Bếp lửa Ngữ văn 9

Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Thơ bằng Việt trong trẻo mượt mà , khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ . Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi ấy tác giả đang là sinh viên du học tại Liên Xô và mới bắt đầu đến với thơ. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu vừa sâu sắc thấm thía, vừa quen thuộc với người đọc.

Bếp lửa Ngữ văn 9

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Bằng Việt (Nguyễn Việt Bằng) sinh 1941.

- Sau khi về Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (gọi tắt là Hội Văn nghệ Hà Nội) năm 1983, ông được bầu làm Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1983-1989) và là một trong những người sáng lập tờ báo văn nghệ Người Hà Nội (xuất bản từ 1985).

- Sau đó được bầu làm Uỷ viên Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, làm tổng biên tập tờ tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (1989-1991).

- Năm 2001, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội và được bầu lại làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2006 – 2010.

- Tại Đại hội lần thứ VII Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (tháng 9 năm 2005), Bằng Việt được bầu làm một trong 5 Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

- Làm thơ từ đầu 1960 và thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.

- Hiện là chủ tịch hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.

1.2. Tác phẩm

- Bếp lửa”sáng tác năm 1963 - Tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở Liên Xô.

- Bài thơ được đưa vào tập "Hương cây- bếp lửa"(1968). Đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

- Bố cục: Gồm 4 đoạn"

- Đoạn 1: phần mở đầu: 3 dòng đầu

→ Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.

- Đoạn 2: 4 khổ tiếp: hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

- Đoạn 3: khổ 5: suy ngẫm về cuộc đời bà.

- Đoạn 4: khổ cuối: khẳng đinh tình cảm của người cháu đã trưởng thành, đi xa song không nguôi nhớ bà.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà

- Hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong kí ức "bếp lửa".

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”

→ Điệp ngữ “một bếp lửa" diễn đạt 1 kỉ niệm rất riêng tư không mờ phai trong kí ức về hơi ấm gia đình.

- "chờn vờn" → từ láy tượng hình miêu tả hình ảnh ngọn lửa trong sương sớm → Gợi cảm giác ấm áp, quen thuộc trong mỗi gia đình ở một miền quê yên tĩnh.

- "ấp iu" → vừa gợi tả chính xác công việc nhóm bếp vừa gợi tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.

- Cùng xuất hiện với hình ảnh "bếp lửa" là tình cảm "Cháu thương bà…nắng mưa"

⇒ Hình ảnh bếp lửa trong kí ức đã đưa cháu trở về với nỗi nhớ thương bà, gọi về kỉ niệm những năm tháng tuổi thơ bên bà.

2.2. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu

- Kỉ niệm về thời thơ ấu bên bà

“Lên 4 tuổi…mùi khói”

Năm ấy….đói mòn dói mỏi”

………………khô rạc ngựa gâỳ

………khói hun nhèm mắt cháu

……………sống mũi còn cay”

“Tám năm dòng………

…………chứa niềm tin dai dẳng”

- Tuổi thơ ấy nhiều gian khổ, thiếu thốn nhọc nhằn:

+ Tuổi thơ có bóng đen của chiến tranh và nạn đói năm 1945.

+ Có mối lo của giặc tàn phá xóm làng.

+ Có hình ảnh chung của nhiều gia đình Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp: mẹ và cha đi công tác xa.

+ Cháu sống trong sự cưu mang dạy dỗ của bà, bà thay trách nhiệm cha mẹ chăm sóc cháu, cháu sớm phải có ý thức tự lập.

- Lời bà bình dị thể hiện đức hi sinh cao cả vì con vì cháu vì cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.

- Kỷ niệm tuổi thơ là gắn với bà và bếp lửa.

- Âm thanh tu hú khắc khoải gọi hè:

→ Gợi tình cảnh vắng vẻ và khắc khoải nhớ mong của hai bà cháu

→ Âm thanh thân thuộc của quê hương.

- Bếp lửa là hình ảnh thực.

- Ngọn lửa là hình ảnh khái quát tượng trưng cho tình cảm của bà (ngọn lửa tình bà, ngọn lửa niềm tin mà bà truyền cho cháu)

⇒ Kỉ nệm tuổi thơ bên bà là những kỉ niệm đẹp, đầy ắp tình bà cháu, bà nuôi cháu lớn khôn chắp cánh ước mơ cho cháu trện mọi chặng đường đời.

2.3. Cảm nghĩ của cháu về cuộc đời bà

“ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa.

…..Ôi kì lạ ….bếp lửa”

- “Lận đận” → vất vả không suôn sẻ.

- “biết mấy nắng mưa” → lam lũ vất vả.

⇒ Cuộc đời bà là cuộc đời vất vả gian truân không suôn sẻ.

- Một người bà chịu thương, chịu khó, giàu lòng nhân ái, đức hi sinh thầm lặng, nhận gian khổ về mình

⇒ Hình ảnh của người bà, người mẹ Việt Nam.

"Nhóm nồi xôi, nhóm yêu thương, nhóm tâm tình"

- Ngọn lửa không chỉ được bà nhóm lên bằng nguyên liệu bên ngoài mà còn được nhóm bằng ngọn lửa của lòng yêu thương , niềm tin, sức sống trong lòng bà đối với con cháu và đất nước. (ngọn lửa mang ý nghĩa biểu tượng)

- Bà nhóm lên ngọn lửa của tình yêu thương và niềm tin trong lòng cháu ⇒ Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa → ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.

- Nghệ thuật: Điệp từ: “nhóm” → Nhấn mạnh công việc và ý nghĩa của công việc bà làm.

- Câu cảm đảo trật tự cú pháp “ Ôi...”

→ Nhấn mạnh hình ảnh “Bếp lửa” của bà kì lạ, vì nó cháy sáng và ấm áp trong mọi hoàn cảnh ; nó thiêng liêng bởi bà là máu thịt là cội nguồn là quê hương...

⇒ Cháu hiểu bà, yêu bà, yêu dân tộc mình.

- Cháu xa quê, xa bà: có ngọn khói trăm tàu, sống trong điều kiện đủ đầy, hiện đại.Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả: cuộc sống ấm êm và hạnh phúc tràn trề.

- Cháu vẫn thấy thiếu hơi ấm từ bếp lửa của bà -> thiếu tình bà.

⇒ Cháu yêu bà , yêu dân tộc - cháu trân trọng và nâng niu tình cảm của bà hiểu được những gian nan vất vả, khó nhọc mà bà đã trải qua => Yêu bà ,cháu yêu quê hương, đất nước -> Hình ảnh bà trở thành biểu tượng của quê hương đất nước trong nỗi nhớ của cháu.

3. Tổng kết

- Triết lí thầm kín: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài, rộng của cuộc đời. Tình yêu thương bà và lòng biết ơn bà chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước.

- Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng

- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận trong thơ trữ tình

- Giọng điệu và thể thơ 8 chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.

- Các phép tu từ: điệp ngữ, hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa lặp đi lặp lại -> nhấn mạnh hình ảnh chủ đạo xuyên suốt bài thơ.

4. Luyện tập

Câu 1. Ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa trong 3 câu thơ đầu?

Gợi ý làm bài:

Chú ý những từ láy rất gợi hình và gợi cảm : chờn vờn, ấp iu. "Bếp lửa chờn vờn sương sớm" vừa gợi tả chính xác hình ảnh bếp lửa rất quen thuộc trong mỗi gia đình vào buổi sớm mai, lại vừa gợi lên hình ảnh bếp lửa chập chờn trong kí ức, để từ đó gợi về bao nhiêu kỉ niệm gắn với hình ảnh ấy. "Ấp iu" gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.
Câu 2. Trong hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu, hình ảnh người bà hiện ra với những đức tính và phẩm chất gì?

Gợi ý làm bài:

- Cuộc đời bà là cuộc đời vất vả gian truân không suôn sẻ.

- Một người bà chịu thương, chịu khó, giàu lòng nhân ái, đức hi sinh thầm lặng, nhận gian khổ về mình.

- Hình ảnh của người bà, người mẹ Việt Nam:

"Nhóm nồi xôi, nhóm yêu thương, nhóm tâm tình"

5. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm số nội dung chính sau:

- Giúp học sinh cảm nhận được xúc cảm chân thành của tác giả (người cháu) và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh .

- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong tác phẩm trữ tình.

- Học sinh có những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Giúp học sinh cảm nhận được xúc cảm chân thành của tác giả (người cháu) và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh .

Ngày:04/10/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM