Câu hỏi ôn thi môn Logic học có lời giải

Với mong muốn giúp các bạn sinh viên đạt kết quả cao trong kì thi kết thúc học phần, eLib.VN xin chia sẻ đến các bạn tài liệu Câu hỏi ôn thi môn Logic học có đáp án dưới đây. Hy vọng tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Câu hỏi ôn thi môn Logic học có lời giải

Câu 1: Khái niệm là gì? Cấu trúc của khái niệm? Lấy ví dụ minh hoạ.

Khái niệm là 1 tư tưởng phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ bản chất, tất yếu của các sự vật hiện tượng trong hiện thực.

Cấu trúc của khái niệm:

  • Nội hàm của khái niệm: là toàn bộ những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng được phản ánh trong khái niệm.
  • Ngoại diên của khái niệm: là tập hợp những sự vật hiện tượng có chứa những thuộc tính được phản ánh trong khái niệm.
  • Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm:
  • Giữa 2 khái niệm có quan hệ giống loài thì nội hàm và ngoại diên có quan hệ tỷ lệ nghịch. Ngoại diên càng rộng thì nội hàm càng hẹp và ngược lại.
  • Quy luật cho thấy lượng thông tin chứa trong khái niệm càng ít thì phạm vi lớp đối tượng càng rộng và ngược lại lượng thông tin chứa trong khái niệm càng nhiều thì phạm vi đối tượng càng hẹp

Câu 2: Định nghĩa khái niệm là gì? Các qui tắc định nghĩa khái niệm?

Định nghĩa khái niệm là thao tác logic nhằm vào nội hàm của khái niệm để định ra phần cơ bản nhất trong nội hàm ấy sao cho từ đó có thể suy ra được những phần còn lại khác trong nội hàm khái niệm này và căn cứ vào đó có thể phân biệt được đối tượng nằm trong ngoại diên của khái niệm ấy với những đối tượng khác không nằm trong ngoại diên khái niệm.

Các qui tắc định nghĩa khái niệm:

  • Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối, ngoại diên của khái niệm được định nghĩa phải vừa bằng ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa.

X = Y: Định nghĩa cân đối

Nếu X > Y: Định nghĩa hẹp quá

Nếu X < Y: Định nghĩa rộng quá.

  • Quy tắc 2: Định nghĩa không được vòng quanh (khái niệm cần định nghĩa bằng chính nó).
  • Quy tắc 3: Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, tránh lối ví von hình tượng nghệ thuật hoặc nêu những dấu hiệu thứ sinh
  • Quy tắc 4: Định nghĩa không nên phủ định. Khi xây dựng định nghĩa không nên sử dụng, cách phủ định khái niệm đối lập với khái niệm cần định nghĩa, vì như vậy chưa vạch ra được nội hàm của khái niệm được định nghĩa do đó không vạch ra được dấu hiệu bản chất của đối tượng.

Câu 3: Phân loại các phán đoán cơ bản. Cho ví dụ minh hoạ?

Có 4 loại phán đán cơ bản trong logic học:

Phán đoán khẳng định chung (loại A): Là loại phán đoán chất khẳng định lượng chung (toàn thể)

  • Công thức: Tất cả S là P
  • Ký hiệu: A
  • Quan hệ:

Ví dụ: Tất cả sinh viên đều là đoàn viên.

Phán đoán phủ định chung (loại E): Là phán đoán có chất phủ định lượng chung (toàn thể).

  • Công thức: Tất cả S không là P
  • Ký hiệu: E
  • Quan hệ:

Ví dụ: Tất cả sinh viên lớp A không là Đảng viên.

Phán đoán khẳng định riêng (loại I): Là phán đoán có chất khẳng định lượng riêng.

  • Công thức: Một số S là P
  • Ký hiệu: I
  • Quan hệ:

Ví dụ: Một số người Việt Nam sống ở nước ngoài.

Phán đoán phủ định riêng (loại O): Là phán đoán cho chất phủ định và lượng riêng.

  • Công thức: Một số S không là P
  • Ký hiệu: O
  • Quan hệ:

Ví dụ: Một số sinh viên không phải thuê nhà ở.

Câu 4: Thế nào là khái niệm? Phân tích kết cấu lôgic của khái niệm và mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên? Cho ví dụ? Ý nghĩa của vấn đề này?

Khái niệm: Là hình thức của tư duy trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản khác biệt của một sự vật đơn nhất hay lớp các sự vật đồng nhất.

Ví dụ: Tam giác cân , hình vuông ...

Phân tích kết cấu lôgic của khái niệm:

Một khái niệm bao giờ cũng bao gồm: Nội hàm - Ngoại diên

  • Nội hàm : Nội hàm của khái niệm là tập hợp các dấu hiệu cơ bản của đối tượng hay lớp đối tượng được phản ánh trong khái niệm đó.

Ví dụ : Nội hàm của khái niệm "Hình chữ nhật" là "hình bình hành" và có 1 góc vuông". Nội hàm của khái niệm "con người" là "có khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động"

  • Ngoại diên : Ngoại diên của khái niệm là đối tượng hay tập hợp đối tượng được khái quát trong khái niệm

Ví dụ : Ngoại diên của khái niệm "Hàng hoá" là tất cả các sản phẩm lao động có trao đổi trên thị truờng. Ngoại diên của khái niệm "thực vật" là tất cả các thực vật đã sống, đang sống và sẽ sống trong tuơng lai .

  • Khái niệm giống: Khái niệm có ngoại diên được phân chia được thành các lớp con gọi là khái niệm giống của các khái niệm có ngoại diên là các lớp con đó.

Ví dụ : Xét khái niệm "từ" có khái niệm giống là "danh từ","tính từ","động từ"

  • Khái niệm loài: Khái niệm có ngoại diên là lớp con gọi là khái niệm loài của khái niệm có ngoại diên là lớp.

Ví dụ : Trong động vật học khái niệm "bộ" là khái niệm loài của khái niệm "lớp"

Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên:

Trong một khái niệm ta luôn có:

  • Nội hàm càng rộng , càng phong phú → Ngoại diên càng hẹp
  • Ngược lại : Nội hàm càng hẹp → Ngoại diên càng rộng , càng phong phú

Ví dụ : So sánh hai khái niệm "con người" và "động vật" ta có

  • Khái niệm con nguời có nội hàm rộng và ngoại diên hẹp
  • Khái niệm động vật có Nội hàm hẹp: di chuyển được
  • Ngoại diên rộng: các loài đa dạng , phong phú

Ý nghĩa thực tiễn của khái niệm:

  • Nắm rõ bản chất của khái niệm , hiểu đúng , vận dụng đúng các khái niệm thì trong thực tiễn khi chúng ta sử dụng một khái niệm nào đó vào trong tất cả các loại văn bản , ta phải sử dụng diễn đạt chính xác nó nếu không sẽ phạm sai lầm lôgic
  • Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên thì trong thực tiễn : việc phát hiện nội hàm của khái niệm càng đầy đủ , rõ ràng chính xác bao nhiêu -> giúp cho việc phát hiện ngoại diên của khái niệm càng dễ dàng và chuẩn xác bấy nhiêu

Ví dụ : Khi người viết luận càng rõ ràng, chặt chẽ → người tuân theo luật sẽ nhiều

  • Nội hàm đầy đủ Ngoại diên dễ dàng
  • Nắm chắc bản chất thì câu văn sẽ có ngọn, có gốc hơn

Câu 5: Định nghĩa tính chu diên? Xác định tính chu diên của 4 phán đoán A, E, I, O

Tính chu diên: Thuật ngữ được gọi là chu diên nếu trong phán đoán nói đến tất cẩ phần tử bao hàm trong thuật ngữ ấy. Nếu trong phán đoán chỉ nói tới một số phần tử trong thuật ngữ thì thuật ngữ đó không chu diên.

Xác định tính chu diên của 4 phán đoán A,E,I,O:

- Phán đoán khẳng định chung (A) : "Tất cả S là P"

Nếu ngoại diên của vị ngữ lớn hơn chủ ngữ:

  • Chủ ngữ : Chu diên
  • Vị ngữ : Không chu diên
  • Ví dụ: Tất cả động vật có vú là động vật

Nếu S và P nằm trong quan hệ đồng nhất :

  • Chủ ngữ : Chu diên
  • Vị ngữ : Chu diên
  • Ví dụ: Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau

- Phán đoán phủ định chung (E) : " Mọi S không là P" hay "Không S nào là P"

  • Chủ ngữ : Chu diên
  • Vị ngữ : Chu diên
  • Ví dụ : Sư tử không phải là động vật ăn cỏ

- Phán đoán khẳng định riêng (I) : "Một số S là P "

Nếu chủ ngữ và vị ngữ là khái niệm giao nhau

  • Chủ ngữ : Không chu diên
  • Vị ngữ : Không chu diên
  • Ví dụ : Một số sinh viên là vận động viên

Nếu vị ngữ và chủ ngữ nằm trong khái niệm bao hàm

  • Chủ ngữ : Không chu diên
  • Vị ngữ : Chu diên
  • Ví dụ : Một số số tự nhiên là số lẻ

- Phán đoán phủ định riêng (O) : " Một số S không là P "

  • Chủ ngữ : Không chu diên
  • Vị ngữ : Chu diên
  • Ví dụ : Một số nhà thơ không phải giáo viên

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Câu hỏi ôn thi môn Logic học có đáp án!

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học có đáp án dưới đây

Trắc Nghiệm

Ngày:23/11/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM