10 đề thi học kì 1 môn GDCD 12 năm 2019 có đáp án

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1 eLib xin gửi đến các em bộ tài liệu Đề thi HK1 môn GDCD 12. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề thi học kì 1 môn GDCD 12 năm 2019 có đáp án

1. Đề thi HK1 môn GDCD 12 số 1

TRƯỜNG THPT QUẢNG NAM

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN GDCD 12

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. Công dân Việt Nam từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân?

A. Từ đủ 16 tuổi trở lên.                 B. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 20 tuổi trở lên.                 D. Từ đủ 21 tuổi trở lên.               

Câu 2. Anh A đi xe máy không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt. Điều này thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

A. Tính truyền thống.                          B. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung.     D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 3. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi

A. hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.  

B. thường xuyên của các cá nhân, tổ chức.

C. phù hợp của các cá nhân, tổ chức.    

D. đúng đắn của các cá nhân, tổ chức.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không thuộc các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật?

A. Là hành vi trái pháp luật.

B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

C. Không thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật.

D. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.

Câu 5. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây?

A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

B. Bình đẳng giữa vợ và chồng, không phân biệt đối xử trong các quan hệ ở gia đình.

C. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình không phân biệt đối xử.

D. Tự do, tự nguyện, không trái pháp luật.

Câu 6. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để đưa ra các quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật. Là hình thức nào sau đây của thực hiện pháp luật?

A. Sử dụng pháp luật.                     B. Thi hành pháp luật.       

C. Tuân thủ pháp luật.                    D. Áp dụng pháp luật.

Câu 7. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Là nội dung của khái niệm

A. bình đẳng trong lao động.        

B. bình đẳng giữa các cá nhân, tổ chức.

C. bình đẳng trong kinh doanh.   

D. bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

Câu 8. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do tổ chức nào dưới đây ban hành?

A. Cá nhân có thẩm quyền.           B. Nhà nước.           

C. Tòa án.                                      D. Chính quyền.

Câu 9. Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.

B. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn nghề nghiệp cho con.

C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.

D. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.

Câu 10. Sau khi kết hôn, anh T (là chồng) đã quyết định không cho chị H (là vợ) đi học đại học tại chức. Vậy anh T đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình?

A. Quyền bình đẳng về học tập của công dân.

B. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân.

C. Quyền được phát triển của công dân.

D. Quyền bình đẳng nam và nữ.

Câu 11. Người phải chiụ trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra, theo qui định của pháp luật có tuổi là bao nhiêu?

A. Người từ đủ 20 tuổi trở lên.      B. Người từ đủ 15 tuổi trở lên.

C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.      D. Người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Câu 12. Khi thuê nhà của ông A, ông T tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông A. Vậy theo em, ông T đã có hành vi vi phạm pháp luật nào sau đây?

A. Vi phạm hành chính.       B. Vi phạm dân sự. 

C. Vi phạm kỉ luật.               D. Vi phạm hình sự.

Câu 13. Mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. Là nội dung của khái niệm

A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.         B. bình đẳng về quyền con người.

C. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.       D. bình đẳng trước pháp luật.

Câu 14. Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm. Là hình thức nào sau đây của thực hiện pháp luật?

A. Áp dụng pháp luật.                     B. Thi hành pháp luật.       

C. Tuân thủ pháp luật.                    D. Sử dụng pháp luật.

Câu 15. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm

A. các quan hệ lao động.              

B. tính mạng, sức khỏe của người khác.

C. các quy tắc quản lí nhà nước.

D. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

Câu 16. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại các quy tắc nào dưới đây?

A. An toàn lao động.           B. Công vụ nhà nước.       

C. Kí kết hợp đồng.             D. Quản lí nhà nước.

Câu 17. Khoản 1- Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của con là   " con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình". Quy định này nói về bình đẳng trong quan hệ

A. giữa anh, chị, em với nhau.             B. giữa cha mẹ và con.

C. giữa các thành viên trong gia đình.     D. giữa các thế hệ trong gia đình.

Câu 18. Mọi công dân đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử. Là nội dung công dân bình đẳng trong

A. tìm kiếm việc làm.                       B. thực hiện quyền lao động.

C. giao kết hợp đồng lao động.     D. lao động nam và lao động nữ.

Câu 19. H không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện nên đã bị cảnh sát giao thông xử phạt. Vậy H đã có hành vi vi phạm loại pháp luật nào dưới đây?

A. Vi phạm nội quy trường học.    B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm trật tự an toàn xã hội. D. Vi phạm hành chính.

Câu 20. pháp luật là những quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.          B. Tính nhân dân rộng rãi. 

C. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.         D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 21. Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da...đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. Là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. Quyền bình đẳng của con người.

C. Quyền bình bình đẳng giữa các công dân.

D. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

Câu 22. Được gia đình cho sử dụng xe máy đi học, nên sau buổi học A rủ H cùng nhóm bạn đua xe. A nói không cần phải lo có việc gì thì ba A lo hết, vì ba A là trưởng công an huyện. Vậy nếu em là H em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Khuyên A cẩn thận khi tham gia đua xe với các bạn.

B. Giải thích và khuyên A không nên rủ các bạn đua xe.

C. Nói A đua xe với các bạn còn H thì không.

D. Đồng ý tham gia đua xe với A.

Câu 23. Theo quy định của pháp luật người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, có độ tuổi là

A. từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. B. từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.

C. từ đủ 18 tuổi trở lên.                  D. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Câu 24. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, chị H định xin mở ngay cửa hàng bán thuốc tân dược. Theo em, chị H có quyền mở của hàng này không?

A. Chị H không được phép mở cửa hàng, vì không đủ vốn đăng kí.

B. Chị H không có quyền mở cửa hàng, vì chưa có bằng tốt nghiệp đại học.

C. Chị H không được mở cửa hàng, vì chưa có bằng tốt nghiệp ngành Y dược.

D. Chị H được phép mở của hàng, vì đây là quyền tự do kinh doanh của công dân.

Câu 25. Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. Là hình thức nào sau đây của thực hiện pháp luật?

A. Áp dụng pháp luật.                     B. Tuân thủ pháp luật.       

C. Sử dụng pháp luật.                     D. Thi hành pháp luật.

Câu 26. Nội dung nào sau đây không phải là nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động?

A. Bình đẳng trong kinh doanh.   

B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.          

D. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

Câu 27. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng thể hiện ở nội dung nào dưới đây?

A. Người vợ cần làm nhiều việc hơn chồng để chồng có cơ hội phát triển.

B. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con.

C. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn nhân phẩm, danh dự, uy tín của nhau.

D. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình.

Câu 28. Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật mà không bị phân biệt đối xử là bình đẳng về

A. trước pháp luật               B. quyền con người.          

C. quyền và nghĩa vụ.        D. trách nhiệm pháp lí.

Câu 29. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa

A. người lao động và người sử dụng lao động.

B. Nhà nước và người sử dụng lao động.

C. các cơ sở sản xuất và Nhà nước.      

D. Nhà nước và người lao động.

Câu 30. Thế nào là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?

A. Công dân đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.

B. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh.

C. Mọi công dân đều có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí như nhau.

D. Công dân bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.

.......................................HẾT......................................

ĐÁP ÁN

1B  2C   3A  4C   5A   6D  7C   8B    9D   10B

11D  12B   13D  14D   15D   16D    17B   18B    19D   20A

21A  22B   23D  24C   25B   26A    27C   28D    29A   30D

2. Đề thi HK1 môn GDCD 12 số 2

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN GDCD 12

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

 

Câu 1: Mối quan hệ trong gia đình bao gồm những mối quan hệ cơ bản nào?

A. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.

B. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.

C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

Câu 2: Bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản chung được hiểu là vợ, chồng

A. có quyền chiếm hữu, khai thác và trao đổi.

B. có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

C. có quyền sở hữu, khai thác và đem cho.

D. có quyền sở hữu, sử dụng và đem cho.

Câu 3: Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật

A. bảo bọc.    B. bảo vệ.      C. bảo đảm.  D. bảo hộ.

Câu 4: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.

B. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.

C. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.

D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.

Câu 5: Bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình được hiểu là các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ

A. phụ thuộc vào nhau.

B. khác nhau.

C. ngang nhau.

D. độc lập với nhau.

Câu 6: Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị doan là?

A. Niềm tin.   B. Nguồn gốc.          C. Hậu quả xấu để lại.        D. Nghi lễ.

Câu 7:  Chị N và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là ông K không đồng ý và đã cản trở hai người vì anh M theo đạo Thiên Chúa, còn chị N lại không theo đạo nào. Hành vi của ông K là biểu hiện

A. phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo.

B. không thiện chí với các hình thức tín ngưỡng khác.

C. lạm dụng uy quyền của người cha vì không thích anh M.

D. vi phạm pháp luật về tín ngưỡng

Câu 8: Chính sách quan trọng nhất của nhà nước góp phần thúc đẩy việc kinh doanh phát triển là gì?

A. Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.

B. Khuyến khích người dân tiêu dùng.

C. Tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng.

D. Xúc tiến các hoạt động thương mại.

Câu 9: Ông Khang được cấp giấy phép kinh doanh mặt hàng karaoke. Vì để có thêm lợi nhuận và thu hút khách đến với quán ông đã thuê thêm một số cô gái trẻ đẹp chân dài về làm thêm tiếp viên và phục vụ bia và các dịch vụ khác trong phòng karaoke. Nếu em là Ông Khang có nên kinh doanh như vậy không?

A. Có vì để kinh doanh có lợi nhuận không sẽ bị mất khách.

B. Không vì trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

C. Có vì kinh doanh như vậy mới cạnh tranh được với thị trường kinh doanh hiện nay.

D. Không vì làm trái pháp luật.

Câu 10: Dân tộc được hiểu theo nghĩa

A. Một dân tộc thiểu số.      B. Một bộ phận dân cư của 1 quốc gia.

C. Một cộng đồng có chung lãnh thổ.      D. Một dân tộc ít người.

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi HK1 môn GDCD 12 số 3

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN GDCD 12

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. nhân thân.           B. tài sản       C. gia đình.   D. tình cảm.

Câu 2. Nhận định nào dưới đây không đúng về nội dung bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh theo ý muốn của mình.

B. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm

C. Mọi loại hình doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh

D. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây là thể hiện sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Vợ chồng bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

B. Chỉ có người vợ phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

C. Chỉ có người chồng mới có quyền chọn nơi cư trú và thời gian sinh con.

D. Người vợ phải làm theo các quyết định của chồng.

Câu 4. Chủ thể của hợp đồng lao động là

A. người sử dụng lao động và đại diện người lao động.

B. người lao động và người sử dụng lao động.

C. đại diện người lao động và người sử dụng lao động.

D. người lao động và đại diện người lao động.

Câu 5. Luật giao thông đường bộ quy định: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường… Ai không tuân thủ quy tắc này là

A. vi phạm kỷ luật    B. vi phạm nội quy

C. vi phạm pháp luật  D. vi phạm trật tự

Câu 6. Ý kiến nào dưới đây là không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi HK1 môn GDCD 12 số 4

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN GDCD 12

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng?

A. Ai muốn làm gì thì làm.

B. Người vợ quyết định công việc trong gia đình.

C. Người chồng làm trụ cột và quyết định mọi việc.

D. Vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau.

Câu 2: Việc làm nào dưới đây vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

A. Tổ chức các lớp học giáo lý cho người theo đạo.

B. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo.

C. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự.

D. Hàng tháng đi lễ chùa đều đặn.

Câu 3: Trong khi tuần tra, anh A là cảnh sát khu vực phát hiện B và C đang trộm cắp tài sản của ông H, anh A đã bắt được B còn C bỏ chạy không bắt được. Sáng hôm sau trên đường đến cơ quan anh A phát hiện C đang ngồi uống cà phê, anh A đã cùng đồng đội bắt được C. Trong trường hợp này, việc bắt C là hành vi

A. bắt người đúng theo quy định của pháp luật.

B. bắt người trái pháp luật.

C. xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.

D. xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 4: Công dân bình đẳng trước pháp luật là

A. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

D. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

Câu 5: Hợp đồng lao động có hiệu lực khi

A. người sử dụng lao động đã đồng ý nhận lao động.

B. từ ngày hai bên ký kết hợp đồng lao động.

C. hai bên đã đặt bút ký.

D. người lao động đã đồng ý nhận làm việc.

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi HK1 môn GDCD 12 số 5

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN GDCD 12

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo là

A. hoạt động tín ngưỡng.  B. hoạt động tôn giáo.

C. hoạt động thực tiễn.       D. hoạt động tâm linh.

Câu 2: Bất kì ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp

A. người đó đang thực hiện tội phạm.

B. có thông tin cho rằng người đó đã thực hiện hành vi tội phạm.

C. có căn cứ cho rằng người đó đã thực hiện hành vi tội phạm.

D. người đó phạm tội nghiêm trọng.

Câu 3: Hiểu như thế nào là không đúng về bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con.

B. Cha mẹ được sử dụng sức lao động của con chưa thành niên.

C. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con.

D. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ.

Câu 4: Pháp luật bảo vệ môi trường quy định nghiêm cấm hành vi thải chất thải chưa được xử lí và chất độc hại, chất phóng xạ, chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước chính là vì quy định này

A. góp phần bảo vệ môi trường.

B. nhằm xử lí những hành vi hủy hoại môi trường.

C. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

D. làm cho môi trường được trong sạch.

Câu 5: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm chính trị.     B. trách nhiệm xã hội.

C. trách nhiệm đạo đức.    D. trách nhiệm pháp lí.

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi HK1 môn GDCD 12 số 6

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN GDCD 12

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào?

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.                B. Bình đẳng trước pháp luật.

C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.               D. Bình đẳng về quyền con người.

Câu 2: Dân tộc được hiểu là

A. một tổ chức người có chung tập quán.

B. cộng đồng người cùng sống với nhau.

C. tất cả mọi người sống trong một quốc gia.

D. một bộ phận dân cư của một quốc gia.

Câu 3: Chị H kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm nhưng không đăng ký kinh doanh. Chị thuê em T (14 tuổi) con nhà hàng xóm đi giao hàng và trả lương tương đối cao. Trong trường hợp này, chị H đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?

A. Lao động và dân sự.                       B. Kinh doanh và lao động.

C. Dân sự và hành chính.                    D. Kinh doanh và dân sự.

Câu 4: Trên đường về quê thì xe máy SH của chị X bị chết máy. Thấy anh S đi qua chị đã nhờ anh sửa xe cho mình. Sau một hồi sửa chữa, S ngồi lên yên khởi động xe và phóng đi mất. Chị X hô mọi người giữ lại nhưng không được. S đã gửi xe ở nhà anh N, kể lại câu chuyện và dặn N không tiết lộ nguồn gốc của xe. Sau đó, anh S làm giấy tờ xe giả để bán cho bà V được 40 triệu đồng và chia cho anh N 10 triệu đồng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Anh N, anh S và chị X.             B. Anh S, chị X và bà V.

C. Anh S và anh N.                       D. Anh N và bà V.

Câu 5: Ông S là Giám đốc công ty L tự ý lấy xe công vụ của cơ quan đi lễ chùa. Khi đang lưu thông trên đường thì xe của ông va chạm với xe chở hoa của bà M đang dừng khi có đèn đỏ. Kiểm tra thấy xe ô tô bị xây sát, ông S đã lớn tiếng quát tháo, xô đổ xe của bà M làm vỡ yếm và gương xe. Thấy vậy, anh G và anh D là bảo vệ ngân hàng gần đó chạy ra xem. Quá bức xúc về hành vi của ông S, anh G đã cầm gạch đập vỡ kính xe ô tô của ông S. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm kỉ luật, vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Ông S và anh G.                    B. Ông S, anh G và anh D.

C. Ông S và bà M.                      D. Ông S, bà M và anh G.

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

7. Đề thi HK1 môn GDCD 12 số 7

Trường: THPT An Lạc

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

8. Đề thi HK1 môn GDCD 12 số 8

Trường: THPT Tây Ninh

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

9. Đề thi HK1 môn GDCD 12 số 9

Trường: THPT An Giang

Số câu: 24 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

10. Đề thi HK1 môn GDCD 12 số 10

Trường: THPT Bắc Ninh

Số câu: 16 câu trắc nghiệm, 4 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

Để ôn tập kiến thức đã học trong nửa học kì vừa qua và chuẩn bị cho kì thi sắp đến, mời các em làm bài Đề thi giữa học kì 1 GDCD 12 sau đây.

Trắc Nghiệm

  • Tham khảo thêm

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM