10 đề thi HK1 môn Hóa 9 năm 2019 có đáp án

Bộ tài liệu 10 đề kiểm tra học kì 1 Hóa 9 được biên soạn nhằm giúp các em ôn tập và nắm vững thêm kiến thức. Hi vọng bộ tài liệu sẽ giúp ích các em học tập thật tốt. Mời các em cùng tham khảo.

10 đề thi HK1 môn Hóa 9 năm 2019 có đáp án

1. Đề thi HK1 môn Hóa học 9 số 1

TRƯỜNG THCS HÀ HUY TẬP

ĐỀ KIỂM TRA HK1

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9

NĂM HỌC: 2019- 2020

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Axit làm quỳ tím hóa

A. Xanh          B. Đỏ          C. Hồng          D. Vàng

Câu 2: Bazơ nào sau đây không tan trong nước?

A. NaOH          B. KOH         C. Ca(OH)2         D. Cu(OH)2

Câu 3: Muối nào sau đây không tan?

A. K2SO3         B. Na2SO3          C CuCl2         D BaSO4

Câu 4: Axit nào sau đây dễ bay hơi?

A. H2SO3         B. H2SO4        C. HCl        D. HNO3

Câu 5: Cho 5,6g sắt vào dung dịch đồng sunfat dư. Khối lượng đồng thu được là:

A. 6,4 g         B 12,8 g          C. 64 g         D. 128 g

Câu 6: Cho 2.7g Nhôm vào dung dịch axit clohiđric dư. Thể tích khí hiđrô thoát ra (đktc) là:

A. 3.36 l         B. 2.24 l         C. 6.72 l         D. 4.48 l

Phần tự luận

Câu 1. Hoàn thành chuổi phản ứng hoá học sau:(2.5 đ)

Fe -(1)→ FeCl3 -(2)→ Fe(OH)3 -(3)→ Fe2O3 -(4)→ Fe2(SO4)3

Câu 2. (2đ) Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học :

Na2SO4, HCl, H2SO4, NaCl. Viết PTPƯ nếu có:

Câu 3. (3đ) Cho một lượng bột sắt dư vào 200ml dung dịch axit H2SO4. Phản ứng xong thu được 4,48 lít khí hiđrô (đktc)

a. Viết phương trình phản ứng hoá học

b. Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng

c. Tính nồng độ mol của dung dịch axit H2SO4 đã dùng

Fe = 56, O = 16, H = 1, S = 32

------ HẾT ------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Trắc nghệm mỗi ý đúng (0.5 điểm)

Câu 1: B

Axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu 2: D

Cu(OH)2 không tan trong nước.

Câu 3: D

BaSO4 kết tủa bền, không tan trong nước.

Câu 4: A

H2SO3 là axit yếu, không bền ở điều kiện thường

H2SO3 → H2O + CO2

Câu 5: A

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

0,1                                   0,1

mCu = 0,1.64 = 6,4 gam.

Câu 6: A

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

0,1                                  0,15

→ V = 0,15.22,4 = 3,36 lít.

Tự Luận

Câu 1: Mỗi PTHH đúng 0,5 đ

(1)   2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

(2)   FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

(3)   2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

(4)   Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Câu 2:

- Cho quỳ tím vào các mẫu thử:

+ Nếu quỳ tím hóa đỏ là: HCl, H2SO4, .. ( nhóm 1)    (0.5 điểm)

+ Quỳ tím không chuyển màu là: Na2SO4 , NaCl. ( nhóm 2)    (0.5 điểm)

- Cho BaCl2 vào nhóm 1, chất nào xuất hiện kết tủa trắng là: H2 SO4, còn lại là HCl    (0.5 điểm)

BaCl2 + H2SO4 BaSO4↓ + HCl    (0.5 điểm)

- Cho BaCl2 vào nhóm 2, chất nào xuất hiện kết tủa trắng là: Na2SO4, còn lại là NaCl    (0.5 điểm)

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + NaCl    (0.5 điểm)

Câu 3:

a. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2   (0.5 điểm)

b. Số mol của H2 là n = 4,48/22,4 = 0,2 mol    (0.5 điểm)

Theo PTHH suy ra nFe = nH2 = 0,2 mol    (0.5 điểm)

Khối lương Fe tham gia phả ứng là :

mFe = 0,2.56 = 11,2 gam    (0.5 điểm)

c. Số mol của H2SO4 tham gia phản ứng là :

Theo PTHH suy ra nH2SO4 = nH2 = 0,2 mol    (0.5 điểm)

VH2SO4 = 200ml = 0,2 l

Nồng độ mol của H2SO4 là:

CM = 0,2/0,2 = 1 M    (0.5 điểm)

2. Đề thi HK1 môn Hóa học 9 số 2

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ THANH

ĐỀ KIỂM TRA HK1

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9

NĂM HỌC: 2019- 2020

Câu 1: (2.0 điểm)

a. Trình bày tính chất hóa học của axit. Viết phương trình hóa học minh họa.

b. Hãy giải thích vì sao trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được cho axit đậm đặc vào nước.

Câu 2: (2.0 điểm)

Phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:

a. HNO3, HCl, BaCl2, NaOH

b. Al, Fe, Cu

Câu 3: (1.0 điểm)

Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Na → NaOH → Na2CO3 → Na2SO4 → NaCl

Câu 4: (2.0 điểm)

Sau một lần đi tham quan nhà máy, khi về lớp làm bài tập tường trình thầy giáo có đặt ra một câu hỏi thực tế: "Khí SO2 và CO2 do nhà máy thải ra gây ô nhiễm không khí rất nặng. Vậy em hãy nêu lên cách để loại bỏ bớt lượng khí trên trước khi thải ra môi trường". Bạn Ân cảm thấy rất khó và không biết cách trả lời em hãy hỗ trợ bạn ấy để giải quyết câu hỏi này.

Câu 5: (3.0 điểm)

Biết 2,24 lít khí Cacbonic (đktc) tác dụng hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm thu được là muối trung hòa và nước.

a. Viết phương trình xảy ra.

b. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 cần dùng.

c. Tính khối lượng kết tủa thu được.

------ HẾT ------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (2 điểm)

a. TCHH của axit:

- Axit làm đổi màu quỳ tím thành màu đỏ.   (0.25 điểm)

- Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.   (0.25 điểm)

H2SO4 + CaO → CaSO4 + H2O

- Axit tác dụng với bazo tạo thành muối và nước.   (0.25 điểm)

H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 + 2H2O

- Axit tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hidro.   (0.25 điểm)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

- Axit tác dụng với muối tạo thành muối mới và axit mới.

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl   (0.25 điểm)

b. Khi axit gặp nước sẽ xảy ra quá trình hidrat hóa, đồng thời sẽ tỏa ra 1 lượng nhiệt lớn. Axit đặc lại nặng hơn nước nên khi cho nước vào axit thì nước sẽ nổi lên trên mặt axit, nhiệt tỏa ra làm cho nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm.   (0.75 điểm)

Nếu TCHH không có phương trình thì sẽ không chấm điểm phần đó.

Câu 2: (2 điểm)

a. Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

- Nhúng quỳ tím vào 4 mẫu thử:

   + 2 mẫu làm quỳ chuyển đỏ là HNO3 và HCl

   + Mẫu làm quỳ chuyển xanh là NaOH

   + Mẫu không làm quỳ chuyển màu là là BaCl2

- Nhỏ dd AgNO3 lần lượt vào 2 mẫu HNO3 và HCl

   + Mẫu có kết tủa trắng là HCl

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

   + Mẫu không có hiện tượng gì là HNO3

b, Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

- Lần lượt cho dung dịch axit loãng HCl vào từng mẫu thử

   + Mẫu kim loại nào không tan là Cu.

   + Mẫu kim loại nào tan có hiện tượng sủi bọt khí không màu không mùi là Al, Fe

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

- Cho dung dịch NaOH vào 2 kim loại còn lại: Al, Fe

Kim loại nào có hiện tượng sủi bọt khí không màu không mùi là Al, không có hiện tượng gì là Fe

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Câu 3 (1 điểm)

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2   (0.25 điểm)

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O   (0.25 điểm)

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2   (0.25 điểm)

Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4↓   (0.25 điểm)

Câu 4 (2 điểm)

Trước khi thải phải có hệ thống lọc khí chứa Ca(OH)2 đề hấp thụ khí thải:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3↓ + H2O

Câu 5

a. Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O   (1 điểm)

b. nCO2 = 2,24 / 22,4 = 0,1 mol    (1 điểm)

Theo pt: nBa(OH)2 = nBaCO3 = nCO2 = 0,1 mol

Vdd = 200ml = 0,2 l

CMBa(OH)2 = n/V = 0,1 / 0,2 = 0,5 M

c. mBaCO3 = 0,1 . 197 = 19,7g   (1 điểm)

3. Đề thi HK1 môn Hóa học 9 số 3

TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN

ĐỀ KIỂM TRA HK1

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9

NĂM HỌC: 2019- 2020

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

A. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

B. 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

C. 2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl

D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Câu 2. Ngâm một lá Zn dư vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M. Khi phản ứng kết thúc khối lượng Ag thu được là:

A. 6,5 gam        B. 10,8 gam        C. 13 gam        D. 21,6 gam

Câu 3. Có các chất đựng riêng biệt trong mỗi ống nghiệm sau đây: Al, Fe, CuO, CO2, FeSO4, H2SO4. Lần lượt cho dung dịch NaOH vào mỗi ống nghiệm trên. Dung dịch NaOH phản ứng với:

A. Al, CO2, FeSO4, H2SO4

B. Fe, CO2, FeSO4, H2SO4

C. Al, Fe, CuO, FeSO4

D. Al, Fe, CO2, H2SO4

Câu 4. Kim loại X có những tính chất hóa học sau:

- Phản ứng với oxit khi nung nóng.

- Phản ứng với dung dịch AgNO3.

- Phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hóa trị II. Kim loại X là:

A. Cu        B. Fe         C. Al        D. Na.

Phần tự luận

Câu 5 (3đ): Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện (nếu có)

Al -1→ Fe -2→ FeCl3 -3→ Fe(OH)3 -4→ Fe2O3

Câu 6 (2đ): Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: NaOH, H2SO4, Na2SO4, HCl. Viết phương trình hóa học (nếu có).

Câu 7 (3đ): Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 4,48 lít khí (đktc) và thấy còn 8,8 gam chất rắn không tan. Lấy phần chất rắn không tan ra thu được 250 ml dung dịch Y.

a. Xác định phần trăm về khối lượng các chất trong X.

b. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với BaCl2 thu được 69,9 gam kết tủa. Tính nồng độ mol các chất trong Y.

c. Nếu cho 12 gam X vào 300 ml dung dịch AgNO3 0,8M. Sau một thời gian thu được 28 gam chất rắn Z. Tính khối lượng của Ag có trong Z?

------ HẾT ------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu 1: C

Dung dịch NaCl không phản ứng với dung dịch H2SO4.

Câu 2: D

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag

              0,2                             0,2

mAg = 0,2.108 = 21,6 gam.

Câu 3: A

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + 2H2O

FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

Câu 4: B

3Fe + 2O2 → Fe3O4

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Tự luận

Câu 5

Viết đúng mỗi phương trình hóa học được (0.5 điểm); cân bằng đúng mỗi phương trình được    (0.25 điểm)

(1)   2Al + 3FeCl2 → 2AlCl3 + 3Fe   (0.75 điểm)

(2)   2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3   (0.75 điểm)

(3)   FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl   (0.75 điểm)

(4)   2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O   (0.75 điểm)

Chú ý: Học sinh có thể viết PTHH khác đúng vẫn cho điểm tối đa

Câu 6

Học sinh trình bày được cách nhận biết và viết được PTHH (nếu có) đúng mỗi dung dịch được 0,5 điểm.

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

- Nhúng quỳ tím vào 4 mẫu thử:

   + 2 mẫu làm quỳ chuyển đỏ là H2SO4 và HCl

   + Mẫu làm quỳ chuyển xanh là NaOH

   + Mẫu không làm quỳ chuyển màu là là Na2SO4

- Nhỏ dd BaCl2 lần lượt vào 2 mẫu H2SO4 và HCl

   + Mẫu có kết tủa trắng là H2SO4

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

   + Mẫu còn lại là HCl

Câu 7

- Theo giả thiết ta có:

nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol   (0.25 điểm)

- Phương trình hóa học: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2   (1)   (0.25 điểm)

Theo PTHH (1) ta có: nFe = nH2 = 0,2 mol

⇒ mFe = 0,2.56 ⇒ mFe = 11,2 (gam)

Suy ra, giá trị m là: m = 11,2 + 8,8 ⇒ m = 20 (gam)    (0.5 điểm)

a. Vậy thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong X là:

%mFe = (11.2/20).100 = 56%

và %mCu = 100 - 56 = 44%    (0.5 điểm)

b. Theo bài ra dung dịch Y gồm FeSO4 và H2SO4 dư

Phương trình hóa học:

BaCl2 + FeSO4 → BaSO4 + FeCl2    (2)

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl    (3)   (0.5 điểm)

Theo giả thiết, ta có:

nBaSO4 = 69,9/233 ⇒ nBaSO4 = 0,3 mol

Khi đó theo PTHH (1), (2), (3) ta có:

nFeSO4(Y) = 0,2 mol và nH2SO4(Y) = 0,1 mol   (0.25 điểm)

Vậy nồng độ mol các chất trong Y là:

CM  FeSO4 = 0,2/0,25 = 0,8 M

Và CM  H2SO4 = 0,1/0,25 = 0,4 M   (0.25 điểm)

c. Theo giả thiết và kết quả ở phần (a) ta có:

Trong 20 gam X có 0,2 mol Fe và 0,1375 mol Cu

Vậy trong 12 gam X có 0,12 mol Fe và 0,0825 mol Cu

Và nAgNO3 = 0,3.0,8 = 0,24 mol   (0.25 điểm)

- Phương trình hóa học có thể:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag   (4)

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag   (5)

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag   (6)

Giả sử chỉ xảy ra phản ứng (4) và phản ứng (4) diễn ra hoàn toàn:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

0,12     0,24                              0,12

Chất rắn sau phản ứng gồm Ag: 0,24 mol và Cu 0,0825 mol

mchất rắn = 0,24.108 + 0,0825.64 = 31,2 > mZ = 28.

Vậy điều giả sử là sai. Sau một thời gian để thu được 28 gam chất rắn Z phản ứng (4) mới diễn ra 1 phần. Gọi số mol Fe phản ứng trong (4) là x mol. Ta có:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

X          2x                                 2x

Sau một thời gian, thu được chất rắn Z gồm: Fe: (0,12 – x) mol; Ag: 2x mol; Cu: 0,0825 mol

Có mZ = 28 gam

→ 56(0,12 – x) + 108.2x + 64.0,0825 = 28 → x = 0,1.

Vậy số mol Ag có trong Z là 0,2 mol.

Khối lượng Ag có trong Z là 0,2.108 = 21,6 gam. (0.25 điểm)

Chú ý: Học sinh có thể không cần viết đủ cả 3 PTHH (4), (5), (6) nhưng có cách trình bày đúng để tìm được khối lượng của Ag trong Z là 21,6 gam thì vẫn đạt 0,25 điểm.

4. Đề thi HK1 môn Hóa học 9 số 4

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ KIỂM TRA HK1

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9

NĂM HỌC: 2019- 2020

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Dãy chất gồm các oxit bazơ là:

A. CuO, NO, MgO, CaO.

B. CuO, CaO, MgO, Na2O.

C. CaO, CO2, K2O, Na2O.

D. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7.

Câu 2: Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit ?

A . CO2         B. SO2          C. N2         D. O3

Câu 3: Cho 0,1 mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là:

A. 20,4          B. 1,36 g           C. 13,6 g          D. 27,2 g

Câu 4: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ?

A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

B. BaO + H2O → Ba(OH)2

C. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

D. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi HK1 môn Hóa học 9 số 5

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI

ĐỀ KIỂM TRA HK1

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9

NĂM HỌC: 2019- 2020

Phần trắc nghiệm (4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1: Hiện tượng quan sát được khi cho một ít Na vào nước là

A. mẩu Na vo tròn chạy quanh trên bề mặt dung dịch và tan dần

B. dung dịch có màu xanh

C. mẩu Na chìm trong dung dịch

D. không có khí thoát ra

Câu 2: Để nhận biết các dung dịch: BaCl2, KNO3, Na2SO4, FeSO4 đựng trong các bình riêng rẽ, người ta có thể dùng

A. dung dịch NaCl

B. dung dịch NaOH

C. quỳ tím

D. Sn

Câu 3: Phản ứng của Cu với dung dịch AgNO3 tạo ra Ag và Cu(NO3)2 được gọi là phản ứng

A. cộng    B. hóa hợp    C. thay thế    D. trao đổi

Câu 4: Tổng hệ số cân bằng nhỏ nhất của phương trình hóa học:

Cu + H2SO4 đặc  CuSO4 + SO2 + H2O là

A. 6    B. 7    C. 8    D. 9

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi HK1 môn Hóa học 9 số 6

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

ĐỀ KIỂM TRA HK1

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9

NĂM HỌC: 2019- 2020

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Trong một bình kín có chứa khí CO2 và một ít dung dịch HCl, người ta thêm vào bình một lượng bột sắt thì tỉ khối của khí trong bình so với ban đầu

A. tăng

B. không đổi

C. giảm

D. không xác định được

Câu 2: Để điều chế sắt, người ta dùng các cách nào sau đây?

(1) Cho Zn vào dung dịch FeSO4

(2) Cho Cu vào dung dịch FeSO4

(3) Cho ca vào dung dịch FeSO4

(4) Khử Fe2O3 bằng khí H2 hoặc khí CO

A. (1), (3), (4)

B. (2), (3), (4)

C. (1), (4)

D. (1), (3)

Câu 3: Một số hiện tượng quan sát được khi cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4:

(1) Cu màu đỏ bám vào mẩu Na

(2) Có kết tủa màu xanh lam xuất hiện

(3) Mẩu Na vo tròn chạy trên bề mặt dung dịch

(4) Na cháy và nổ mạnh

Các hiện tượng đúng

A. (2), (3), (4)

B. (1), (3), (4)

C. (1), (2), (4)

D. (1), (2), (3)

Câu 4: Để bảo quản kim loại kiềm người ta dùng

A. nước

B. rượu

C. dầu hỏa

D. dung dịch H2SO4 đặc

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các đề số 4- 6---

7. Đề thi HK1 môn Hóa học 9 số 7

Trường THCS Phan Chu Trinh

Số câu: 8 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019- 2020

-----Còn tiếp-----

8. Đề thi HK1 môn Hóa học 9 số 8

Trường THCS Nguyễn Văn Nghi

Số câu: 8 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019- 2020

-----Còn tiếp-----

9. Đề thi HK1 môn Hóa học 9 số 9

Trường THCS Lê Văn Tám

Số câu: 5 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019- 2020

-----Còn tiếp-----

10. Đề thi HK1 môn Hóa học 9 số 10

Trường THCS Võ Thị Sáu

Số câu: 5 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019- 2020

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các đề số 7-10---.

Ngày:17/07/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM