Hoá học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất

Trong tính toán hóa học, chúng ta phải thường xuyên chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích của chất khí thành số mol chất và ngược lại. Chúng ta sẽ tìm hiểu sự chuyển đổi này thông qua bài giảng Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.

Hoá học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào?

1 mol nguyên tử (phân tử) có khối lượng là   M (gam)

n mol nguyên tử (phân tử) có khối lượng là n . M (gam)

- Nhận xét

Đặt  n: số mol chất (mol)

M: là khối lượng mol chất (gam/mol)

m: là khối lượng chất (gam)

Ta lấy số mol chất nhân với khối lượng mol chất đó. Công thức m = n.M (gam) (1)

Từ công thức (1) ta triển khai ra được 2 công thức liên quan như sau:

\(n = \frac{m}{M}\) và \(M = \frac{m}{n}\)

⇒ Kết luận

- Tìm khối lượng chất (m) khi biết số mol chất (n), ta tìm khối lượng mol (M) của chất, sau đó áp dụng công thức: m = n . M (gam)

- Tìm số mol chất (n) khi biết khối lượng chất (m), ta tìm khối lượng mol (M), sau đó áp dụng công thức: 

- Tìm khối lượng mol (M)  khi biết số mol (n) và khối lượng (m), ta áp dụng công thức: 

1.2. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào?

1 mol nguyên tử (phân tử) có thể tích là  22,4 (lit)

n mol nguyên tử (phân tử) có thể tích là 22,4 . n (lit)

Nhận xét:

Đặt  n: số mol chất (mol)

V: Thể tích chất ở điều kiện tiêu chuẩn (lit)

Ta lấy số mol chất nhân với 22,4. Công thức V = 22,4 . n (lit) (2)

Từ công thức (2) ta triển khai ra được công thức liên quan: 

⇒ Kết luận

- Tìm thể tích chất khí ta sử dụng công thức: V = 22,4 . n (lit)

- Tìm số mol chất khí

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất

Bài 1: Tính khối lượng của các lượng chất sau:

a) 0,5 mol nguyên tử N 

b) 0,1 mol phân tử Cl2

c) 0,5 mol CuSO4

Hướng dẫn giải

a) Khối lượng của 0,5 mol N là:

m = n.M = 0,5 . 14 = 7 (gam)

b) Khối lượng của 0,1 mol Cl2 là:

m = n.M = 0,1 . 71 = 7,1 (gam)

c) Khối lượng của 0,5 mol CuSO4 là:

m = n.M = 0,5 . 160 = 80 (gam)

Bài 2: Áp dụng công thức, hoàn thành bài tập sau:

a) Hãy tính khối lượng của 0,25 mol phân tử N2

b) 32g Cu có số mol là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Áp dụng công thức: m = n. M

⇒ Khối lượng của 0,25 mol phân tử N2 là 0,25. 28 = 7 (gam)

Bài 3: Hãy tính khối lượng mol của hợp chất A, biết rằng 0,125 mol chất này có khối lượng là 12,25 gam?

Hướng dẫn giải

Áp dụng công thức: \(M = \frac{m}{n}\)

Khối lượng mol của hợp chất A là: 12,25 : 0,125 = 98

2.2. Dạng 2: Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí

Cho biết

a) 0,2 mol O2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu lít?

b) 1,12 (lít) khí oxi ở đktc có số mol là bao nhiêu ?

Hướng dẫn giải

a) Thể tích khí oxi (đktc): 0,2.22,4 = 4,48 lít

b) Số mol khí oxi: 1,12 : 22,4 = 0,05 mol

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Thể tích của CH4 ở đktc khi biết m = 96 g?

Câu 2: Số mol nguyên tử C trong 44 g CO2?

Câu 3: Phải cần bao nhiêu mol nguyên tử C để có 2,4.1023 nguyên tử C?

Câu 4: Số mol của 19,6 g H2SO4 là?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cho phương trình sau, tính khối lượng chất tạo thành biết 2,3 g Na

4Na + O2 → 2Na2O

A. 0,31 g

B. 3 g

C. 3,01 g

D. 3,1 g

Câu 2: Cho Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2. Tính VH2 biết mFe = 15,12 g

A. 6,048 l

B. 8,604 l

C. 5,122 l

D. 2,45 l

Câu 3: Chọn đáp án đúng: Số mol của 12g O2, 1,2 g H2, 14 g N2

A. 0,375 mol; 0,6 mol; 0,5 mol

B. 0,375 mol; 0,5 mol; 0,1 mol

C. 0,1 mol; 0,6 mol; 0,5 mol

D. O,5 mol; 0,375 mol; 0,3 mol

Câu 4: Nếu 2 chất khác nhau nhưng có ở cùng nhiệt độ và áp suất, có thể tích bằng nhau thì

A. Cùng khối lượng

B. Cùng số mol

C. Cùng tính chất hóa học

D. Cùng tính chất vật lí

Câu 5: Cho mCa = 5 g, mCaO = 5,6 g. Kết luận đúng

A. nCa > nCaO

B. nCa < nCaO

C. nCa = nCaO

D. VCa = VCaO

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm: 

  • Biết mối quan hệ giữa khối lượng và lượng chất. 
  • Xác định được khối lượng, lượng chất, khối lượng mol chất khi biết hai đại lượng còn lại.
Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM