Địa lý 7 Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa

Bài học Địa lý 7 Bài 7 "Môi trường nhiệt đới gió mùa" giúp các em tìm hiểu về các đặc điểm môi trường nhiệt đới gió mùa và quang cảnh xung quanh nó.

Địa lý 7 Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khí hậu

  • Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực điển hình cho khí hậu nhiệt đới gió mùa.
  • Đặc điểm Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật là nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.
  • Nhiệt độ TB cao trên 20oC, biên độ nhiệt năm dao động khoảng 8oC.
  • Lượng mưa tuy nhiều nhưng không đều giữa các năm, có năm mưa đến sớm có năm mưa đến muộn.
  • Mùa hạ nóng mưa nhiều ⇒ Cây xanh tốt, nhiều tầng
  • Mùa đông lạnh và khô ⇒ Lá vàng úa, rụng lá.

2. Các đặc điểm khác của môi trường

  • Môi trường nhiệt đới gió mùa là kiểu môi trường đa dạng và phong phú .
  • Gió mùa ảnh hưởng lớn tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống của con người
  • Nam Á và Đông Nam Á là các khu vực thích hợp cho việc trồng cây lương thực (đặc biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp ; đây là những nơi sớm tập trung đông dân trên thế giới .

2. Luyện tập

Câu 1: Môi trường nhiệt đới gió mùa rất đa dạng và phong phú là do nhịp điệu mùa được thể hiện ở:

Gợi ý trả lời

- Cảnh sắc thiên nhiên: Các thảm thực vật khác nhau.

  • Thực vật: Rừng nhiều tầng tán, rừng rụng lá vào mùa khô, đồng cỏ cao nhiệt đới, rừng ngập mặn.
  • Động vật: Trên cạn và dưới nước.

- Hoạt động sản xuất đa dạng: Trồng cây lương thực nhiệt đới và cây công nghiệp.

- Mật độ dân cư đông có lịch sử khai phá lâu đời.

Câu 2: Tính chất khác biệt rõ rệt nhất để phân biệt hai kiểu khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa là gì?

Gợi ý trả lời

Tính chất khác biệt rõ rệt nhất để phân biệt hai kiểu khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa chính là sự phân mùa rõ rệt: Mưa và khô

Câu 3: Sự phân mùa ở Bắc bán cầu diễn ra như thế nào?

Gợi ý trả lời

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Lượng mưa chiếm 5% - 30%.

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển và sườn núi đón gió hay khuất gió.

3. Kết luận

Qua bài học này các em cần ghi nhớ các nội dung chính như sau

  • Nắm được nguyên nhân cơ bản sự hình thành gió mùa ở đới nóng và đặc điểm của gió mùa hạ, gió mùa đông.
  • Nắm được hai đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa đó là: Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường.
  • Hiểu được môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đặc sắc và đa dạng nhất ở đới nóng.
Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM