Hoá học 11 Bài 21: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Nội dung bài giảng tìm hiểu về các loại công thức của hợp chất hữu cơ: Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo. Trình bày phương pháp thiết lập công thức đơn giản.

Hoá học 11 Bài 21: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Công thức đơn giản nhất

a. Định nghĩa

Công thức đơn giảng nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên ltố trong phân tử.

b. Cách thiết lập CTĐGN

Gọi công thức đơn giản nhất (CTĐGN) của hợp chất đó là: CxHyOz

Lập tỉ lệ: x:y:z = nC : nH :nO  \(= \frac{{{m_C}}}{{12}}:\frac{{{m_H}}}{1}:\frac{{{m_O}}}{{16}}\)

Hoặc \(x:y:z = \frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1}:\frac{{\% O}}{{16}}\)

⇒ CTĐGN của hợp chất: CxHyOz (x, y, z: Số nguyên tối giản)

1.2. Công thức phân tử

a. Định nghĩa

Công thức phân tử (CTPT) là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.

b. Mối quan hệ giữa CTPT và CTĐGN

Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong công thức phân tử là một số nguyên lần số ngtử của nó trong CTĐGN.

- Trong một số trường hợp:CTPT = CTĐGN

- Một số chất có công thức phân tử khác nhau nhưng có cùng CTĐGN

1.3. Cách thiết lập CTPT của HCHC

a. Thông qua CTĐGN

(CaHbOc)n → MA = (12a + 1b + 16c) .n 

Với a,b,c đã biết kết hợp MA

Tính được n → CTPT

b. Dựa vào thành phần trăm về khối lượng các nguyên tố

Xét sơ đồ: CxHyOz → xC + yH + zO.

Klg (g)         M(g)       12x       y    16z

%m            100%         C%   H%   Z%.

Từ tỉ lệ:

\(\frac{M}{{100}} = \frac{{12x}}{{\% C}} = \frac{y}{{\% H}} = \frac{{16z}}{{\% O}}\)

\(\begin{array}{l}
 \Rightarrow x = \frac{{M.\% C}}{{12.100\% }}\\
y = \frac{{M.\% H}}{{100\% }}\\
z = \frac{{M.\% O}}{{16.100\% }}
\end{array}\)

c. Tính trực tiếp từ khối lượng sản phẩm đốt cháy

CxHyOz+(x+y/4–z/2)O2→ xCO+ y/2H2O                                                                     

1mol                         xmol     y/2mol

\(x = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_A}}};y = \frac{{2.{n_{{H_2}O}}}}{{{n_A}}}\)

Biết MA; x; y →12x+1y+16z = MA

\(\Rightarrow z = \frac{{{M_A} - 12x - 1y}}{{16}}\)

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Tìm công thức đơn giản nhất

Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam một HCHC A thu được 0,448 lit khí CO2 (đkc) và 0,36 gam H2O. Tìm CTĐGN của A?

Hướng dẫn giải

Đặt CTĐGN của A là CxHyOz

\({m_C} = \frac{{12.0,448}}{{22,4}} = 0,24(g);{m_H} = \frac{{2.0,36}}{{18}} = 0,04(g)\)

⇒ mO= 0,6 – 0,24 – 0,04 = 0,32 (g)

Lập tỉ lệ:

x:y:z = \frac{{0,24}}{{12}}:\frac{{0,04}}{1}:\frac{{0,32}}{{16}} = 0,02:0,04:0,02\)

\(x:y:z = \frac{{0,24}}{{12}}:\frac{{0,04}}{1}:\frac{{0,32}}{{16}} = 0,02:0,04:0,02\)

Biến đổi thành tỉ lệ số nguyên đơn giản: 1:2:1

⇒ CTĐGN là: CH2O

2.2. Dạng 2: Thiết lập công thức hóa học

Phenol phtalein có %m: %C = 75,47% , % H = 4,35%, % O = 20,18%. Khối lượng mol phân tử của phenolphtalein là 318 g/mol. Hãy lập CTPT của nó. 

Hướng dẫn giải

Gọi CxHyOz (x,y,z là số nguyên dương)

\(\begin{array}{*{20}{l}}
\begin{array}{l}
x = \frac{{318.75,47}}{{12.100}} = 20;\\
y = \frac{{318.4,35}}{{100}} = 14;
\end{array}\\
{z = \frac{{318.20,18}}{{16.100}} = 4}
\end{array}\)

⇒ CTPT: C20H14O4

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu dược 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (có thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là?

Câu 2: Oxi hóa hoàn toàn 4,92g một hợp chất A chứa C, H, O, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, bình chứa KOH thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 đặc tăng thêm 1,81mg, bình chứa KOH tăng thêm 10,56g. Ở thí nghiệm khác, khi nung 6,15g hợp chất A với CuO thì thu được 0,55l (đktc) khí N2. Hàm lượng phần trăm của Oxi trong A là bao nhiêu?

Câu 3: Hợp chất A chứa các nguyên tố C, H, O. Khi đốt A cần dùng một lượng oxi bằng 8 lần lượng oxi có nó và thu được lượng khí CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng CO2 so với khối lượng nước = 22/9. Công thức đơn giản nhất của A là?

Câu 4: Vitamin A (retinol) có công thức phân tử C20H30O, công thức đơn giản nhất của vitamin A là?

Câu 5: Phân tích chất hữu cơ X chứa C, H, O ta có: mC: mH: mO = 2,24 : 0,357 : 2. Công thức đơn giản nhất của X là?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Tỉ khối hơi cuả chất X so với hiđro bằng 44. Phân tử khối của X là

A. 44   

B. 46   

C. 22   

D. 88.

Câu 2: Thể tích của 1,5 gam chất X bằng thể tích của 0,8 gam khí oxi (đktc cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Phân tử khối của X là

A. 60   

B. 30   

C. 120   

D. 32.

Câu 3: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 30. Công thức phân tử của X là

A. CH2O   

B. C2H4O2   

C. C3H6O2   

D. C4H8O2.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Biết tỉ khối của X so với CO2 bằng 2. Công thức phân tử của X là

A. C5H12O   

B. C2H4O   

C. C3H4O3   

D. C4H8O2.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O ). Thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Khi hóa hơi 1,85 gam X, thu được thể tích bằng với thể tích của 0,7 gam N2 cùng nhiệt độ, áp suất. Xác định công thức phân tử của X.

A. C5H10O   

B. C3H6O2   

C. C2H2O3   

D. C3H6O.

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Công thức phân tử hợp chất hữu cơ Hóa học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm:

  • Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo.
  • Trình bày phương pháp thiết lập công thức đơn giản.
Ngày:20/07/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM