Lịch Sử 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) triều đình phong kiến Nguyễn chính thức đầu hàng thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến chống Pháp vẫn phát triển mạnh vào những năm cuối thế kỉ XIX. Mời các em cùng tìm hiểu nội dung này qua bài “Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX”

Lịch Sử 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1.  Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế, vua Hàm Nghi ra “chiếu Cần Vương”.

1.1.1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7- 1885.

a. Nguyên nhân

- Phe chủ chiến trong triều đình Huế muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp.

- Thực dân Pháp khi biết âm mưu của phe chủ chiến, đã tìm mọi cách để tịêu diệt phe chủ chiến khi có điều kiện.

b. Diễn biến

- Đêm 4 rạng 5- 7- 1885 Tôn Thất Thuyết (Thượng Thư Bộ binh ) hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Tòa Khâm Sứ và Đồn Mang Cá.

- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng phản công chiếm Hoàng Thành. Trên đường đi chúng giết người cướp của rất dã man.

1.1.2. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng

- Kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây 13- 7- 1885 ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương" kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

- Từ đó phong trào chống xâm lược dâng lên sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỷ XIX.

+ 1885- 1888, phong trào bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ, Bắc Kỳ

+ 1888- 1896: sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)

1.2. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

a. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)

- Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng

- Địa bàn hoạt động: Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê ( Nga Sơn -Thanh Hóa)

- Chiến thuật đánh giặc: Phòng thủ

- Lực lượng: Người Kinh, người Thái, người Mường...

- Diễn biến:  Cuộc chiến đấu quyết liệt từ tháng 12-1886 đến 1-1887

- Ý nghĩa: Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân  Thanh Hóa.

Công sự phòng thủ Ba Đình

b. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)

- Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật

- Địa bàn hoạt động: Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ (Hưng Yên)

- Chiến thuật đánh giặc: Du kích

- Diễn biến: Từ 1883 -1892  nghĩa quân thực hiện chiến thuật du kích đánh địch. Quân giặc nhiều lần bao vây tiêu  diệt nghĩa quân nhưng không được.

- Tuy nhiên, sau nhiều đợt chống càn liên tục, lực lượng quân ta bị hao mòn dần và rơi vào thế bao vây, cô lập => Năm 1892 khởi nghĩa tan dã

- Ý nghĩa: Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Bắc Kì.

c. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng

- Địa bàn hoạt động:  4 tỉnh: Thanh Hóa, nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

- Căn cứ chính: Ngàn Trươi (Hương Khê- Hà Tĩnh)

- Chiến thuật đánh giặc: Du kích, vận động chiến

- Diễn biến:

+ 1885-1888: thời kỳ tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí.

+ 1888-1895: thời kỳ chiến đấu.

- Ý nghĩa: Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.

Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê

d. Ý nghĩa của phong trào cần Vương

- Phong trào Cần Vương là phong trào lớn mạnh, thể hiện truyên thống và khí phách anh hùng của dân tộc ta.

- Tiêu biểu nhất cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX.

- Hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào chống chủ nghĩa đế quốc.

e. Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương

- Hạn chế của ý thức hệ phong kiến ( khẩu hiệu Cần Vương ), chỉ đáp ứng phần nhỏ yêu cầu của dân tộc, chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.

- Hạn chế của người lãnh đạo, chiến đấu mạo hiểm, phiên lưu, chưa tính toán kết quả, chiến lược, chiến thuật sai lầm, thiếu liên hệ, khi thất bại dễ sinh ra bi quan chán nản.

2. Luyện tập

Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành căn bản công cuộc xâm lược Việt Nam ở cuối thế kỉ XIX?

Gợi ý trả lời

Với Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt triều đình Huế đã chính thức thừa nhận toàn bộ Việt Nam thuộc đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, phụ thuộc cả về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao. Triều đình Huế được cai quản Trung Kì những mọi giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều phải thông qua Pháp và đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì.

Câu 2: Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Gợi ý trả lời

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Bộ vô cùng khó khăn

- Một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống của nhân dân bị xâm phạm

=> Họ sẵn sàng đứng lên đấu tranh

Câu 3: “Chiếu Cần vương” là gì? Mục đích của việc ban chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi?

Gợi ý trả lời

- "Chiếu Cần Vương" là giúp vua, mang nghĩa là phò vua giúp nước.

- Phong trào Cần Vương thực chất là tập hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang khắp cả nước từ năm 1885 đến năm 1896 với sự hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Quy mô của phong trào này còn riêng rẽ và mang tính địa phương.

- Mục đích: Chiếu Cần Vương có tác dụng kêu gọi toàn bộ nhân dân cả nước đứng lên cùng đoàn kết để giúp vua chống lại thực dân.

3. Kết luận

Kết thúc bài học, các em nắm được các ý chính sau:

  • Cuộc phản công uân Pháp và "chiếu Cần Vương" ra đời
  • Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
Ngày:24/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM