Lý 6 Bài 29: Sự sôi (tiếp theo)

Nội dung bài học dưới đây giúp các em tiếp tục tìm hiểu về sự sôi, trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng thay đổi như thế nào. Từ đó giải được các dạng bài tập từ dễ đến khó, nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức. Chúc các em học tốt!      

Lý 6 Bài 29: Sự sôi (tiếp theo)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhiệt độ sôi

- Trả lời câu hỏi 

  • Bảng theo dõi diễn biến khi đun nước thí nghiệm

C1: Ở nhiệt độ nào bắt đầu xuất hiện các bọt khí ở đáy bình?

  • Ở 40oC thì xuất hiện các bọt khí ở đáy bình.

C2: Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước?

  • Ở  75oC thì các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước.

C3: Ở nhiệt độ nào xãy hiện tượng các bọt khí nỗi lên mặt nước, vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều (nước sôi)?

  • Ở 100oC thì thì các bọt khí nỗi lên mặt nước, vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều.

C4: Trong khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước có tăng không?

  • Trong khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.

  • Chú ý: Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau.

Bảng 29.1: Ghi nhiệt độ sôi của một số chất

1.2. Rút ra kết luận

C5: Trong cuộc tranh luận của Bình và An, ai đúng, ai sai?

  • Trong cuộc tranh luận của Bình và An thì Bình đã đúng, An thì sai.

C6: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chổ trống của các câu sau đây:

a. Nước sôi ở 100oC nhiệt độ này gọi là Nhiệt độ sôi của nước.

b. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nước không thay đổi

c. Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.

Vậy: 

  • Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi.

  • Trong suốt thời gian sôi. Nhiệi độ của chất lỏng không đổi.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Tại sao đo nhiệt độ của hơi nước sôi. Người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân, mà không dùng nhiệt kế rượu?

Hướng dẫn giải:

Để đo nhiệt độ của hơi nước người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân vì nó có GHĐ lớn hơn nhiệt độ sôi của nước (1300C > 1000C) và không dùng nhiệt kế rượu vì nhiệt kế rượu có GHĐ nhỏ hơn nhiệt độ sôi của nước (500C < 1000C).

Câu 2: Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia nhiệt độ?

Hướng dẫn giải:

Người ta chọn nhiệt độ sôi của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia độ vì hơi nước sôi ở một nhiệt độ xác định (1000C) và trong suốt quá trình sôi nước không thay đổi nhiệt độ.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1:  Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự phụ thuộc nhiệt độ sôi của chất lỏng vào độ cao so với mặt nước biển?

Câu 2: Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

Câu 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa…. vào các bọt khí vừa…… trên mặt thoáng.

Câu 4: Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng

A. tăng dần lên              B. giảm dần đi

C. khi tăng khi giảm        D. không thay đổi

Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng khi nói về sự sôi?

A. Nước sôi ở nhiệt độ 100oC. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước.

B. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi..

C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước tăng dần.

D. Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.

Câu 3: Đổ vào ba bình có cùng diện tích đáy một lượng nước như nhau, đun ở điều kiện như nhau thì:

Ba bình cùng diện tích đáy

A. Bình A sôi nhanh nhất.

B. Bình B sôi nhanh nhất.

C. Bình C sôi nhanh nhất.

D. Ba bình sôi cùng nhau vì có cùng diện tích đáy.

Câu 4: Chọn phát biểu không đúng về nhiệt độ sôi?

A. Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau.

B. Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định.

C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

D. Nhiệt độ sôi của nước là lớn nhất trong các chất lỏng.

4. Kết luận

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Sự sôi (tiếp theo) cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:

  • Biết được nhiệt độ sôi và các đặc điểm của sự sôi.

  • Rút ra được các kết luận cần thiết về sự sôi.

  • Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản trong thực tế

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM