Luận văn ThS: Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

Luận văn Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý thuyết công nghiệp hỗ trợ và thực trạng công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam, luận văn nhằm đưa ra một số phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may Việt Nam nhằm gia tăng vị thế của công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. 

Luận văn ThS: Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập thế giới, các quốc gia đều muốn thu được lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đối với ngành dệt may Việt Nam, công nghiệp hỗ trợ đang trở thành mối quan tâm hàng đầu, là yếu tố then chốt để giải bài toán năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của ngành. 

1.2 Tình hình nghiên cứu

Bài viết phản ánh được thực tế là Việt Nam mới chủ yếu tham gia vào khâu gia công trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, đề xuất phát triển khu thượng nguồn như thiết kế, nguyên phụ liệu và khâu hạ nguồn như xây dựng thương hiệu, chiến lược phân phối. Thực trạng công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và đề xuất giải pháp gia tăng vị thế của công nghiệp hỗ trợ dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu chưa được quan tâm nghiên cứu.

1.3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết công nghiệp hỗ trợ và thực trạng công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam, luận văn nhằm đưa ra một số phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may Việt Nam nhằm gia tăng vị thế của công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. 

1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Phân tích và làm rõ khái niệm công nghiệp hỗ trợ; xác định vai trò của công nghiệp hỗ trợ đối với ngành công nghiệp chính nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung.

Phân tích và đánh giá thực trạng công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may hiện nay của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, đánh giá hiệu quả tác động của công nghiệp hỗ trợ đến sự phát triển ngành dệt may trong giai đoạn vừa qua.

Tìm kiếm, đề xuất phương hướng và các giải pháp phát triển cho công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may.

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may Việt Nam từ năm 2000 đến nay.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sẽ sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để nghiên cứu. 

2. Nội dung

2.1 Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và sự cần thiết phải phát triển ngành này ở Việt Nam

  • Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ
  • Ngành dệt may và công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may
  • Sự cần thiết phải phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ở Việt Nam

2.2 Thực trạng công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

  • Chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may
  • Vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may
  • Thực trạng chung của công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu
  • Thực trạng một số ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may cụ thể

2.3 Một số giải pháp gia tăng giá trị của công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

  • Định hướng phát triển công nghiệp dệt may và công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới
  • Một số giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trong thời gian tới

3. Kết luận

Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam là một ngành công nghiệp non trẻ, đang trong giai đoạn tạo dựng hình hài nhưng lại có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế là ngành dệt may. Có thể nói công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may có vai trò tạo lực đẩy để ngành công nghiệp dệt may có thể phát triển nhanh, phát triển mạnh và phát triển bền vững. Trong những năm qua, vì các điều kiện khách quan và chủ quan mà Việt Nam hầu như chưa có công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, điều này đã gây ra một tác động hết sức sâu sắc đối với ngành dệt may Việt Nam. Tuy ngành dệt may đã không ngừng lớn mạnh, luôn thuộc nhóm 2 ngành công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao nhất nhưng đây cũng là một trong những ngành có thế đứng “chông chênh” nhất khi kim ngạch xuất khẩu chủ yếu là từ gia công và phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu của nước ngoài. Do đó, phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may là một đòi hỏi cấp bách của thực tiễn hiện nay, bởi đây cũng chính là chìa khóa để ngành dệt may Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Lê Quốc Ân (2006), “Vào WTO, dệt may Việt Nam chưa thể cất cánh”, http: //www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Duong-vao-WTO/2006/02/ B9E705A/

Nguyễn Lương Bằng (2005), “Sản phẩm dệt may Việt Nam trong cuộc chiến trên sân nhà: Bây giờ hoặc không bao giờ”, http://irv.moi.gov.vn/ News/PrintView.aspx?ID=14296

Bộ Công nghiệp - Tập đoàn dệt may Việt Nam (2005), Quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 - tầm nhìn 2020, Hà Nội.

Hoàng Diệu (2005), “Dệt may Bangladesh: Lách khe cửa hẹp”, http:// www.vnn.vn/kinhte/thegioi/2005/01/361443/

Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Tổng Công ty Dệt may Việt Nam, Chiến lược tăng tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. Hà Nội.

4.2 Tiếng Anh

APEC Academic Centre (2004), Integrating Supporting Industries-APEC’s Next Challange. Chile.

Umut Aydin, (2007), Supporting Industries in the Age of Globalization and Regionalization: State Aid in the European Union. University of Washington. Washington.

Gary Gereffi (2003), The global apparel value chain: What Prospects for Upgrading by Developing Countries. UNIDO. Vienna.

Gary Gereffi (2005), The governance of global value chains, Duke University. Massachusetts.

Do Manh Hong (2004), “Promotion of Supporting Industries: The key for attracting FDI in developing countries”, http://www2.obirin.ac.jp /unv/research/sanken/DoManhHong59.pdf

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:16/08/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM