Lịch Sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)

Bài học dưới đây tóm tắt những nét chung, đồng thời kể ra những đặc điểm của mỗi nước, mỗi khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á. Để tìm hiểu kĩ hơn, mời các em cùng đến với bài học "Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)".

Lịch Sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939.

1.1.1. Những nét chung

- Do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á bùng nổ mạnh, lên cao và lan rộng ở nhiều khu vực trên thế giới. Tiêu biểu là cách mạng ở trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, và In-đô-nê-xia.

- Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập và nhiều nước giữ vị trí lãnh đạo. Các Đảng cộng sản cũng lần lượt được thành lập ở các nước.

- Các phong trào tiêu biểu

+ Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc 4-5-1919

+ Cách mạng Mông Cổ thắng lợi, nước dân chủ nhân dân Mông Cổ ra đời.

+ Phong trào ở Đông Nam Á lan rộng khắp nơi.

+ Ở Ấn Độ: các cuộc bãi công của công nhân và khởi nghĩa nông dân; Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi độc lập, tẩy chay hàng hóa Anh, phát triển kinh tế dân tộc.

+ 1921- 1922, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ thành lập.

+ Cách mạng Việt Nam phát triển mạnh ở cả nước.

1.1.2. Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939

a. Phong trào Ngũ tứ. Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc

- Mục đích: Chống đế quốc, chống phong kiến.

- Quy mô: Từ Bắc Kinh lan ra cả nước

- Lực lượng: Học sinh, nông dân, tri thức yêu nước, công nhân.

- Khẩu hiệu chiến tranh:  “ Trung Quốc của người Trung Quốc”, “ Phế bỏ hiệp ước 21 điều”.

- Ý nghĩa:

+ Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

+ Làm chậm quá trình xâm lược Trung Quốc của các đế quốc.

+ Chủ nghĩa Mác – Lê Nin được truyền bá sâu rộng ở Trung Quốc, giai cấp công nhân trưởng thành, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (7/1921).

b. Hoạt động của Đảng Cộng Sản Trung Quốc

- 1926- 1927: Đảng Công sản lãnh đạo chiến tranh cách mạng lật đổ quân phiệt đang chia nhau thống trị Trung Quốc.

- 1927- 1937: nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm lật đổ nền thống trị phản động của tập đoàn QUốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch.

- Tháng 7- 1937: Đảng cộng sản hợp tác với Quốc dân đảng kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược.

1.2. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

1.2.1. Tình hình chung của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

- Đầu thế kỉ XX hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa, nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

- Những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh xuất hiện nét mới: giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng.

- Đảng cộng sản được thành lập ở các nước và lãnh đạo đấu tranh.

1.2.2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á

- Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á diễn ra sôi nổi và liên tục dưới nhiều hình thức

- Tại Đông Dương:

+ Lào: khởi nghĩa của ông Kẹo và Cam ma đan (1901- 1936).

+ Campuchia: 1918- 1920- 1926 - phong trào hướng dân chủ tư sản của A - cha –Hem- chiêu 1930- 1935

+ Việt Nam: phát triển mạnh nhất là sau khi Đảng Cộng sản thành lập (Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930- 1931 )

+ Tại In đô nê xia: Trong những năm 1926 – 1927: Đảng cộng sản lãnh đạo khởi nghĩa Xu-ma-tơ-ra nhưng bị đàn áp. Quần chúng ngả theo phong trào dân chủ tư sản do Ác-mét Xu-các-nô, lãnh tụ Đảng dân tộc đứng đầu.

2. Luyện tập

Câu 1: Kể tên những phong trào đấu tranh của các nước châu Á.

Gợi ý trả lời

Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển rộng khắp toàn châu Á, trong đó có những nước và khu vực diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ như Trung Quốc, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ, Đông Nam Á,...

Câu 2: Em hãy nêu những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Gợi ý trả lời

Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là: giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, và ở một số nước, công nhân đã đóng vai trò lạnh đạo cách mạng. Sau chiến tranh, nhiều Đảng cộng sản ở các nước châu Á cũng được thành lập như Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản In –đô –nê –xi –a, Đảng Cộng Sản của các nước Đông Nam Á…

Câu 3: Theo em, khẩu hiệu đấu tranh của Phong trào Ngũ tứ có điều gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” trong Cách mạng Tân Hợi (1911)?

Gợi ý trả lời

- Khẩu hiện đấu tranh của phong trào Ngũ tứ:

  • “Trung Quốc của người Trung Quốc”
  • “Phế bỏ hiệp ước 21 điều” (Hiệp ước nhằm xâu xé Trung Quốc).
  • “Ngoại tranh quốc quyền, nội trừ quốc tặc”…

- Khẩu hiệu thời kì Ngũ tứ vừa mang tính chất chống đế quốc, vừa mang tính chất chống phong kiến, so với cách mạng Tân Hợi 1911, phong trào Ngũ tứ có tiến bộ hơn vì cách mạng Tân Hợi trước đó chỉ dừng lại ở tính chất phong kiến “ Đánh đổ Mãn Thanh”. Phong trào Ngũ tứ tạo điều kiện dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng Sản Trung Quốc ( tháng 7/ 1921).

Câu 4: Hãy điểm những nét chính về phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939

Gợi ý trả lời

- Các phong trào tiêu biểu:

  • 1919, phong trào Ngũ Tứ.
  • 1927 – 1927, “chiến tranh Bắc phạt”.
  • 1927 – 1937 nội chiến cách mạng giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản.
  • Từ 1937, kháng chiến chống Nhật.

- Quy mô: Lan rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

- Tính chất: cách mạng dân tộc dân chủ.

- Kết quả:

  • Sau phong trào Ngũ Tứ: chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá rộng rãi.
  • Sau cuộc “chiến tranh bắc phạt”: Các tập đoàn phong kiến quân Phiệt thống trị ở phía Bắc Trung Quốc bị đánh bại.
  • Từ năm 1937, Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật được hình thành.

Câu 5: Nhận xét của em về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Gợi ý trả lời

- Thứ nhất: Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, quyết liệt; dưới nhiều hình thức khác nhau, như: đấu tranh vũ trang, đấu tranh nghị trường ... ; lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

- Thứ hai: Ở nhiều nước Đông Nam Á, ví dụ như: Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin... Đảng Cộng sản được thành lập → đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp vô sản. Trên cơ sở đó, giai cấp vô sản đã tham gia tích cực và dần giữ vai trò lãnh đạo trong phong trào giải phóng dân tộc.

- Thứ ba: ở một số nước Đông Nam Á, phong trào đấu tranh theo con đường Dân chủ tư sản tiếp tục phát triển. Nhiều cuộc đấu tranh mạnh mẽ đã diễn ra, tiêu biểu là: phong trào Tha-kin ở Miến Điện, Phong trào chống thực dân Anh đòi tự trị ở Mã Lai...

- Thứ tư: Từ năm 1940, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.

3. Kết luận

Bài học tóm tắt phong trào giành độc lập dân tộc ở Châu Á trong những năm 1918 đến 1939. Qua bài học các em cần nắm được phong trào độc lập dân tộc ở châu Á nói chung, đặc biệt là cuộc cách mạng Trung Quốc và phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á nói riêng.

Ngày:09/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM