10 đề thi HK1 năm 2020 môn Hóa lớp 10 có đáp án

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1 eLib xin gửi đến bạn đọc tài liệu Đề thi HK1 môn Hóa 10. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề thi HK1 năm 2020 môn Hóa lớp 10 có đáp án

1. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 10 số 1

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2020-2021

Phần I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cấu hình electron của nguyên tử có Z = 9 là

A. 1s22s23p5                                 

B. 1s22s23s2 3p3                   

C. 1s23s2 3p5                     

D. 1s22s22p5

Câu 2. Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nguyên tử X có 6 lớp electron                                    

B. Nguyên tố X là kim loại

C. Nguyên tử X có 6 electron hóa trị                               

D. Hóa trị cao nhất của X với oxi là 3

Câu 3. Số oxi hóa của nguyên tử lưu huỳnh trong phân tử H2SO3

A.  -6                                   

B. +6                                     

C. +4                                

D. -4

Câu 4. Nguyên tử photpho (Z=15) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3. Khẳng định nào sau đây sai?

A. Lớp M (n=3) của nguyên tử photpho gồm 3 electron            

B. Nguyên tử photpho có 3 lớp electron

C. Photpho là nguyên tố p                                   

D. Photpho là phi kim vì có 5 electron lớp ngoài cùng

Câu 5. Trong tự nhiên, nguyên tố brom (Br) có 2 đồng vị là 79Br và 81Br. Biết đồng vị  chiếm 54,5 % số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của brom là

A. 79,19                                

B. 79,91                              

C. 80,09                           

D. 80,90

Câu 6. Cho các nguyên tố Na (Z=11); Mg (Z=12) và Al (Z=13). Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần theo thứ tự là

A. Al>Mg>Na                       

B. Na>Al>Mg                     

C. Mg>Al>Na                

D. Na>Mg>Al

Phần II. TỰ LUẬN

Câu 1 (3,0 điểm). Cho hai nguyên tố: X (Z = 11), Y (Z = 8)

a) Viết cấu hình electron của hai nguyên tử X và Y

b) Suy ra vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn (có giải thích ngắn gọn)

c) Cho biết X, Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Dự đoán kiểu liên kết hình thành giữa X và Y. Viết công thức phân tử hợp chất tạo bởi X và Y.

Câu 2 (2,5 điểm). Cho H (Z=1); N (Z=7); Mg (Z=12) và Cl (Z=17)

a) Viết phương trình biểu diễn sự tạo thành ion tương ứng từ các nguyên tử Mg, Cl và biểu diễn sự tạo thành liên kết ion trong phân tử magie clorua (MgCl2)

b) Viết công thức electron, công thức cấu tạo của phân tử amoniac (NH3)

c) Xác định hóa trị (điện hóa trị hoặc cộng hóa trị) của các nguyên tố tương ứng trong các phân tử MgCl2 và NH3

Câu 3 (1,5 điểm). Cho 21,6 gam hỗn hợp gồm Mg và MgCO3 phản ứng hết với 187,6 gam dung dịch HCl (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc) và dung dịch X

a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra

b) Xác định nồng độ % của chất tan trong dung dịch X

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 HÓA 10 – SỐ 1

Phần 1. TRẮC NGHIỆM

1. D

2. C

3. C

4. A

5. B

6. D

Phần 2. TỰ LUẬN

Câu 1:

a. Viết đúng cấu hình electron của X; Y

b. Suy đúng vị trí của X, Y trong BTH

c. - Xác định đúng tính KL, PK

- Dự đoán đúng liên kết (0,25đ) và viết đúng công thức hợp chất (0,25đ)

Câu 2:

a. - Viết được phương trình tạo thành ion Mg2+ và Cl-

- Viết sơ đồ tạo liên kết ion hay biểu diễn bằng phương trình hóa học

b. - Viết đúng công thức electron của phân tử NH3

- Viết đúng công thức cấu tạo

c. - Xác định đúng điện hóa trị của Mg và Cl

- Xác định đúng cộng hóa trị của N, H

Câu 3:

a. Ta có: nhh khí= 0,4 mol. PTPƯ xảy ra:

Mg  +  2HCl  → MgCl2  +  H2↑  (1)

MgCO3  +  2HCl  → MgCl2  +  CO2↑  +   H2O  (2)

b. Gọi số mol của Mg và MgCO3 lần lượt là x, y mol. Lập hệ PT

- Lập hệ PT; giải ra x = y = 0,2

- Từ pư (1, 2) suy ra nMgCl2 = 0,4 mol 

  Ta có mddX = 21,6 + 187,6 – 0,2x(2 + 44) = 200 gam

- Vậy:   C% MgCl= 19%

2. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 10 số 2

TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2020-2021

A. Phần trắc nghiệm: (7,0 điểm)

Câu 1: Nguyên tử X có Z = 11, nó có khả năng tạo thành:

A. Ion X+           

B. Ion X3+              

C. Ion X-              

D. Ion X3-

Câu 2: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân ?

A. Lớp M                    

B. Lớp L                     

C. Lớp K                    

D. Lớp N

Câu 3: Số p, n, e trong ion Fe3+ lần lượt là :

A. 26, 30, 23                                        

B.  26, 30, 28                                        

C. 26, 30, 24

D. 56, 20, 26

Câu 4: Cấu hình electron của các nguyên tố khí hiếm có đặc điểm:

A. Có 8 electron ở lớp ngoài cùng.

B. Có 8 electron ở lớp ngoài cùng (trừ heli chỉ có 2 electron).

C. Có 8 electron ở phân lớp ngoài cùng.

D. Có 8 electron ở lớp thứ 3.

Câu 5: Ion dương được hình thành khi :

A. Nguyên tử nhường proton.                

B. Nguyên tử nhận thêm electron.         

C. Nguyên tử nhường electron.

D. Nguyên tử nhận thêm proton.

Câu 6: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên

A. electron, proton và nơtron                             

B. electron và nơtron

C. proton và nơtron                                            

D. electron và proton

Câu 7: Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất khí với hiđro:

A. tăng lần lượt từ 1 đến 8.

B. tăng lần lượt từ 1 đến 4.

C. tăng lần lượt từ 1 đến 7.

D. giảm lần lượt từ 4 đến 1.

Câu 8: Điều khẳng định nào sau đây là sai ?

A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.

B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.

C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N).

D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.

Câu 9: Hai nguyên tử đồng vị có cùng:

A. số electron ngoài cùng.                                         

B. tính chất hóa học.

C. số proton trong hạt nhân.     

D. A, B, C đều đúng

Câu 10: Chọn công thức electron đúng của phân tử hiđro clorua :

A . H  :  Cl                       

B. H:  Cl                 

C. H-Cl           

D. H  :Cl                

Câu 11: Liên kết cộng hoá trị là:

A.  Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng cặp electron chung.

B. Liên kết trong đó cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử.

C. Liên kết được hình thành do sự chuyển dịch electron.

D. Liên kết giữa các phi kim với nhau.

Câu 12: Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau, đâu là cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nhóm IA?

A. 1s22s22p63s23p2                               

B.1s22s22p63s2                                                 

C. 1s22s22p4

D. 1s22s1            

Câu 13: Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hòa?

A. s1 , p3, d7, f12                                   

B. s2, p6, d10, f14

C. s2, d5, d9, f13                                   

D. s2, p4, d10, f10

Câu 14: Nguyên tử X có tổng số hạt p,n,e là 52 và số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của X là

A. 17                           

B. 18                           

C. 34                           

D. 52

Câu 15: Cho 2 kí hiệu nguyên tử 11Na và 12Na, chọn câu trả lời đúng.

A. Na và Mg cùng có 23 electron.                 

B. Na và Mg có cùng điện tích hạt nhân.

C. Na và Mg là đồng vị của nhau.

D. Hạt nhân của Na và Mg đều có 23 hạt.

Câu 16 : Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nào được viết đúng?

A. 1s22s22p63s23d4                                         

B. 1s22s22p63s33p4                                        

C. 1s22s22p63s

D. 1s22s22p63s33p4

Câu 17: Liên kết hoá học trong các phân tử các chất H2, Cl2 ,HCl thuộc loại :

A. Liên kết đơn                                      

B. Liên kết đôi

C. Liên kết ba                                          

D. Liên kết bội

Câu 18: Tên của các ion: Cl- ; O2- ; Al3+; Mg2+ lần lượt là

A. Anion clorua, anion oxi, cation nhôm, cation magie.

B. Anion clo, anion oxi, cation nhôm, cation magie.

C. Anion clorua, anion oxít, cation Al3+, cation Mg 2+

D. Anion clorua, anion oxít, cation nhôm, cation magie

Câu 19: Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử:

A. Có cùng số khối A                                                                         

B. Có cùng số proton

C. Có cùng số nơtron                                                                         

D. Có cùng số proton và số nơtron

Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt .Nguyên tố X có số khối là :

A.  27                                               

B. 26                                     

C. 28                                 

D. 23

---Để xem tiếp nội dung từ câu 21 đến câu 30 của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 10 số 3

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2020-2021

Câu 1: Cho 8,16gam hỗn hợp X gồm Fe,FeO,Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 có trong Y là

A. 0,54 mol.               

B. 0,78 mol.               

C. 0,50 mol.               

D. 0,44 mol.

Câu 2: Cho các phát biểu sau :

(1). Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8p.            

(2). Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8n.

(3). Nguyên tử oxi có số e bằng số p.                     

(4). Lớp e ngoài cùng nguyên tử oxi có 6 e.

(5). Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.   

(6). Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.

(7). Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.

(8). Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.  Số phát biểu sai là

A.2                             

B.1                             

C.4                             

D.3

Câu 3: Tính chất nào sau đây của các nguyên tố giảm dần từ trái sang phải trong một chu kì

A. độ âm điện.                                                

B. tính kim loại.         

C. tính phi kim.                                              

D. số oxi hoá trong oxit.

Câu 4: Cho các hạt vi mô: O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt ?

A. Al3+< Mg2+ < O2- < Al < Mg < Na.           

B. Al3+< Mg2+< Al < Mg < Na < O2-.

C. Na < Mg < Al < Al3+<Mg2+ < O2-.            

D. Na < Mg < Mg2+< Al3+< Al < O2-.

Câu 5: Nguyên tố nào sau đây có kim loại mạnh nhất?

A. Na                         

B. Mg.                        

C. Al.                         

D. K.

Câu 6: Cho oxit các nguyên tố thuộc chu kì 3: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.

Theo trật tự trên, các oxit có:

A. tính axit tăng dần.                                    

B. tính bazơ tăng dần.                       

C. % khối lượng oxi giảm dần.                      

D. tính cộng hoá trị giảm dần.

Câu 7: Trong các hiđroxit sau, chất nào có tính chất bazơ mạnh nhất?

A. Be(OH)2.               

B. Ba(OH)2.               

C. Mg(OH)2.                   

D. Ca(OH)2.

Câu 8: Cho độ âm điện: Be (1,5), Al (1,5), Mg (1,2), Cl (3,0), N (3,0), H (2,1), S (2,5), O (3,5). Chất nào sau đây có liên kết ion ?

A. H2S, NH3.             

B. BeCl2, BeS.           

C. MgO, Al2O3.         

D. MgCl2, AlCl3.

Câu 9: Cho các phân tử sau: LiCl, NaCl, KCl, RbCl, CsCl liên kết trong phân tử mang nhiều tính ion nhất là:   

A. CsCl.                     

B.  LiCl và NaCl.       

C.  KCl.                     

D. RbCl.

Câu 10: Chọn câu sai:

A. Điện hóa trị có trong hợp chất ion.           

B. Điện hóa trị bằng số cặp e dùng chung.

C. Cộng hóa trị có trong hợp chất cộng hóa trị.

D. Cộng hóa trị bằng số cặp e dùng chung.

Câu 11: Trong các chất sau đây, chất nào có liên kết cộng hoá trị?

1. H2S      2. SO2   3. NaCl      4. CaO 5. NH3          6. HBr   7. H2SO4       8. CO2      9. K2S

A. 1, 2, 3, 4, 8, 9.                                           

B. 1, 4, 5, 7, 8, 9.                       

C. 1, 2, 5, 6, 7, 8.                                           

D. 3, 5, 6, 7, 8, 9.

Câu 12: Các chất trong dãy nào sau đây chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực?

A. HCl,  KCl, HNO3, NO.                            

B. NH3, KHSO4,  SO2,  SO3

C. N2, H2S,  H2SO4, CO2.                              

D.CH4, C2H2,  H3PO4, NO2

Câu 13: Cho các phản ứng oxi hoá- khử sau:

3I2 + 3H2O → HIO3 + 5HI                (1)       

HgO → 2Hg + O2                                (2)

4K2SO3 → 3K2SO4 + K2S                  (3)       

NH4NO3 → N2O + 2H2O                   (4)

2KClO3 → 2KCl + 3O2                      (5)       

3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO           (6)

4HClO4 → 2Cl2    + 7O2 + 2H2O       (7)       

2H2O2    → 2H2O      + O2                 (8)

Cl2 + Ca(OH)  →  CaOCl2 + H2O   (9)        

KMnO4 →  K2MnO4 + MnO2 + O2  (10)

a. Trong số các phản ứng oxi hoá - khử trên, số phản ứng oxi hoá - khử nội phân tử là

A. 2.                           

B. 3.                           

C. 4.                           

D. 5.

b. Trong số các phản ứng oxi hoá - khử trên, số phản ứng tự oxi hoá - khử là

A. 6.                           

B. 7.                           

C. 4.                           

D. 5.

Câu 14: Cho phản ứng: Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O. Hệ số cân bằng của Cu2S và HNO3 trong phản ứng là

A. 3 và 22.                 

B. 3 và 18.                  

C. 3 và 10.                 

D. 3 và 12.

Câu 15: Cho phương trình phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3  + N2 + N2O + H2O. Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3 : 2, hãy xác định tỉ lệ mol nAl : nN2O : nN2 trong số các kết quả sau

A. 44 : 6 : 9.               

B. 46 : 9 : 6.               

C. 46 : 6 : 9.               

D. 44 : 9 : 6.

Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O

Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử HNO3

A. 23x-9y.                  

B. 23x-8y.                  

C. 46x-18y.                

D. 13x-9y.

Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 3,1g hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào nước thu được 1,12 lít hiđro (đktc). Hai kim loại kiềm đã cho là

A. Li và Na                

B. Na và K                 

C. K và Rb                 

D. Rb và Cs

Câu 18 : Cho 0,64 g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó MO, có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 loãng. Thể tích khí H2(đktc) thu được là 0,224 lit. Cho biết M thuộc nhóm IIA. Xác định M là nguyên tố nào sau đây ?  

A. Mg                         

B. Ca                            

C. Sr                           

D. Ba

Câu 19 : Ion M2+ có cấu tạo lớp vỏ electron ngoài cùng là 2s2 2p6. Cấu hình electron của M và vị trí của nó trong bảng tuần hoàn là

A. 1s22s22p4 , ô 8 chu kỳ 2, nhóm VIA.        

B. 1s22s22p63s2 , ô 12 chu kỳ 3, nhóm IIA.

C. 1s22s22p63s3p , ô 12 chu kỳ 3, nhóm IIA.

D. 1s22s22p63s23p , ô 13 chu kỳ 3, nhóm IIIA.

Câu 20: Cho nguyên tố có Z = 17, nó có hoá trị cao nhất với oxi là :

A. 3                        

B. 5                               

C. 7                             

D. 8

---Để xem tiếp nội dung từ câu 21 đến câu 30 của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 10 số 4

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2020-2021

Câu 1: Cho số điện tích hạt nhân của nguyên tử là: X (Z = 6); Y (Z = 7); M (Z = 13); T (Z= 18); Q (Z = 19). Số nguyên tố có tính kim loại là:

A. 3                                     

B. 4                                 

C. 2                                 

D. 1

Câu 2: Cho các phương trình phản ứng

 (a) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3;

(b) NaOH + HCl → NaCl + H2O;

(c) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2;

(d) AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3;

Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa - khử là:

A. 2                                     

B. 4                                 

C. 1                                 

D. 3

Câu 3: Hỗn hợp khí X gồm clo và oxi. Cho X phản ứng vừa hết với một hỗn hợp Y gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al, sau phản ứng thu được  37,05 gam hỗn hợp rắn Z gồm muối clorua và oxit của 2 kim loại. Phần trăm theo khối lượng của Clo trong hỗn hợp X là:

A. 62,5%.                            

B. 73,5%.                        

C. 37,5%.                       

D. 26,5%.

Câu 4: Lớp N có số electron tối đa là

A. 8                                     

B. 32                               

C. 16                               

D. 50

Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có 13 proton, nguyên tố Y có số hiệu là 8. Nguyên tố X khi tạo thành liên kết hóa học với nguyên tố Y thì nó sẽ:

A. nhường 3 electron tạo thành ion có điện tích 3+.

B. nhận 3 electron tạo thành ion có điện tích 3-.

C. góp chung 3 electron tạo thành 3 cặp electron chung.

D. nhận 2 electron tạo thành ion có điện tích 2-.

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 10 số 5

TRƯỜNG THPT BÌNH LONG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2020-2021

Câu 1: Một nguyên tố X mà hợp chất với hidro có công thức XH3. Oxit cao nhất của X chứa 43,66% X về khối lượng. Nguyên tử khối của X là

A. 12 đvc                             

B. 31 đvc                        

C. 14 đvc                        

D. 32 đvc

Câu 2: Trong các chất sau, chất có liên kết ion là

A. HCl.                                

B. H2O.                           

C. Cl2.                             

D. NaCl.

Câu 3: Ion X2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s²2p6. Vị trí, tính chất của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

A. Chu kì 4, nhóm IVB, kim loại                                

B. Chu kì 3, nhóm VIA, phi kim

C. Chu kì 3, nhóm IIA, kim loại                                 

D. Chu kì 4, nhóm IIIB, kim loại

Câu 4: Trong hợp chất Fe2(SO4)3, điện hóa trị của Fe là

A. 3–                                   

B. 2+                               

C. 1+                              

D. 3+

Câu 5: Brom có 2 đồng vị: 79Br , 81Br . khối lượng nguyên tử trung bình của Br là 80. Phần trăm của 2 đồng vị lần lượt là:

A. 50%, 50%                       

B. 70%, 30%.                 

C. 72%, 28%                  

D. 27%, 73%

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 10 số 6

TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2020-2021

A. TRẮC NGHIỆM: 

Câu 1: X là nguyên tố ở chu kì 3, nhóm IIIA và Y là nguyên tố ở chu kì 2, nhóm VIA. Công thức và loại liên kết của hợp chất tạo bởi X và Y có thể là:

A. X5Y2, liên kết cộng hóa trị.           

B. X3Y2, liên kết ion.

C. X2Y3, liên kết ion. 

D. X2Y5, liên kết cộng hóa trị.

Câu 2: Công thức oxit bậc cao nhất của một nguyên tố là RO2. R thuộc nhóm

A. IVA.                       

B. VIB.   

C. VIA.                       

D. IIIA.

Câu 3: Cho 2 nguyên tố: X (Z = 14), Y (Z =17). Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tính phi kim: X > Y.

B. X, Y thuộc hai chu kì khác nhau trong bảng tuần hoàn.

C. Độ âm điện: X > Y.

D. Bán kính nguyên tử: X > Y.

Câu 4: Dãy nào sau đây chỉ gồm những phân tử không phân cực?

A. N2, CO2, Cl2, H2.               

B. N2, Cl2, H2, HF.  

C. N2, H2O, Cl2, O2.              

D. Cl2, HCl, N2, F2.

Câu 5: Trong anion X- có tổng số hạt cơ bản là 53, số hạt mang điện chiếm 66,04%. Cấu hình electron của X- là

A. 1s22s22p6.                          

B. 1s22s22p63s23p4.                 

C. 1s22s22p63s23p5.                

D. 1s22s22p63s23p6.

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 10 số 7

Trường THPT Hoàng Văn Thụ

Số câu: 20 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

8. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 10 số 8

Trường THPT Lương Văn Tụy

Số câu: 20 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

9. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 10 số 9

Trường THPT Võ Nguyên Giáp

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

10. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 10 số 10

Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

Số câu: 20 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10--

Ngày:27/12/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM