Luận án TS: Các nhân tố tác động đến áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) tại Việt Nam - Nghiên cứu ở phạm vi quốc gia và doanh nghiệp

Luận án Các nhân tố tác động đến áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) tại Việt Nam - Nghiên cứu ở phạm vi quốc gia và doanh nghiệp tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến áp dụng CMKTQT tại Việt Nam để thấy được ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình triển khai áp dụng IAS/IFRS dưới hai khía cạnh: phạm vi quốc gia và góc nhìn từ phía doanh nghiệp.

Luận án TS: Các nhân tố tác động đến áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) tại Việt Nam - Nghiên cứu ở phạm vi quốc gia và doanh nghiệp

1. Mở đầu

1.1 Sự cần thiết của đề tài

Nghiên cứu liên quan đến CMKTQT gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và áp dụng CMKTQT tại các quốc gia. Nhiều vấn đề về áp dụng CMKTQT cần được giải quyết (1) CMKTQT có trở thành CMKT toàn cầu được không? (2) Lợi ích khi áp dụng CMKTQT là gì? (3) Những quy định nào cần thay đổi để CMKT quốc gia phù hợp với CMKTQT? (4) Những thay đổi này cần giải quyết thế nào trong tổ chức? (Lê Phương Hảo, 2016). Nghiên cứu trên thế giới tiếp cận việc áp dụng CMKTQT từ nhiều góc độ khác nhau cung cấp bức tranh khá toàn diện về động cơ thúc đẩy, trở ngại, đo lường mức độ hòa hợp giữa CMKT quốc gia với CMKTQT. Hầu hết nghiên cứu mang tính chất chung quy chuẩn hoặc nghiên cứu cụ thể tại một quốc gia (Hồ Xuân Thủy, 2016). Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nước phát triển với cơ sở hạ tầng và trình độ kế toán phát triển, trong khi nghiên cứu về các quốc gia đang phát triển có đặc điểm tương đồng với Việt Nam vẫn còn khá hạn chế. Nghiên cứu trong nước tập trung đánh giá mức độ hội tụ của chuẩn mực kế toán Việt Nam với CMKTQT, các lợi ích và thách thức trong quá trình áp dụng CMKTQT, đánh giá khả năng và đề xuất phương hướng lộ trình áp dụng CMKTQT ở nước ta.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nhận diện nhân tố vĩ mô tác động và đo lường mức độ tác động của các nhân tố này đến áp dụng CMKTQT (IAS/IFRS) ở phạm vi quốc gia.

Nhận diện các nhân tố vi mô tác động và đo lường mức độ tác động của các nhân tố vi mô này đến áp dụng CMKTQT (IAS/IFRS) tại Việt Nam ở phạm vi DN.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến áp dụng CMKTQT (IAS/IFRS) tại Việt Nam – Nghiên cứu ở phạm vi quốc gia và doanh nghiệp.

Phạm vi nghiên cứu: luận án nghiên cứu các nhân tố vĩ mô tác động đến áp dụng CMKTQT ở phạm vi quốc gia, dữ liệu thu thập từ danh sách các quốc gia áp dụng IAS/IFRS được công bố tại website www.iasplus.com/country/country.htm.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để giải quyết các mục tiêu theo trình tự thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính trước, sau đó dùng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định lại mô hình nghiên cứu, cụ thể như sau:

- Phương pháp nghiên cứu định tính giúp nhận diện các nhân tố tác động đến áp dụng CMKTQT tại Việt Nam.

- Phương pháp định lượng giúp đo lường mức độ tác động của các nhân tố này đến áp dụng CMKTQT tại Việt Nam – nghiên cứu ở phạm vi quốc gia và doanh nghiệp.

1.5 Đóng góp của luận án

- Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: thông qua các đề xuất hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu của luận án, cơ quan Nhà nước ban hành thông tư, nghị định, chính sách tác động vào nhân tố vĩ mô nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy áp dụng CMKTQT tại Việt Nam.

- Đối với các Hiệp hội chuyên ngành kế toán kiểm toán, viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo về chuyên ngành kế toán thì đây là một tài liệu nghiên cứu công phu về các nhân tố vĩ mô và vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT trong điều kiện đặc thù tại Việt Nam.

- Đối với DN lớn ở Việt Nam (DN lớn có cổ phiếu niêm yết và DN lớn chưa niêm yết): nhận định rõ nhân tố vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT, từ đó đưa ra hàm ý quản trị, tạo điều kiện thuận lợi áp dụng CMKTQT trong công tác tổ chức công tác kế toán tại DN lớn này nhằm đạt được lợi ích từ quá trình hội nhập KTQT.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu chung về Chuẩn mực kế toán quốc tế

Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố tác động đến áp dụng CMKTQT

2.2 Cơ sở lý thuyết

Tổng quan quá trình hình thành và phát triển của Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS)

Phương pháp và kinh nghiệm áp dụng CMKTQT tại các quốc gia

Các lý thuyết nền

Những nhân tố tác động đến áp dụng CMKTQT

2.3 Phương pháp nghiên cứu, kết quả và bàn luận các nhân tố vĩ mô tác động đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) – Nghiên cứu ở phạm vi quốc gia

Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng

Kết quả nghiên cứu và bàn luận

2.4 Phương pháp nghiên cứu, kết quả và bàn luận nhân tố vi mô tác động đến áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) tại Việt Nam – Nghiên cứu ở phạm vi doanh nghiệp

Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng

Kết quả nghiên cứu và bàn luận

2.5 Kết luận và hàm ý

Kết luận

Hàm ý

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

3. Kết luận

Nội dung trình bày trong luận án nêu rõ phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Tác giả nêu rõ khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu nhằm đảm bảo rằng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được áp dụng linh hoạt và phù hợp trong suốt quá trình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định tính xác định được 12 nhân tố có tác động đến áp dụng CMKTQT tại Việt Nam xét ở cả phạm vi quốc gia và DN trong đó có 07 nhân tố vĩ mô và 05 nhân tố vi mô. Nội dung chính của nghiên cứu này là phương pháp định lượng đã xác định được 7 nhân tố có tác động áp dụng CMKTQT tại Việt Nam – nghiên cứu ở phạm vi quốc gia và DN gồm 04 nhân tố vĩ mô (Văn hóa, Giáo dục, Tăng trưởng kinh tế và Chính trị) và 03 nhân tố vi mô (Đầu tư nước ngoài, Chất lượng kiểm toán và Sự tham gia quản lý của người nước ngoài vào Ban lãnh đạo). Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô tác động đến áp dụng CMKTQT tại Việt Nam ở phạm vi quốc gia, tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ 145 quốc gia.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bùi Thị Ngọc và Lê Thị Tú Oanh (2017), Đánh giá khó khăn và lợi ích khi áp dụng IFRS tại Việt Nam dưới góc độ chuyên gia, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Kế toán – Kiểm toán và kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, trang 53 – 60, Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2017.

Đào Mạnh Huy và Đặng Phương Mai (2016), Chuẩn mực kế toán quốc tế: Cơ hội và thách thức khi áp dụng tại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo “IFRS – Cơ hội và thách thức khi áp dụng tại Việt Nam”, trang 107 – 112, Nhà xuất bản Tài chính, tháng 12/2016.

Đào Thị Loan (2016), Định hướng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế trong doanh nghiệp Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo “IFRS – Cơ hội và thách thức khi áp dụng tại Việt Nam”, trang 103 – 106, Nhà xuất bản Tài chính, tháng 12/2016.

Đỗ Thị Tuyết và Cao Thị Thanh Hường (2016), Thực trạng áp dụng CMKTQT trên thế giới và vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Kỷ yếu hội thảo “IFRS – Cơ hội và thách thức khi áp dụng tại Việt Nam”, trang 142 – 148, Nhà xuất bản Tài chính, tháng 12/2016.

Dương Hoàng Ngọc Khuê và Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016), Nghiên cứu nhân tố tác động đến áp dụng Chuẩn mực Kế toán quốc tế, Kỷ yếu hội thảo “IFRS – Cơ hội và thách thức khi áp dụng tại Việt Nam”, trang 73 – 78, Nhà xuất bản Tài chính, tháng 12/2016.

4.2 Tiếng Anh

Abedelsalam, Omneya H.; Pauline & Weetman. (2003). Introducing International Accounting Standards to an emerging capital market: Relative familiarity and language effect in Egypt. Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, 12(1), 63-84.

Ball, R. (2006). IFRS-International Financial Reporting Standards: cons and pros for investors. Accounting and Business Research, International Accounting Policy Forum, 5-27.

Bova, Francesco & Pereira R. (2012). The Determinants and Consequences of Heterogeneous IFRS Compliance levels Following Mandatory IFRS adoption: Evidences from a developing country. Journal of International Accounting Research, 11 (1), 83 – 111.

Capkun V., Cazavan-Jeny A., Jeanjean T. & Weiss L.A. (2008). Earnings management and value relevance during the mandatory transition from Local GAAPs to IFRS in Europe. Working paper, HEC Paris.

Devalle, Alain, Riccardo, Magarini & Enrico, Onali (2010). Assessing the Value Relevance of Accounting Data After the Introduction of IFRS in Europe. Journal of International Financial Management and Accounting, 21 (2), 85 – 119.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

  • Tham khảo thêm

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM