Luận án TS: Hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

Luận án TS Hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của các MFI tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách phù hợp

Luận án TS: Hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn nghiên cứu

Tại Việt Nam, các MFI cung ứng dịch vụ tài chính ưu tiên cho phụ nữ có thu nhập thấp, đặc biệt ưu tiên phụ nữ nghèo. Các sản phẩm của MFI được thiết kế ban đầu dựa trên phương thức được điều chỉnh phù hợp với đối tượng khách hàng là phụ nữ nghèo và thu nhập thấp như: không cần tài sản thế chấp; hoàn trả dần theo tuần, tháng; thủ tục vay, trả đơn giản và duy trì kỷ luật tín dụng. Hầu hết khách hàng nữ giới của MFI vay vốn để phát triển kinh tế, dành cho các hoạt động kinh doanh như nông nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp, lâm nghiệp và buôn bán nhỏ. Một phần để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sửa chữa nhà cửa với các loại sản phẩm vốn vay ngắn hạn, trung hạn, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu có mục tiêu chung là đánh giá hiệu quả hoạt động của các MFI tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách phù hợp

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả hoạt động của các MFI, trao quyền cho phụ nữ, và ảnh hưởng trao quyền cho phụ nữ đến hiệu quả hoạt động của các MFI tại Việt Nam
Khác với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này chỉ giới hạn trong phạm vi hiệu quả kinh tế hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô, không xem xét đến hiệu quả tác động xã hội do các tổ chức này mang lại

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án sử dụng các phương pháp ước lượng thích hợp

1.5 Những đóng góp mới 

Luận án hướng đến các mục tiêu cụ thể gồm: (1) Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các MFI tại Việt Nam; (2) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các MFI tại Việt Nam; (3) Đánh giá tác động của việc trao quyền cho phụ nữ đến hiệu quả hoạt động của các MFI tại Việt Nam; (4) Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các MFI Việt Nam

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan

Các khái niệm liên quan

Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô

Cơ sở lý thuyết về trao quyền cho phụ nữ và tác động của trao quyền cho phụ nữ đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô

Lược khảo các nghiên cứu liên quan

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp ước lượng

Thu thập và xử lý dữ liệu

2.3 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Thực trạng hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và tương quan giữa các biến

Kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam.

Kết quả ước lượng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam

Kết quả ước lượng mô hình tác động của trao quyền cho phụ nữ đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam

3. Kết luận

Để tăng cường quy mô và tỷ trọng VCSH là một quá trình dài, đòi hỏi phải có sự quan tâm đáng kể của các nhà quản lý cấp cao. Với hình thức pháp lý hiện nay, việc tăng quy mô và tỷ trọng VCSH của các MFI có thể sử dụng các nguồn như: huy động thêm vốn góp từ thành viên, huy động thêm thành viên góp vốn mới hoặc tăng vốn từ lợi nhuận giữ lại. Trong đó, nguồn từ lợi nhuận giữ lại thường khiêm tốn, huy động thêm thành viên mới thì bị giới hạn bởi qui định hiện hành về số lượng thành viên góp vốn tối đa. Vì vậy, để tăng quy mô và tỷ trọng VCSH thì giải pháp khả thi trước mắt là tăng cường huy động thêm vốn góp từ thành viên và tăng cường thu hút vốn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Về lâu dài, giải pháp mang tính chiến lược để tăng cường qui mô VCSH là huy động thêm thành viên góp vốn mới

4. Tài liệu tham khảo

Đào Lan Phương & Lê Thanh Tâm (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tự bền vững về hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 243(II), 69-78.
Lê Thanh Tâm (2008). Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ ngân hàng trên--

Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM