Lý 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu

Nam châm có những khả năng và ứng dụng gì? Để hiểu rõ hơn về điều đó, eLib xin chia sẻ bài Công suất điện thuộc chương trình SGK Vật lý lớp 9. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Lý 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Từ tính của nam châm

  • Nam châm vĩnh cửu là các vật được cấu tạo từ các vật liệu cứng có khả năng giữ từ tính không bị mất từ trường, được sử dụng như những nguồn tạo từ trường.

  • Hầu hết kim loại đều bị hút bởi nam châm song vẫn có một số là ngoại lệ, chúng bao gồm: đồng, bạc, vàng, magiê, bạch kim, nhôm,… Tuy nhiên, chúng vẫn có thể bị từ hóa một lượng nhỏ khi được đặt trong một từ trường.

  • Bất kỳ nam châm nào cũng có hai từ cực.

  • Kim (hoặc thanh) nam châm tự do, khi đã đứng cân bằng luôn chỉ hướng nam- bắc cực chỉ hướng bắc gọi là cực bắc, cực chỉ hướng nam gọi là cực nam.

  • Người ta sơn các màu khác nhau để phân biết các từ cực của nam châm. Ví dụ: N: chỉ cực Bắc, S: chỉ cực Nam.

  • Nam châm hút các vật liệu từ : sắt thép, côban,… Hầu như không hút đồng, nhôm,...

1.2. Tương tác giữa hai nam châm

- Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì:

  • Chúng hút nhau nếu các cực khác tên.
  • Chúng đẩy nhau nếu các cực cùng tên.

Tương tác giữa hai nam châm

Ví dụ: Trái đất là một nam châm khổng lồ.

Trái đất là một nam châm khổng lồ

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Hãy xác định tên từ cực của các nam châm thường dùng trong phòng thí nghiệm (nam châm thẳng, nam châm chữ U, kim nam châm).

Hướng dẫn giải:

Đầu của thanh nam châm có ghi chữ N là cực Bắc, đầu có ghi chữ S là cực Nam.

Câu 2: Theo em, có thể giải thích thế nào hiện tượng hình nhân đặt trên xe của Tổ Xung Chi luôn chỉ hướng nam?

Hướng dẫn giải:

Có thể trên hình nhân đặt trên xe của Tổ Xung Chi có gắn thanh nam châm, và cánh tay là cực Nam của nam châm.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?

Câu 2: Một nam châm vĩnh cửu có những đặc tính nào?

Câu 3: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

Câu 4: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?

A. Dùng kéo

B. Dùng nam châm

C. Dùng kìm

D. Dùng một viên bi còn tốt

Câu 2: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?

A. Dùng kéo

B. Dùng nam châm

C. Dùng kìm

D. Dùng một viên bi còn tốt

Câu 3: Hai nam châm được đặt như sau:

Nam châm

Thanh nam châm (2) lơ lửng ở trên thanh nam châm (1) là do:

A. Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau.

B. Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau.

C. Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau.

D. Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau.

Câu 4: Dụng cụ nào dưới đây không có nam châm vĩnh cửu?

A. La bàn

B. Loa điện

C. Rơ le điện từ

D. Đinamo xe đạp

4. Kết luận

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Nam châm vĩnh cửu cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó,… các em cần phải nắm được : 

  • Biết được các đặc điểm của nam châm vĩnh cửu.
  • Nắm được từ tính của nam châm
  • Nắm được các loại tương tác giữa hai nam châm
Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM