Cách copy chỉ những giá trị hiển thị sau khi lọc và tính MAX MIN theo điều kiện

Làm thế nào để copy chỉ những giá trị hiển thị sau khi lọc và tính GTLN, GTNN trong Excel một cách nhanh chóng nhất. Hãy đọc bài viết dưới đây do eLib biên soạn để tìm cho mình được câu trả lời chính xác nhất nhé.

Cách copy chỉ những giá trị hiển thị sau khi lọc và  tính MAX MIN theo điều kiện

1. Hướng dẫn cách copy chỉ những giá trị hiển thị sau khi lọc trong Excel

Để làm được điều đó ta có một số cách như sau:

  • Cách 1 là ta sẽ thực hiện thủ công, ta vào hộp thoại Go to Special để thực hiện

  • Cách 2 sẽ nhanh hơn đó là ta sẽ sử dụng tổ hợp phím tắt

Nếu mình lọc cột Miền với điều kiện là Nam, rồi sau đó Copy như thông thường thì khi bạn Paste dữ liệu vẫn hiện ra toàn bộ cả Bắc và Trung

Copy những giá trị hiện thị sau khi lọc  

Cách 1: Vào Go to Special

Với cách này ta sẽ thực hiện vào hộp thoại Go to Special.

Sau khi bạn chọn vùng cần lọc và lọc dữ liệu theo 1 hoặc các điều kiện nào đó rồi thì tại Tabe Home, trong nhóm Editing, mục Find & Replace ta chọn Go to Special…Lúc này hộp thoại hiện ra như sau:

Vào Go to Special

Ta sẽ chọn như hình trên, chọn Visible cells only tức chỉ những Cells hiển thị trên màn hình

Với tùy đó, bạn ấn OK và sau đó quay lại dữ liệu của mình và ấn Copy thì lúc này Excel chỉ copy những giá trị hiển thị và bỏ qua các giá trị đã bị lọc ẩn

Kết quả sau khi Paste ta được như sau:

Cách 2: Sử dụng phím tắt Alt + ;

Với cách này, chúng ta sẽ thực hiện nhanh chóng hơn với tổ hợp phím tắt là Alt + ; (Alt và dấu chấm phẩy).

Ta cũng thực hiện lọc dữ liệu sau đó ấn tổ hợp phím tắt là Alt + ; (Việc này tương đương với việc bạn vào hộp thoại và chọn Visible cells only như ở cách 1).

Sau đó ấn Copy và ta cũng sẽ được kết quả mong muốn là chỉ những giá trị hiển thị còn lại sau kết quả của việc lọc.

2. Hướng dẫn cách tính MAX, MIN theo điều kiện

2.1. Hướng dẫn cách tính Max Min theo điều kiện

Trong công việc hàng ngày đôi khi chúng ta cần phải đưa ra những tính toán, thống kê số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Với các thống kê thường dùng như tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận, hay doanh thu lớn nhất, bé nhất,….những yêu cầu như thế hầu như đơn vị nào cũng cần phải thực hiện

2.2. Cách tính giá trị lớn nhất theo điều kiện

Để làm được điều này, eLib đưa ra một ví dụ để cho các bạn hình dung được dễ dàng như sau: Ta có bảng danh sách các hàng hoá và số lượng của hàng hoá. Giả sử bây giờ có yêu cầu xác định số lượng lớn nhất của hàng hoá A chẳng hạn thì ta sẽ xử lý như nào đây???

Trong Excel chúng ta có hàm MAX để xác định giá trị lớn nhất. Đúng là ta sử dụng hàm này nhưng sẽ có các kết hợp như nào để thoả mãn được điều kiện tên hàng hoá là hàng hoá A đây

Điều này được giải quyết rất đơn giản nếu như bạn sử dụng bản Office 365. với Office 365 bạn có thể sẽ được hỗ trợ hàm MAXIFS.

Với bản Excel cõ hỗ trợ hàm MAXIFS thì bạn có thể áp dụng công thức đơn giản như sau. Tại ô E4 bạn gõ vào công thức: =MAXIFS(B3:B9,A3:A9,D4)

Tuy nhiên, với các bản Excel khác thì rất tiếc là không có được hàm đó. Vậy, nếu như bạn đang sử dụng bảng Office không phải là 365 thì xử lý yêu cầu đó như thế nào??

eLib hy vọng với hình ảnh ở trên bạn đã nắm được cách thực hiện. Đó là 1 công thức mảng tuy nhiên nó không quá khó để hiểu, nếu tới đây bạn vẫn thấy chưa hiểu kỹ được cách thức hoạt động của hàm đó thì trong Excel có một tính năng rất tuyệt vời nằm trong Tab Formulas, bạn tìm tới phần Evaluate Formula, ấn vào đó và 1 hộp thoại hiện lên và bạn chỉ việc ấn vào Evaluate để Excel từng bước, từng bước thực hiện việc tính toán công thức trên. Gitiho.com tin chắc với cách này bạn có thể chinh phục mọi công thức trong Excel

2.3. Cách tính giá trị nhỏ nhất theo điều kiện

Nếu bạn đọc kỹ phần trên – cách tính giá trị lớn nhất theo điều kiện, thì với phần này sẽ rất đơn giản thậm chí bạn có thể tự làm được luôn. Và để cụ thể hơn nữa thì eLib vẫn có hướng dẫn cụ thể cho bạn hơn nữa ngay dưới đây.

Với yêu cầu là xác định số lượng bé nhất của hàng hoá B chẳng hạn. Ta sẽ sử dụng công thức như thế nào đây. Nhỏ nhất, chắc hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ ngay tới hàm MIN.

Chuẩn rồi đấy 

 ta sẽ sử dụng hàm MIN với cú pháp như sau:

Cho các bản Excel không có hàm MINIFS, công thức tại ô E7:

=MIN(IF((A3:A9=D7),B3:B9))

Không như MAXIFS mà MINIFS cũng được Office 365 hỗ trợ, bạn có thể áp dụng tương tự để giải quyết được yêu cầu này một cách dễ dàng

=MINIFS(B3:B9,A3:A9,D4)

eLib hy vọng, với kiến thức nhỏ trong bài viết này đã giúp bạn nắm được cách để xác định được những giá trị nhỏ nhất hay lớn nhất thoả mãn các điều kiện một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM