Chính tả Nhớ - viết: Ê-mi-li, con Tiếng Việt 5

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng nhớ - viết một văn bản cụ thể. Đồng thời, bài học này còn giúp các em  ôn tập lại kiến thức cũ về văn bản tập đọc đã học. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Chính tả Nhớ - viết: Ê-mi-li, con Tiếng Việt 5

1. Nội dung bài học

- Viết chính tả nhớ - viết Ê-mi-li, con...

- Tìm những tiếng có chưa ưa hoặc ươ trong khổ thơ đã cho.

- Điền vào chỗ trống bằng những từ ngữ thích hợp.

2. Câu hỏi và hướng dẫn giải

2.1. Giải câu 1 trang 55 SGK Tiếng Việt lớp 5

a. Câu hỏi: Nhớ - viết: Ê-mi-li, con... (từ Ê-mi-li con ôi... đến hết):

Ê-mi-li con ôi!

Trời sắp tối rồi...

Cha không bế con về được nữa!

Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa

Đêm nay mẹ đến tìm con

Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn

Cho cha nhé

Và con sẽ nói giùm với mẹ:

Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!

 

Oa-sinh-tơn

Buổi hoàng hôn

Ôi những linh hồn

Còn, mất?

Đã đến phút lòng ta sáng nhất!

Ta đốt thân ta

Cho ngọn lửa sáng lòa

Sự thật

b. Hướng dẫn giải:

- Trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài Ê-mi-li, con...

- Chú ý viết đúng các tên nước ngoài.

- Viết đúng chính tả, viết hoa tên riêng.

2.2. Giải câu 2 trang 55 SGK Tiếng Việt lớp 5

a. Câu hỏi: Tìm những tiếng có chưa ưa hoặc ươ trong hai khổ thơ dưới đây. Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng ấy.

Thuyền đậu thuyền đi hạ kín mui, 

Lưa thưa mưa biển ấm chân trời. 

Chiếc tàu chở đá về bến Cảng 

Khói lẩn màu mây tưởng đảo khơi.

 

Em bé thuyền ai ra giỡn nước, 

Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm. 

Biển bằng không có dòng xuôi ngược, 

Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm.

HUY CẬN

b. Hướng dẫn giải: Những tiếng có ưa hoặc ươ trong đoạn là:

- ưa: lưa, thưa, mưa, giữa. Dấu thanh đặt ngay trên (hoặc dưới) chữa cái ư.

- ươ: tưởng, nước, ngược. Dấu thanh đặt ngay trên (hoặc dưới) chữa cái ơ.

2.3. Giải câu 3 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 5

a. Câu hỏi: Tìm tiếng có chứa ưa hoặc ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong thành ngữ, tục ngữ dưới đây:

- Cầu được, … thấy.

- Năm nắng, … mưa.

- … chảy đá mòn.

- … thử vàng, gian nan thử sức.

b. Hướng dẫn giải:

- Cầu được ước thấy.

-  Năm nắng mười mưa.

- Nước chảy đá mòn.

- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

3. Tổng kết

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Có kĩ năng viết chính tả một cách chính xác.

- Nắm được cách đặt dấu thanh phù hợp.

Ngày:07/11/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM