Tiểu luận: Hợp nhất kinh doanh trong trường hợp thay đổi sở hữu cổ quyền

Tiểu luận Hợp nhất kinh doanh trong trường hợp thay đổi sở hữu cổ quyền nghiên cứu nâng cao lợi nhuận của công ty con

Tiểu luận: Hợp nhất kinh doanh trong trường hợp thay đổi sở hữu cổ quyền

1. Mở đầu

Khi công ty con bị mua trong một kỳ kế toán, thì kế toán phải thực hiện một số điều chỉnh hợp nhất để tính toán lợi nhuận của công ty con đã kiếm được trước khi bị mua (đã được bao gồm trong giá mua)

2. Nội dung

2.1 Mua công ty con trong một kỳ kế toán 

Lợi nhuận đó được gọi là lợi nhuận trước khi mua để phân biệt với lợi nhuận trong đơn vị hợp nhất. Tương tự, cổ tức trước khi mua là cổ tức trả trên cổ phần trước khi mua công ty con trong một kỳ kế toán và cũng đòi hỏi phải thực hiện các điều chỉnh khi lập BCTC hợp nhất. Lợi nhuận trước khi mua loại trừ khỏi lợi nhuận hợp nhất bằng cách loại bỏ doanh thu và chi phí của công ty con trước khi mua khỏi doanh thu và chi phí khi hợp nhất. Cổ tức trả trên cổ phần trước khi mua trong một kỳ kế toán cũng phải bị loại trừ trong quá trình hợp nhất bởi vì nó không là một phần của cổ phần mua được

2.2 Mua lại từng phần

Một công ty có thể mua lại cổ quyền trong một công ty khác từng phần trong một thời kỳ nào đó. Khi đó, công ty mẹ phải điều chỉnh những khoản đầu tư từng phần đó theo vốn chủ sở hữu. Ngoại trừ điều chỉnh thu nhập trước khi mua (lãi dồn tích), trình tự hợp nhất tương tự như hợp nhất trong các chương trước. 

2.3 Bán cổ quyền

Một công ty có thể mua lại cổ quyền trong một công ty khác từng phần trong một thời kỳ nào đó. Khi đó, công ty mẹ phải điều chỉnh những khoản đầu tư từng phần đó theo vốn chủ sở hữu. Ngoại trừ điều chỉnh thu nhập trước khi mua (lãi dồn tích), trình tự hợp nhất tương tự như hợp nhất trong các chương trước

2.4 Thay đổi do giao dịch chứng khoán (cổ phiếu) của công

Việc phát hành cổ phiếu công ty con nhằm mở rộng hoạt động của công ty con thông qua huy động vốn bên ngoài (external financing). Hoạt động công ty con có thể mở rộng qua việc phát hành cổ phiếu của công ty con cho công ty mẹ hoặc công chúng. Phần trăm sở hữu của công ty mẹ(người đầu tư) trong công ty con (bị đầu tư) có thể thay đổi do bán thêm cổ phiếu của công ty con hay do chính công ty con mua lại cổ phiếu của nó.Kết quả của các hoạt động nầy trên công ty mẹ tuỳ thuộc vào giá cả cổ phiếu bán thêm hay cổ phiếu tồn kho mua được, hay hoặc công ty mẹ trực tiếp liên quan đến các giao dịch với công ty con.

3. Kết luận

Việc công ty con mua lại cổ phiếu quỹ làm giảm vốn công ty con và số lượng cổ phiếu công ty đang lưu hành. Nếu cổ phiếu quỹ được cổ đông không kiểm soát mua theo giá trị sổ sách, thì không có thay đổi nào trong giá trị cổ phần của công ty mẹ từ vốn công ty con cho dù phần trăm sở hữu cổ quyền của công ty mẹ tăng. Khi công ty con mua lại chính cổ phiếu mình từ cổ đông không kiểm soát theo số tiền cao hơn hay thấp hơn giá trị sổ sách làm tăng hay giảm giá trị cổ phần công ty mẹ từ giá trị sổ sách công ty con và đồng thời tăng phần trăm cổ quyền của công ty mẹ. Tình huống này đòi hỏi một bút toán trên sổ sách của công ty mẹ để điều chỉnh khoản đầu tư
vào công ty con, giá trị điều chỉnh được tính bằng sai biệt trong cổ phần của công ty mẹ từ giá trị sổ sách của công ty con trước và sau khi giao dịch cổ phiếu quỹ.

4. Tài liệu tham khảo

Bộ Tài Chính (2003), Quyết dịnh số 234/2003/QÐ-BTC ngày 30/12/2003, Quyết định ban hành sáu chuẩn mực kế toán (đợt 3), Hà Nội.
Bộ Tài Chính (2007), Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007, Huớng dẫn thực hiện muời sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết dịnh số 149/2001/QÐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết dịnh số 165/2002/QÐ-BTC ngày
31/12/2002 và Quyết dịnh số 234/2003/QÐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ truởng Bộ Tài chính, Hà Nội.
F. Beams et al., 2012.
Advanced Accounting. 11th ed. New Jersey: Pearson Education, Inc.

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Tiểu luận kế toán trên--

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM