Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ mới nhất

Đăng ký sở hữu trí tuệ là thủ tục hành chính được chủ sở hữu thực hiện tại Cục sở hữu trí để để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp tài sản trí tuệ, Cục sở hữu trí tiệp sẽ tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu trí trí tuệ của chủ sở hữu, thẩm định đơn đăng ký, ghi nhận đơn đăng ký trên hệ thống đăng bạ quốc gia và cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu. Để hiểu rõ hơn về Đăng ký sở hữu trí tuệ như thế nào mời các bạn cùng eLib tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ mới nhất

1. Đăng ký sở hữu trí tuệ là gì?

Đăng ký sở hữu trí tuệ là thủ tục hành chính được chủ sở hữu thực hiện tại Cục sở hữu trí để để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp tài sản trí tuệ, Cục sở hữu trí tiệp sẽ tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu trí trí tuệ của chủ sở hữu, thẩm định đơn đăng ký, ghi nhận đơn đăng ký trên hệ thống đăng bạ quốc gia và cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu.

Các cá nhân, doanh nghiệp đăng ký sở hữu trí tuệ không những thúc đẩy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, góp phần tạo sự tin tưởng trong mối quan hệ với các đối tác mà còn giúp doanh nghiệp được bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép các quyền sở hữu trí tuệ đó, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.

Đặc biệt trong nền kinh tế tri thức sâu rộng và hội nhập thị trường như hiện nay, đăng ký sở hữu trí tuệ là một trong những điều mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm và đánh giá được sự cần thiết của nó. Doanh nghiệp dù trong nước hay nước ngoài, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng cần xây dựng một sự uy tín với đối tác và người tiêu dùng, đăng ký tài sản trí tuệ là căn cứ pháp lý để phát triển những lợi ích của mình.

2. Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về quyền sở hữu trí tuệ như sau: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Bởi vì các tài sản trí tuệ là kết quả của cả quá trình tư duy, sáng tạo nên dù những tài sản này không quy ra được giá trị vật chất cụ thể nhưng lại mang lại giá trị tinh thần to lớn và cũng mang lại những giá trị lợi ích khác mà cá nhân, doanh nghiệp cần.

Các tài sản trí tuệ có thể là tác phẩm, bài viết, sách, bài hát, kịch bản, phần mềm, logo, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống vật nuôi, cây trồng,… Ứng với mỗi loại tài sản trí tuệ là một loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ khác nhau, về cơ bản có thể chia ra làm các loại sau đây:

2.1 Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp

Đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, logo;

Đăng ký Sáng chế, giải pháp hữu ích

Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp; Đăng ký kiểu dáng sản phẩm;

Đăng ký chỉ dẫn địa lý

2.2 Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả và quyền liên quan.

Đăng ký xác lập quyền tác giả tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam;

Đăng ký xác lập quyền liên quan tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam bao gồm: (i) Quyền liên quan cuộc biểu diễn (ii) Quyền liên quan bản ghi âm, ghi hình (iii) Quyền liên quan đến chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá;

2.3 Quyền sở hữu trí tuệ với quyền cây trồng

Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

3. Đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ

Đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ phải làm tờ khai theo mẫu và nộp một số giấy tờ theo qui định.

Đối với đăng ký cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, độc quyền kiểu dáng công nghiệp thì phải nộp bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc kiểu dáng công nghiệp.

Đối với đăng ký chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa thì phải nộp bản mẫu nhãn hiệu.

Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ.

Loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trong đơn.

4. Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ

Bước 1: Xác định sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ thuộc đối tượng nào trong quyền sở hữu trí tuệ

Việc xác định và phân loại đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ là rất quan trọng để việc đăng ký có thể tối đa được quyền của sản phẩm và đúng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Ví dụ: Logo, thương hiệu sẽ thuộc đối tượng đăng ký sở hữu công nghiệp (đăng ký nhãn hiệu) hoặc giải pháp tiết kiệm điện sẽ thuộc đối đối tượng đăng ký sáng chế

Bước 2: Xác định cơ quan tiến hành thủ tục hành chính đăng ký sở hữu trí tuệ

Hiện nay, tương ứng với 03 đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ sẽ do 03 cơ quan tiến hành thủ tục hành chính trong việc xác lập quyền cho chủ đơn đăng ký, với mỗi đối tượng chúng ta cần xác định sẽ tiến hành thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nào. Cụ thể như sau:

Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ;

Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền Tác Giả;

Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng sẽ được tiến hành xác lập quyền tại Cục Trồng Trọt;

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký sẽ được tiến hành bởi chủ đơn đăng ký hoặc người được chủ đơn ủy quyền. Chi tiết hồ sơ đăng ký như sau:

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan đăng ký

Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký, chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ quan tiến hành thủ tục hành chính nêu trên phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký.

Bước 5: Theo dõi hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho đến khi nhận được quyết định cuối cùng về việc đăng ký

Sau khi nộp xong hồ sơ đăng ký, hồ sơ sẽ chuyển qua các giai đoạn thẩm định khác nhau và thời gian sẽ kéo dài phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Nhãn hiệu sẽ khoảng từ 20- 28 tháng, Kiểu dáng công nghiệp sẽ khoảng từ 14-17 tháng…vv.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo về tiến hành công việc, thông báo thiếu xót, thông báo dự định từ chối….vv. Do đó, người nộp đơn cần hết sức chú ý để tránh trường hợp đơn đăng ký bị từ chối đăng ký.

Cuối cùng, sau khi hoàn thành xong quá trình thẩm định đơn đăng ký, Cơ quan đăng ký sẽ ra quyết định cuối cùng về việc đồng ý hoặc không đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đăng ký. Dựa vào thông báo này, người nộp đơn sẽ tiến hành các công việc tiếp theo.

5. Chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ

Chi phí đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu:

Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng

Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng

Phí thẩm định đơn: 550.000 đồng

Phí tra cứu phục vụ thẩm định: 180.000 đồng

Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng

Lệ phí công bố văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

Chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ Sáng chế:

Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.

Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.

Phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng.

Phí tra cứu: 120.000 đồng.

Lệ phí cấp bằng: 120.000 đồng.

Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.

Chi phí đăng ký Kiểu dáng công nghiệp:

Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng

Phí tra cứu thông tin phục vụ việc thẩm định đơn: 480.000 đồng

Phí thẩm định đơn 700.000 đồng

Phí công bố đơn: 120.000 đồng

Đơn có trên 1 hình (từ hình thứ 2 trở đi): 60.000 đồng.

Ngày:26/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM