dân dà cũng là điểm nổi, để tạo ra một đạo Phật được Việt hóa, phù hợp với hoàn cảnh. Năm 1031, triều Lý bỏ tiến ra xây dựng 950 chùa. Năm 1129, mở hội khánh thành 84000 bảo tháp (tháp hằng đất nung). Nhà vua và tầng lớp quý tộc rất sùng mộ đạo Phật. Thời kì này các sư tâng và tín đồ Phật giáo phát triển cả về số Lượng lẫn chất lượng. Theo nhà sử học Lê Văn Hưu, đời Lý "nhân dân quá một nửa làm sài, trong nước chỗ nào củng có chủa". Nhiều vị cao tăng nổi tiếng là người Việt, Nhà chùa chiếm hữu khá nhiều ruộng đất, do đó có một cơ sở kinh tế nhất định.

Nho sỉ còn thưa thớt, vì thế nhà chùa cũng là nơi đào tạo ra những sư tăng đồng thời là những trí thức thời đại. Những trí thức Phật giáo này đã nối liền Phật giáo với Nho giáo và Đạo giáo. Chính họ là người đặt nền cho chính sách tam giáo đồng nguyên. Với những người trí thức ấy, Phật giáo đã gạt bỏ những nhân tố thụ động để tham gia vào sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước. Trong các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý, các cao tầng tham gia chính sụ ở triều đình. Chẳng hạn, sư Vạn Hạnh đã vận động đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra triểu Lý, sư Đa Bảo và Viên Thông được tham dự bàn bạc và quyết định các việc trong triều như cố vấn của nhà vua. Với những người trí thức ấy, Nho giáo đã tiếp thu thêm những nhân tố từ bì, Bắc ái của nhà Phật phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đời sống người Việt.

Phật giáo giai đoạn nãy còn tác động đến tư tưởng, tâm lí, phong tục và nếp sống của đông đảo nhân dân ở các làng xã. Nó có ảnh hưởng to lớn với kiến trúc, điêu khác, thơ văn và nghệ thuật. Thời kì đấu giai đoạn tự chủ Nho giáo chưa mạnh, nhưng nó đã cùng với chữ Hán tồn tại trong xã hội Việt Nam như một hiện tượng xã hội hiển nhiên. Chế độ giáo dục và thi cử theo tinh thần Nho giáo mới bắt đấu. Số lượng nho sĩ được đào tạo hãy còn ít, cho nên ảnh hưởng của nó trong xã hội còn hạn chế

Để đào tạo nhân Lài và tuyển lựa quan lại cho bộ máy hành chính, nhà Lý bắt đầu chăm lo cho việc học tập và thi củ. Năm 1070, nhà Lý dựng Văn Miếu đúc tượng Chu Cóng, mở Quốc Tử Giám. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đấu để chọn lựa nhân tài. Sau đó, nhà Lý còn mở những khoa thi đấu tiên với các môn thi: viết chữ, làm tính, hình luật v.v... Từ đây, Nho giáo bắt đầu có địa vị trong xã hội.

Đến nhà Trần, vương triều đã chính quy hóa, tạo ra quy củ cho việc học hành, thi cử, lập Quốc học viện để cho con em quý tộc, quan lại, nho sĩ vào học. Tại lộ, phủ, châu, chức học quan được đật ra Không chỉ có những trường học của vương triều, các nho sĩ còn lập ra trường học ở các xóm làng thể lệ thi cử, học vị được quy định. Năm 1247, nhà Trấn đặt danh hiệu tam khôi (ba học vị trạng nguyên, bảng nhân, thám hoa) dành cho ba người thi đỗ xuất sắc trong các kì thi Dinh.

Bởi vậy, tầng lớp nho sĩ ngày cảng đông đảo, trong hàng ngũ quan lại, người xuất thân từ nho sĩ càng nhiều hơn. Nho giáo dần phát triển lấn át Phật giáo. Đáng lưu ý là từ nền giáo dục này, "tinh thần Khổng giáo đã thấm vào mọi ngõ ngách của đòi sống người dân Việt Nam," vì: "Nền giáo dục học thuật kéo dài qua hàng trăm thế hệ ấy đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hóa, trong tâm thế ứng xử của người Việt Nam." Dĩ nhiên, tư tưởng Nho giáo du nhập vào Việt Nam, đặc biệt trong các tầng lớp bình dân người Việt có những "độ khúc xạ” riêng - chữ dũng của PGS. Phan Ngọc. Bởi Lê, đất nước, cơ cấu làng xã, ảnh hưởng đến người dân Việt Nam khác với người dân phương Bắc. Mật khác, Nho giáo chí "cấu trúc hóa lại tín ngưỡng, phong tục, nghi lễ đời sống theo hình thức Nho giáo".

Tựu trung, Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc trong giáo dục đạo đức, luân lí,.., đặc biệt là ở những giá trị phổ quát mang tính nhân bản sâu sắc. Những giá trị phổ quát này đã được tích hợp vào những giá trị văn hóa bàn địa, phù hợp với tâm lí, tâm linh người Việt. Theo một số nhà nghiên cứu, trong sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV có hai khuynh hướng cơ bản: Một là tư tưởng chính trị xã hội gắn liền với thực tiễn dựng nước và giữ nước, hai là chủ nghĩa duy tâm có tính chất tín ngưỡng của Phật giáo.

2.3 Nền văn hóa bác học hình thành và phát triển

Nền văn học chữ viết được hình thành với một đội ngũ tác giả hùng hậu, đội ngủ nãy đưọc tạo ra từ hai nguồn:

Một là các trí thức Phật giáo Hai là các trí thức Nho giáo 

Căn cứ vào những tài liệu hiện có, từ thế kỉ X đến thế kỉ XII có trên 50 tác giả, trong số đó, đa số là các nhà sư; từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV có trên 60 tác giả, trong số đó đa số là Nho sĩ. Phần chủ yếu trong văn học đời Lý là thơ, mà phần lớn lại là thơ của các nhà sư, do đó, nội dung liên quan đến triết học và giáo lí Thiền tông. Tuy thế, nhiều bài thơ có ý nghĩa nhân sinh và giá trị văn hóa. Đáng lưu ý nhất là bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, là Chiếu dời dô của Lý Công Uẩn. Ở thời nhà Trần, đa số thi nhân đều khác thi nhân thời Lý, họ đều là các nho sĩ. Các tác giả như Đinh Củng Viên, Nguyễn Thuyền, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh, Hổ Tông Thốc, Nguyễn Phi Khanh v.v... còn để lại các tập thơ ở đời, đếu xuất thân từ cửa Khổng sân Trinh.

Mặt khác, bên cạnh dòng văn học viết bằng chữ Hán, lịch sử thời kỉ này chứng kiến sự hình thành của văn học chữ Nôm. Chữ Nôm có thế có từ thời Lý nhưng thơ văn bằng chữ Nôm thời Lý thi chưa có bằng cứ. Sử sách có nhắc đến các tác giả có văn thơ Nôm thời kì này là Trần Nhân Tông với Cư trần lạc đạo phú, và Đắc thử lâm tuyên thành đạo ca, Mạc Đinh Chi với Giáo tử phú, Huyền Quang với Vinh Hoa Yên Tử phú, Nguyễn Thuyền với Phi sa tập (trong tập này có cả thơ chữ Nôm bên cạnh thơ chứ Hán). Ngoài ra, thời kì này còn có các tác giá văn Nôm khác như Nguyễn Sỉ Cố, Chu Văn An, Hồ Quý Ly.

Đặt trong diễn trình lịch sử văn hóa dân tộc, sự xuất hiện một nền văn học chữ viết (cả hai hình thức: chữ Hán và chữ Nôm) đều là bước phát triển cả về số lượng và chất lượng của nên văn hóa.

Cùng với văn học, các ngành nghệ thuật như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng cũng ra đời và phát triển. Trên cơ sở khai thác những giá trị của kho tàng văn hóa dân gian, thâu hóa những thành tựu của văn hóa Bắc học Trung Hoa, Ấn Độ, các ngành nghệ thuật này rất nhanh chóng định hình bản sắc dân tộc. Nghệ thuật điêu khác thời Trần mang tính chất phóng khoáng, khỏe và thực hơn. Chẳng hạn như, con rồng ở cánh cửa chùa Phổ Minh, như tiên nữ và nhạc công ở các bức chạm gỗ chủa Thái Lạc.

3. Đặc trưng văn hóa thời Minh thuộc và Hậu Lê

Cuối thời nhà Trấn, nhà Hồ thay thế một khoảng thời gian rất ngắn (1400-1407). Hồ Quý Ly đã tiến hành những cải cách có những mặt tiến bộ nhất định. Chế độ thi cử được chẩn chỉnh theo hướng thiết thực. Hồ Quý Ly coi trọng chữ Nôm, làm thơ Nôm, dịch sách chữ Nôm v.v... Nhưng các chính sách cải cách này chưa đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội và chưa trả lời được những câu hỏi lớn của dân tộc đang đặt ra một cách gay gắt. Tháng 4 năm 1407, sau khi chiếm được Đại Việt, nhà Minh đổi nước ta thành quận Giao Chỉ. Nhà Minh đã tiến hành một chính sách vô cùng tàn bạo có thể nêu ra những đặc điểm của chỉnh sách đó như sau:

Thủ tiêu nên độc lập của Đại Việt, nhà Minh thực hiện chế độ chiếm đống quân sự trên đất nước ta mà trong lịch sử chưa từng có. Trên toàn quốc, chúng lập ra 39 thành trì, trong đó có những thành rất lớn với một đạo quân khổng lồ. Đồng thời, chúng thiết lập một bộ máy hành chính, tài chính với hơn tám trám cơ quan để vơ vềt bóc lột của dân như Nguyễn Trãi đã từng Lô cáo trong Bình Ngô đại cáo:

Thủ tiêu nền văn hóa Đại Việt bằng mọi cách: đập phá các văn bia, đốt sạch tất cả những sách, tài liệu do người Việt viết, hoặc thu nhặt đem về Trung Quốc, bắt ăn mặc theo kiểu Trung Quốc, đưa về Trung Quốc những thợ thủ công tài giỏi.

Rỗ ràng, chính sách của nhà Minh với Đại Việt là nhằm hủy diệt nền văn hóa của dân tộc ta, nhằm đồng hóa người Việt thành người Hán. Toàn thể dân tộc Dại Việt đứng trước một cơn thử thách vô cùng ngặt nghèo. Sự cưỡng bức về chính trị, quân sự, cùng với sự cưỡng bức về văn hóa, dẫn đến sự giao thoa văn hóa cưỡng bức, cả dân tộc Đại Việt phải giữ gìn bản sắc văn hóa của mình, là đặc điểm của diễn trình văn hóa thời kì này. Cuộc tụ nghĩa ở Lam Sơn của người dân, của những người thức giả có lòng yêu nước, với lòng "căm giặc nước thể không cùng sống", đã dẫn đến chiến tháng các dân tộc Đại Việt trước sự xâm lược và đô hộ của nhà Minh. Trang sử mới cửa đất nước được mỏ ra, văn hóa dân tộc bước vào thời kì phục hưng lần thứ hai. Trước hết là ứng xử với tự nhiên, nhà Lê rất quan tâm đến đê điều và các công trình thủy lợi. Một số để điều cũng được tu bổ lại, một số để mới ở ven biển được đắp để ngăn mặn có kè đá chắc chắn. Triều đinh đật chức hà đê sứ để trông nom để điều. Từ năm 1492, triều đình cho mỗi xã có một xà trưởng trông nom về để diều và nông nghiệp. Trong khi đó, với chủ trương lộc điền và quân điền, nhà lẻ đà một mặt vẫn bảo tồn công xã, nhưng mặt khác biến công xã thành cơ sở học lột của chính quyền phong kiến, biến thành viên công xã thành những nông dân lệ thuộc vào nhà nước. Đó chính là sự hủy bỏ dần quyền tự trị của công xã, đẩy nhanh quá trình phong kiến hóa xã hội Việt Nam. Sự thay đối nãy trên phương diện quan hệ sở hữu, không tác động nhiều đến cơ cấu tổ chức của làng xã Bắc Bộ. Chính quyền phong kiến phải chấp nhận một số tục lệ cổ truyền của công xã.

Sau một thời kì bị tàn phá nặng nể, các ngành nghề, làng nghề phát triển. Nhiều trung tâm thủ công nghiệp xuất hiện: Kinh thành Thăng Long, chia lại làm 36 phường. Nhiều phường có phố xá buôn bán, và sản xuất thủ công nghiệp. Một số tên phường lúc ấy vẫn còn đến bây giờ như phường Yên Thái làm giấy, phường Thụy Chương và Nghi Tàm dệt vải, lụa, phường Hàng Đào nhuộm điều. Ngoài ra, nghề dệt, nghề gốm, đúc đồng cũng phát triển. Riêng quan hệ buôn bán với nước ngoài, nhà Lê có phần bị hạn chế nên ngoại thương cũng không được phát triển bằng nhà Lý, Trần. Về giáo dục, vương triều nhà Lê chú trọng mở mang giáo dục.

Chế độ đào tạo nho sỉ được xây dựng theo một xu hướng rất chính quy. Tại kinh thành, cơ quan giáo dục lớn nhất là Quốc Tử Giám hay còn gọi là Thái học viện. Tại các đạo, bên cạnh các trường do nhà nước quản lí còn có các trường học tư. Nội dung học tập của học sinh tại các trường này là khuôn vàng, thước ngọc của Nho giáo là các sách kinh điển và lịch sử các vương triều phương Bắc. Đối tượng học của các trường nãy có phấn cởi mở hơn so với thời trước. Không những con em quý tộc quan lại được đi học đi thi, mà cả con em bình dân cũng được đi học đi thi. Không kể giàu nghèo, lệ "bảo kết hương thi" quy định rất rõ làng xã cần phải chịu trách nhiệm về người dự thi - Lệ "cung khai tam đại" bắt người đi thì phải trình báo rõ lí lịch ba đời. Cả hai lệ này đều không cho con nhà xướng ca, hoặc gia đình thân nhân có tội với triều đình được đi học và đi thi. Chế độ thi cử của nhà Lê khá quy cũ. Từ 1422 trở đi, cứ 3 năm một lẫn tại kinh thành có thi Hội, tại các địa phương có thi Hương, triều đình đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy và lê khác tên mỗi người thi đỗ tiến sĩ vào bia đá dựng ở Văn Miếu gọi là bìa tiến sĩ. Hệ thống quan lại của nhà Lê đều được tuyển lựa qua thi cử, hấu hết, chỉ có số ít là qúy tộc, tôn thất. Chính vì vậy, Nho giáo đã nhanh chóng chiếm một địa vị ưu thế trong đời sống tư tưởng, so với các tôn giáo khác. Nho giáo thời Lê chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo đời Tống. Trên phương diện triết học, Tống Nho tàng chứa phần duy tâm đậm hơn, biện hộ cho chế độ quân chủ chuyên chế. Phật giáo, Đạo giáo bị lần át, nhất là Phật giáo mất vị trí ưu thế của mình đã từng có ở nhà Lý, Trần. Thế lực của nhà sư thua kém nho sỉ. Chính sách độc tôn Nho giáo của nhà Lê gặp không ít sự phản kháng trong dân gian, mà văn hóa dân gian chính là nơi thể hiện rõ rệt sự phản kháng này. Ở lĩnh vực văn hóa, tổ chức đời sống xã hội, thành tựu văn hóa phải ghi nhận ở thời này là luật Hồng Đức. Năm 1483, Lễ Thánh Tông sai sưu tạp tất cả các điều luật đã ban hành rồi bổ sung, hệ thống lại và gọi là luật Hồng Đức. Bộ luật này được thi hành cho đến cuối thế kỉ XVIII, về sau có bổ sung thêm một số điều, tổng cộng là 721 điều, chia làm 6 quyển, 16 chương. Bộ luật nãy thật ra bao gồm cả luật hình sự, luật hôn nhân và gia đình, luật dân sự và tố tụng. Tất cả đều được trình bày dưới hình thức quy phạm hình luật, nên gọi là Lê triều hình luật. Nhìn từ góc độ văn hóa, bộ luật Hồng Đức là một bước phát triển quan trọng của lịch sử pháp quyển Việt Nam. Ngoài ra, thời kì này còn khá nhiều tác giả văn chương thể hiện được lòng tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và một chủ nghĩa yêu nước vô bờ bến như Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn.

Nếu như ở phương diện văn chương, thời kì nãy có nhiều  tác giả, tác giả lớn thì ở phương diện khoa học cũng  có những tác giả tiêu biểu. Đó là Lương Thế Vinh, với Đại thành toán pháp, Vũ Hữu với Lập thành toán pháp v.v. .. Một số loại hình như ca, múa, nhạc vẫn tiếp tục phát triển. Tuồng chèo là hai thể loại sân khấu đã đạt đến sự ổn định về mặt nghệ thuật. Cuốn Hý phường phả lục của Lương Thế Vinh đã hoàn thành năm 1501, chính là tác phẩm lí luận đầu tiên về kịch hát cổ truyền, chứng tỏ bước phát triển của tư duy nghệ thuật dân tộc, về phương diện lí luận. Về kiến trúc và điêu khắc, sự tác động của hệ thống tư tưởng mà triều đình chọn lựa rất mạnh. Hình tượng con rồng thời Lê đã chuyển hóa khác với con rồng thời Lý - Trần. Con rồng thời Lê đấu to, khỏe, có sừng và lông gáy tua tủa, có chân năm móng quặp vào, trở thành biểu tượng cho quyền uy của phong kiến. Mặt khác, quyết định năm 1492 của vương triều nhà Lê giao cho làng xã quản lí đình làng sẽ tạo điều kiện cho vị thần làng của dân chúng ngự trị tại đây tín ngưỡng thờ cúng thành hoàng có sự thay đổi cá về lương lẫn diện mạo Dinh làng trở thành trú sở của thần linh ở mỗi làng quê và cũng mang chức năng mới - là công sở của làng xã nơi ban bổ chính lệnh của Nhà nước. Trên diễn trình lịch sử của vân hóa Việt Nam, thế kỉ XV là thời kỉ phát triển rực rỡ, nói cách khác, đây là một thời kì phục hưng của văn hóa Đại Việt.

Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa Nặng nề những nỗi phu phen Tan tác cả nghề canh cửi.

4. Đặc trưng của văn hóa từ thế kỉ XVI đến năm 1858

Đặc điểm của thời kì này là sự phân liệt về chính trị một cách gay gắt. Sự xung đột giữa nhà Mạc và nhà Lê rồi sự xung đột gay gắt giữa nhà Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài với các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, sự thống nhất đất nước buổi đầu đo công lao của Nguyền Huệ và sau đó là nhà Nguyễn của vua Gia Long đã tạo cho văn hóa giai đoạn này một diện mạo khá đa dạng.

4.1 Hệ tư tưởng

Trên thực tế, nhà Mạc chống lại tư tưởng độc tôn Nho giáo của nhà Lê Nhưng từ trong tiềm thức giai cấp phong kiến vừa bảo vệ Nho giáo, vừa dùng Nho giáo làm kỉ cương cho đời sống xã hội. Từ cuối thế kỉ XVI, cho đến hết thế kỉ XVIII, đời sống tư tưởng ở Việt Nam cảng trở nên phức tạp. Giai cấp phong kiến càng sa đọa, đánh mất vai trò làm chủ xã hội của mình. Thế kỉ XVIII đánh dẫu sự tan vỡ của Nho giáo, mọi giá trị của Nho giáo đứt tung không có cách gì có thể cứu văn được. Những lời của tiến sỉ Phạm Công Thế trả lời triều đình khi được hỏi: "Ngươi khoa giáp, sao lại theo giặc?" là “Danh phận không rõ từ lâu, thuận nghịch lấy gì mà phân biệt"; lời của Nguyễn Trang trả lời thấy học: "Sợ thấy khống bằng sợ giặc, quý chúa không bằng quý thân" đã những cứ liệu xác đáng chứng tỏ sự tan vỡ của Nho giáo trong đời sống xã hội. Tầng lớp nho sĩ bị phân hóa. 

Bắt đấu từ thế kỉ XVI, một tôn giáo mới được du nhập vào nước ta, Khâm định Việt, sử thông giám cương mục ghi : "Năm Nguyên Hòa thứ I (1533) đời vua Lê Trang Tông có một người Tây dương tên là Inêkhu (Ignatio) theo đường biển lẻn vào giảng dạo Giatô ỏ các làng Ninh Cường, Quần Anh, Trà Lũ nay thuộc Nam Định". Từ đó các giáo sỉ Bổ Đào Nha, Tây Ban Nha tìm đến ngày càng đông để truyền giáo. Như vậy là trong đời sống tư tưởng Việt Nam có thêm một tôn giáo. Đó là Kitô giáo. Sự phát triển của Kitô giáo ở Việt Nam có phần khác biệt với Nho giáo, Phật giáo ở Việt Nam. Thái độ của các vương triều đối với tôn giáo này qua các thời kì lịch sử có sự khác nhau "trong thế kỉ XVII, chính quyền Trịnh - Nguyễn nhiều lần ra lệnh cấm đạo, trục xuất giáo sỉ. Nhà Nguyễn giai đoạn này đối xử với Kitô giáo trong từng thời kỉ nó khác nhau, lúc thì cho phép hoạt động, lúc thi cấm đoán ngặt nghèo. Nhưng, dù sao, Kitô giáo cũng đã xuất hiện ở Việt Nam với tư cách một tôn giáo trong đời sống tư tưởng văn hóa của người dân.

4.2 Sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ

Diễn trình lịch sử của tiếng Việt đến thế kỉ XV đã đạt đến độ trong sáng, là một thứ ngôn ngữ giàu và đẹp. Từ thế kỉ XVII khi vào nước ta để truyền đạo, các giáo sỉ đã học tiếng Việt để giảng đạo, dùng chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt - Chữ Quốc ngữ dần xuất hiện. Vì thế, các giáo sĩ người Bồ Đào Nha, Italia đã dùng chữ này để soạn sách giáo lí, và làm từ điển tổ chức việc đúc chữ in. Năm 1649-1651, Alecxâng đó Rot ( Alexandre de Rhodes) đã cho ra mắt công chúng ở Rôma cuốn từ điển Việt-Bồ-Latinh và cuốn Phép giảng tâm ngày, một cuốn sách giáo lí bằng hai thứ tiếng Latinh-Việt. 

Sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là công trình của nhiều giáo sỉ phương Tây, nhưng rõ ràng, trong công trình này, đóng góp của nhiêu người Việt Nam không phải là nhỏ.

Sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ sẽ đứa sự phát triển văn hóa lên một bước mới. Tuy nhiên giai cấp thống trị thời ấy đã không nhận ra lợi ích của việc dùng chữ Quốc ngữ. Mãi sau này, các thức giả của thời đại mới nhận thấy và sử dụng nó.

4.3 Đàng Trong và sự phát triển văn hóa Việt

Giữa thế kỉ XVI, sau khi Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm tất cả quyền hành, tước đoạt mọi quyển lực của dòng họ Nguyễn. Con trai Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng phải xin vào trấn thủ Thuận Hóa năm 1558, rồi kiêm trấn thủ Quảng Nam năm 1570. Thực ra, trước khi Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm, lưu dân Việt đã vào đây để khai phá lập làng, lập ấp. Sau khi li khai với tập đoàn Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài và tiến hành những cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến, các chúa Nguyễn đã biến Thuận - Quảng thành vùng đất trù phú. Rồi từ Thuận - Quảng, các chúa Nguyên mở rộng dần sự khai phá của mình vào Nam Bộ.

So với Đàng Ngoài, Đàng Trong là vùng đất mới của người Việt.

Đặc điểm thiên nhiên của vùng đất có những khác biệt so với vùng đất cội nguồn là nơi tổ tiên người Việt sinh sống lâu đời.

Do vậy, diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam, vùng đất mới sẽ có những nét riêng biệt. Người Việt sẽ phải xử lí một số quan hệ như sau để phát triển vốn văn hóa của mình.

Thứ nhất là giữa vốn văn hóa ẩn trong tiềm thức họ mang theo từng vùng đất cội nguồn và điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng đất mới. Thứ hai là giữa văn hóa của tộc người Việt và văn hóa của các dân tộc khác trên cùng địa bàn. Thứ ba là giữa văn hóa của lưu dân khai phá và vốn văn hóa của lớp cư dân xa xưa, nhất là ở Nam Bộ.

Mặt khác, suốt hai trăm năm tạo ra một cõi trời riêng ở phương Nam, các chúa Nguyễn đã tác động, dù là vô thức tạo ra cho văn hóa Đàng Trong tính chất khép kín, xa cách với văn hóa Đàng Ngoài. Tuy nhiên, với người dân, sự tác động một cách vô thức của vương triều không làm mất đi hay mờ nhất ý thức cội nguồn, cả về phương diện văn hóa, cho nên, tỉnh thống nhất của văn hóa Việt vẫn được bảo đảm. Sự thống nhất quốc gia vào thời vua Quang Trung, sau đó vào thời vua Gia Long, tạo điều kiện cho sự thống nhất này bền vững hơn.

4.4 Sự phái triển của các ngành văn hóa nghệ thuật

Đầu tiên là văn học. Nét đáng chú ý của văn học giai đoạn này là văn Nôm, được khởi phát từ các giai đoạn trước đã càng ngày cảng phát triển. Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ đều dùng chữ Nôm để sáng tác Một số truyện Nôm (khuyết danh) như truyện Vương Tường, Tô Công phụng sứ xuất hiện ở thế kỉ XVII-XVIII. Sang đến thế kỉ XVIII-XIX, những tác phẩm chữ Nôm đa hoàn toàn chiếm ưu thế trên văn đàn. Những tác phẩm như Truyện Kiêu của Nguyễn Du, Thơ Hổ Xuân Hương, Cung oán ngâm của Nguyên Gia Thiều, Thơ của Bà Huyện Thanh Quan, những truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ mai, Quan Âm Thị Kính, Phạm Công - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa, Hoàng Trừu, Thạch Sanh v.v...., là những tác phẩm có giá trị nhất, không chỉ với thời đại này, mà cả các thời đại sau. Tương ứng với sự phát triển của văn học viết bằng chữ Nôm là sự phát triển của thể lục bát và song thất lục bát. Hai thể này đã đạt đủ độ nhuần nhụy nhất của nó. Chưa bao giờ nền văn học dân tộc lại đạt đến đỉnh cao rực rỡ như thời kì này. Cùng với sự phát triển của văn học thành văn là sự nở rộ của những sáng tác dân gian. Truyện cười, truyện trạng, tục ngữ..., đều nở rộ trong thời gian này. Các hình thức diễn xướng dân gian như hát tuồng, hát chèo, hát ả đào... đều phát triển rãt mạnh mẽ. Về kiến trúc, sự trỗi dậy của Phật giáo và Đạo giáo khiến cho những thiết chế của các tôn giáo nãy được xây dựng khá nhiều. Đình, đền, chùa khá phát triển, mang phong cách dân gian đậm nét. Thế kỉ XVI-XVII, kiến trúc đình làng phát triển mạnh. Bên cạnh những chủ đề tâm linh nhân thế, điêu khắc đình làng thời kì này còn có những hoa văn phản ánh sinh hoạt văn hóa đời thường. Vị thành hoàng đã bước những bước đi chắc chắn, về ngự tại đình làng, nhất là sau năm 1572, vương triều nhà Lê chủ trương sau định thần tích của các vị thần ở các làng và giao cho Nguyền Bính làm công việc này. Đáng chú ý là kiến trúc và điêu khắc dưới thời các vua Nguyễn nửa đấu thế kỉ XIX ở kinh thành Huế. Năm 1802 vua Gia Long đã chọn Huế làm kinh đô thay cho Thăng Long. Trên một mặt bằng gần vuông, kinh đô Huế được xây dựng theo bố cục ba lớp thành bao bọc khác nhau là: Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành. Lối kiến trúc truyền thống cả ở Thăng Long và Tây Đô vẫn được tiếp nối với kiến trúc của kinh thành Huế. Là một tòa kiến trúc đồ sộ và kiên cố, kinh thành nghiêng về một thành quân sự hơn là một kinh đô. Hoàn thành gắn vuông không nắm đúng trưng tâm của kinh thành mà hơi lệch về phía Nam. Về cơ bản, Hoàn thành là thành bảo vệ cho bộ máy chính quyền nhà Nguyễn. Tử Cấm thành được bố cục theo hình chữ nhật, nằm hơi lùi về phía sau, nhằm tạo ra một thế giới biệt lập cho cuộc sống của nhà vua. Điêu khắc Huế gồm tượng người và thú ở các làng mộ, tượng các linh vật như tượng rồng, tượng các con cù, tượng ở các chùa, và chạm nổi quanh cửu đỉnh. Tại các cửu đỉnh "mạch truyền thống điêu khắc thời Lê được tiếp thu và phát triển ở thời Nguyễn, nhưng nó đã được hiện đại hạn và phần nào tiếp cận với nghệ thuật tạo hình phương Tây đương thời."

5. Kết luận

Diễn trình văn hóa Việt Nam ở thiên niên kỉ thứ hai (từ năm 938 đến năm 1858), đã phát triển với nhiều nét đặc biệt. Sự phát triển cả về lượng và chất của các thành tổ văn hóa đã khiến cho văn hóa Việt Nam đạt đến trình độ rực rỡ nhất cho đến lúc ấy. Ba lần văn hóa dân tộc phục hưng, khẳng định bản sắc và bận lĩnh của một dân tộc đã trưởng thành, một quốc gia văn hiến, là một sức mạnh để dân tộc ta hội nhập vào thế giới hiện đại, đế đi qua những sóng gió bão tố lịch sử ở giai đoạn sau.

eLib đã tổng hợp nội dung Bài 3: Văn hóa Việt Nam thời tự chủ và chia sẻ đến các bạn trên đây. Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.

Ngày:26/11/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM