Công nghệ 6 Bài 26: Chi tiêu trong gia đình

Ngoài việc thu nhập ta cần có những khoảng chi tiêu nhất định. Vậy làm sao để gọi là chi tiêu thích hợp? Nội dung bài học dưới đây sẽ giúp các em giải quyết vấn đề này. Mời các em cùng tham khảo!

Công nghệ 6 Bài 26: Chi tiêu trong gia đình

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chi tiêu trong gia đình là gì?

Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần cho các thành viên trong gia đình từ các nguồn thu nhập của họ. 

1.2. Các khoản chi tiêu trong gia đình

a. Chi cho nhu cầu vật chất

Nhu cầu ăn uống

- Sự chi tiêu trong các gia đình không giống nhau vì phụ thuộc vào quy mô gia đình, tổng thu nhập của từng gia đình, nó gồm các khoản chi như:

  • Chi cho ăn uống, may mặc, ở
  • Chi cho nhu cầu đi lại
  • Chi cho bảo vệ sức khỏe

b. Chi cho nhu cầu văn hóa tinh thần

  • Chi cho học tập: Tiền học tập của con cái, tiền học tập nâng cao của bố mẹ, tiền dụng cụ, phương tiện học tập…
  • Chi cho nhu cầu đi nghỉ mát ở biển, đi chơi công viên vào ngày lễ, đi xem biểu diễn văn nghệ, về quê thăm ông bà,…..
  • Chi cho hội họp, thăm viếng, sinh nhật, đám tiệc,….

Chi tiêu cho nhu cầu văn hóa tinh thần

1.3. Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam

  • Thu nhập của các hộ gia đình ở thành phố chủ yếu bằng tiền, còn các hộ gia đình ở nông thôn chủ yếu bằng sản phẩm mà họ sản xuất ra.
  • Sự khác nhau về hình thức thu nhập sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của gia đình.

1.4. Cân đối thu, chi trong gia đình

  • Mục đích: làm cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu, để phần dư ra làm phần tích lũy cho gia đình.

a. Chi tiêu hợp lý

- Chi tiêu hợp lý là phải thoả mãn các nhu cầu thiết yếu gia đình và phải có phần tích lũy. (mức độ thoả mãn có thể tăng dần theo mức độ và khả năng thu nhập)

  • Dành cho nhu cầu đột xuất: (ốm đau, thăm viếng, cưới hỏi…)
  • Chuẩn bị cho các chi tiêu lớn (mua sắm vật dụng đắt tiền, xây nhà cửa, phát triển kinh tế gia đình...)  

- Dù ở nông thôn hay thành phố , múc chi tiêu của mỗi gia đình đều phải cân đối với khả năng thu nhập của gia đình, đồng thời phải có tích lũy.

- Có thể thấy phần tích luỹ trong mỗi gia đình là vô cùng cần thiết và quan trọng. Muốn có tích luỹ, ta phải biết cách cân đối thu, chi mà trước hết là phải biết chi tiêu một cách hợp lý.

- Ví dụ 1: Thu nhập của 1 gia đình ở thành thị có 4 người trong 1 tháng là: 1.500.000đ

  • Trong đó:

- Ví dụ 2: Thu nhập của 1 gia đình ở nông thôn có 6 người trong 1 năm là: 10.000.000đ

  • Trong đó:

b. Biện pháp cân đối thu, chi

- Chi tiêu theo kế hoạch: Chi tiêu theo kế hoạch là việc xác định trước nhu cầu cần chi tiêu và cân đối được với khả năng thu nhập

- Tích lũy (tiết kiệm):

- Môi cá nhân và gia đình đều phải có tích lũy.

- Có tích lũy nhờ tiết kiệm chi tiêu hàng ngày.

- Tích lũy giúp ta có khản tiền chi cho những việc đọt xuất, mua sắm hoặc phát triển kinh tế gia đình 

- Để có tích lũy, phải: 

  • Tiết kiệm chi tiêu  
  • Tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Cân nhắc trước khi mua

2. Luyện tập

Câu 1: Em đi đến trường bằng phương tiện gì? Còn bố mẹ em đi làm bằng phương tiện gì?

Gợi ý trả lời

Ví dụ:

  • Em đến trường bằng xe bus.
  • Bố mẹ em đi làm bằng xe máy.

Câu 2: Gia đình em phải chi những khoản gì cho việc học tập?

Gợi ý trả lời

- Gia đình em phải chi các khoản cho học tập:

  • Tiền mua đồ dùng học tập: sách vở, bút, thước kẻ,…
  • Tiền học phí mỗi kì.
  • Tiền học thêm.
  • Tiền sinh hoạt tại trường.

Câu 3: Theo em, mức chi tiêu của gia đình ở thành phố và nông thôn có khác nhau không? Vì sao?

Gợi ý trả lời

  • Theo em mức chi tiêu của gia đình thành phố cao hơn vì giá cả của cùng một vật dụng ở thành phố đắt hơn và ở thành phố hầu như không tự sản xuất được các thực phẩm ăn uống nên phải thêm nhiều khoản chi hơn so với nông thôn.

Câu 4: Em cho biết chi tiêu như các hộ gia đình ở bốn ví dụ trên đã hợp lí chưa? Vì sao?

Gợi ý trả lời

  • Theo em chi tiêu như bốn hộ gia đình trên là hợp lí vì tổng thu của cả bốn gia đình đều lớn hơn tổng chi tiêu và có một khoản tiền tiết kiệm cho gia đình.

Câu 5: Hãy xem gợi ý ở hình 4.3, em quyết định mua hàng khi nào trong 3 trường hợp: Rất cần – Cần – Chưa cần?

Gợi ý trả lời

  • Rất cần: khi bản thân đang rất cần mua sản phẩm đó, nếu không mua có thể làm ảnh hưởng đến công việc bản thân, gia đình.
  • Cần: khi sản phẩm đó quan trọng đối với công việc bản thân mà trước sau gì cũng phải mua và có thể mua ngay sẽ đỡ tốn tiền hơn.
  • Chưa cần: khi sản phẩm đó không cần thiết phải mua.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Biết được chi tiêu trong gia đình là gì? Các khoảng chi tiêu và sự khác nhau về mức chi tiêu của các hộ gia đình ở Việt Nam
  • Các biện pháp cân đối thu chi trong gia đình
  • Làm được một số công việc giúp đỡ gia đình và có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu
Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM