Công nghệ 10 Bài 55: Quản lí doanh nghiệp

Quản lý doanh nghiệp là một công việc rất quan trọng, là yếu tố chính để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Ở bài học trước , chúng ta đã được tìm hiểu về các bước triển khai việc thành lập doanh nghiệp. Vậy sau khi thành lập được doanh nghiệp, công việc quản lý doanh nghiệp được tiến hành như thế nào? Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài học mới, mời các em cùng theo dõi nội dung Bài 55: Quản lí doanh nghiệp

Công nghệ 10 Bài 55: Quản lí doanh nghiệp

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tổ chức hoạt động kinh doanh

a. Xác lập cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

- Đặc trưng của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp gồm những bộ phận, cá nhân khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc nhau, được chuyên môn hoá để thực hiện mục tiêu xác định cua doanh nghiệp.

+ Có hai đặc trưng cơ bản là: Tính tập trung và tính tiêu chuẩn hóa:

  • Tính tập trung: Thể hiện quyền lực của tổ chức tập trung vào một cá nhân hay bộ phận.
  • Tính tiêu chuẩn hóa: Đòi hỏi các bộ phận, các cá nhân trong doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi nội quy , quy chế của doanh nghiệp.

- Mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhỏ thường có mô hình trúc đơn giản với các đặc điểm sau:

+ Quyền quản lí tập trung vào một người - Giám đốc doanh nghiệp xử lí thông tin và quyết định mọi vấn đề doanh nghiệp

+ Ít đầu mối quản lí, số lượng nhân viên ít.

+ Cấu trúc gọn nhẹ, dễ thích nghi với thay đổi môi trường xung quanh.

Cách quản lí doanh nghiệp nhỏ

- Doanh nghiệp có quy mô kinh doanh vừa và lớn sẽ có mô hình cấu trúc phức tạp hơn, đó là các loại cấu trúc theo chức năng chuyên môn, cấu trúc theo ngành hàng kinh doanh.

Mô hình tổ chức doanh nghiệp đơn giản. Theo cấu trúc chức năng và cấu trúc ngành hàng

Quản lí doanh nghiệp theo chức năng

b. Tổ chức thực hiện kế hoach kinh doanh của doanh nghiệp

Là khâu quan trọng, nó góp phần thực hiện các mục tiêu xác định của doanh nghiệp thành những kết quả thực tế

- Phân chia nguồn lực. Nguồn lực của doanh nghiệp gồm:

  • Tài chính: tuỳ thuộc vào nhu cầu mua bán hàng hoá và tổ chức dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp.
  • Nhân lực: doanh nghiệp phân công nhân lực dựa trên:

+ Xuất phát từ công việc dùng người. Sử dụng đúng người phát huy hiệu quả

  • Các nguồn lực khác( trang thiết bị, máy móc…) sử dụng theo nguyên tắc có hiệu quả.

- Theo dõi thực hiện kế hoạch:

  • Phân công người theo dõi từng công việc
  • Kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện kế họach

c. Tìm kiếm và huy động vốn kinh doanh

- Là công việc quan trọng liên quan đến sự thành bại của doanh nghiệp.

- Nếu xác định vốn quá thấp so với yêu cầu thì sẽ dẫn đến việc thiếu vốn kinh doanh không thực hiện được kế hoạch đặt ra.

- Nếu xác định vốn quá cao dẫn đến thừa, lãng phí, giảm hiệu quả kinh doanh, giảm lợi nhuận doanh nghiệp

- Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ:

  • Vốn của chủ doanh nghiệp là vốn riêng của chủ doanh nghiệp hoặc do tích luỹ được từ quá trình kinh doanh để tái đầu tư.
  • Vốn do các thành viên đóng góp
  • Vốn vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng. Huy động nguồn vốn vây cần trả lãi, cần tính toán hợp lí khi vay
  • Vốn của nhà cung ứng cho doanh nghiệp

+ Các doanh nghiệp có thể thanh toán trả chậm đối với các nhà cung ứng nguyên vật liệu, hàng hoá. Sử dụng nguồn vốn này, doanh nghiệp có được khoản vốn cho kinh doanh mà không cần vay mượn.

1.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

a. Hạch toán kinh tế

- Khái niệm: Là việc tính toán chi phí và doanh thu của doanh nghiệp bằng đơn vị tiền tệ

+ Thực tế người ta thường dùng đơn vị tiền tệ để tính toán chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Ý nghĩa:

  • Giúp chủ doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh kinh doanh cho phù hợp.
  • Nếu mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là số dương, kinh doanh lãi
  • Nếu mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là số âm, kinh doanh lỗ

- Nội dung hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp

+ Nội dung cơ bản hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp là xác định doanh thu, chi phí và lợi nhuận kinh doanh.

+ Doanh thu là lượng tiền bán sản phẩm hàng hoá hoặc tiền thu từ hoạt động dịch vụ doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định (1 tháng, 1 quý, 1 năm).

+ Chi phí doanh nghiệp là những khoản mà chủ doanh nghiệp phải trang trải trong thời kì kinh doanh để đạt được lượng doanh thu xác định.

+ Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kinh doanh.

- Phương pháp hạch toán:

+ Phương pháp xác định danh thu của doanh nghiệp:

  • Doanh thu của doanh nghiệp = số lượng sản phẩm bán được x giá bán một sản phẩm

+ Phương pháp xác định chi phí kinh doanh:

  • Chi phí mua nguyên, vật liệu
  • Chi phí tiền lương.
  • Chi phí mua hàng hoá.
  • Chi phí cho quản lí doanh nghiệp.

b. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế

- Doanh thu và thị phần: phản ánh kết quả kinh doanh về quy mô

- Lợi nhuận: phản ánh hiệu quả kinh doanh

- Mức giảm chi phí là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lí

- Tỉ lệ sinh lời là sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và vốn đầu tư, cho biết 1 đồng vốn ứng với bao nhiêu đống lời trong 1 thời gian nhất định

- Các chỉ tiêu khác :

  • Việc làm và thu nhập cho người lao động.
  • Mức đóng góp cho ngân sách.
  • Mức độ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

1.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

  • Xác định cơ hội kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.
  • Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
  • Đổi mới công nghệ kinh doanh.
  • Tiết kiệm chi phí.

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Hoạch toán kinh tế là

A. đơn vị tính toán chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

B. việc điều chỉnh thu chi của doanh nghiệp.

C. việc tính toán chi phí và doanh thu của doanh nghiệp.

D. việc thu ngân và điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hướng dẫn giải:

  • Đáp án: A. đơn vị tính toán chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Giải thích: Hoạch toán kinh tế là đơn vị tính toán chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bài 2: Doanh nghiệp có thể huy động vốn kinh doanh từ những nguồn lực nào?

A. Vốn tự có

B. Vốn góp từ các thành viên, từ nhà cung ứng

C. Vốn vay

D. Tất cả phương án trên

Hướng dẫn giải:

  • Đáp án: D. Tất cả phương án trên
  • Giải thích:Doanh nghiệp có thể huy động vốn kinh doanh từ những nguồn lực: Vốn tự có. Vốn góp từ các thành viên, từ nhà cung ứng, vốn vay.

Bài 3: Tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Hướng dẫn giải:

- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh:

  • Thành lập bộ phận marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường.
  • Xác định cơ hội kinh doanh mà doanh nghiệp có thể thực hiện.
  • Xây dựng chính sách sản phẩm.
  • Sửa dụng có hiệu quả các nguồn lực.
  • Đổi mới công nghệ kinh doanh.
  • Xây dựng chính sách giá cả hợp lí.
  • Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.
  • Tiết kiệm chi phí.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp gồm mấy loại cấu trúc? đó là loại nào?

Câu 2: Trình bày nội dung và phương pháp xác định các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Câu 3: Hạch toán kinh tế là gì và ý nghĩa của hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp.

Câu 4: Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm những công việc gì?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Các cá nhân trong doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi, quy chế của doanh nghiệp là nội dung đặc trưng nào trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ?

A. Tính tập trung

B. Tính tiêu chuẩn hóa

C. Tính tập thể

D. Tính chuyên môn hóa

Câu 2: Công việc nào không có trong quá trình thực hiện kế hoach kinh doanh của doanh nghiệp?

A. Xác định lĩnh vực kinh doanh

B. Phân chia vốn kinh doanh

C. Phân công lao động

D. Đáp án B và C

Câu 3: Doanh nghiệp cần tính toán kĩ khi lựa chọn nguồn vốn này?

A. Vốn của chủ doanh nghiệp

B. Vốn của thành viên

C. Vốn vay

D. Vốn của nhà cung ứng

Câu 4: Điều gì xảy ra khi xác định vốn kinh doanh thấp hơn so với yêu cầu?

A. Thiếu vốn kinh doanh

B. Tăng hiệu quả kinh doanh

C. Gây lãng phí

D. Tăng lợi nhuận kinh doanh

Câu 5: Để đảm bảo các kế hoach kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện tốt thì doanh nghiệp cần làm công việc nào?

A. Tăng tiền thưởng

B. Theo dõi thực hiện kế hoạch

C. Tuyển nhiều nhân sự

D. Tăng thời gian nghỉ cho nhân viên

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Quản lí doanh nghiệp Công nghệ 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Nêu ra được nội dung công việc quản lí doanh nghiệp.
  • Chỉ ra được nội dung của tổ chức hoạt động kinh doanh, nội dung đánh giá hiệu quả kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Giải thích được mối quan hệ các nội dung quản lí doanh nghiệp.
Ngày:20/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM