Địa lí 9 Bài 22: Thực hành: Vẽ, phân tích biểu đồ MQH giữa dân số, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người

Nhằm giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ thông qua bài thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người Địa lý 9, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 22 Địa lí 9. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 9 Bài 22: Thực hành: Vẽ, phân tích biểu đồ MQH giữa dân số, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu

- Biết xử lí bảng số liệu và vẽ được biểu đồ đường .

- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số , sản lượng lương thực và bình quân theo đầu người.

- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ trên cơ sở xử lí bảng số liệu.

1.2. Dụng cụ

- Bản đồ tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng.

2. Nội dung tiến hành

2.1. Hoạt động 1: Dựa vào bảng 22.1, vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng

Bảng 22.1. Tốc độ tăng dân sô, sản lượng thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng (%)

Năm

Tiêu chí

1995

1998

2000

2002

Dân số

100,0

103,5

105,6

108,2

Sản lượng lương thực

100,0

117,7

128,6

131,1

Bình quân lương thực theo đầu người

100,0

113,8

121,8

121,2

Gợi ý làm bài

Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng

Biểu đồ tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995 – 2002 (%)

2.2. Hoạt động 2: Đọc và phân tích biểu đồ

Dựa vào biểu đồ đã vẽ và các bài học 20, 21, hãy cho biết:

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng

b) Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng

c) Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng.

Gợi ý làm bài

a) - Thuận lợi:

      + Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê), thuận lợi cho việc phát triển cây lượng thực.

      + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ, và đưa vụ đông lên thành vụ chính.

      + Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cùng các nhánh của chúng là nguồn cung cấp nước thường xuyên cho hoạt động nông nghiệp.

 

      + Nguồn lao động dồi dào, người dân có truyền thống và kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

      + Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.

      + Thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn:

      + Một số nơi đất đã bị bạc màu.

      + Thiếu nước trong mùa khô.

      + Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán...

b) Vai trò của vụ ngô đông: Ngô đông có năng suất cao, ổn định, diện tích đang mở rộng chính là nguồn lương thực, nguồn thức ăn gia súc quan trọng

c) Tỉ lệ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng giảm mạnh là do việc triển khai chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình có hiệu quả. Do đó, cùng với phát triển nông nghiệp, bình quân lương thực bằng 400kg/người. Đồng bằng sông Hồng đã bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu một phần lượng thực.

3. Kết luận 

Sau khi học xong bài này các em cần nắm:

- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ trên cơ sở xử lí bảng số liệu. Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực cà bình quân lương thực theo đầu người đề củng cố kiến thức đã học về vùng đồng bằng sông Hồng, một vùng đất chật người đông, mà giải pháp quan trọng là thâm canh tăng vụ và tăng năng suất.

- Biết suy nghĩ về các giải pháp phát triển bền vững.

Ngày:04/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM