10 đề thi HK1 môn Lịch Sử lớp 11 năm 2019 có đáp án

Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2019 có đáp án do eLib tổng hợp từ các trường và sở trên cả nước. Tài liệu này được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề thi HK1 môn Lịch Sử lớp 11 năm 2019 có đáp án

1. Đề thi HK1 môn Lịch Sử 11 số 1

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11

Thời gian làm bài 45 phút; Không kể thời gian giao đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6đ)

Câu 1: Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) buộc các nước tư bản phải

A. tìm cách tiêu diệt Liên Xô.                                  

B. chống lại Quốc tế Cộng sản.

C. xem xét lại con đường phát triển                      

D. tăng cường chạy đua vũ trang.

Câu 2: Trong Chính sách kinh tế mới, để nâng cao năng suất lao động đã có nhiều chủ trương quan trọng, ngoại trừ

A. Nhà nước chấn chỉnh lại việc tổ chức, sản xuất các ngành kinh tế công nghiệp

B. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao hông vận tải, ngân hàng, ngoại thương

C. Nhà nước tổ chức lại các xí nghiệp, nhà máy, thành lập các tổ chức nghiệp đoàn

D. Nhà nước chuyển các xí nghiệp nhỏ sang hạch oán kinh doanh, cải thiện chế độ tiền lương

Câu 3: “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì

A. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về việc phân chia quyền lợi

B. Có sự phát triển không đồng đều về kinh tế,tiềm lực quân sự

C. Các nước đều cho rằng mình có sức mạnh cạnh tranh riêng

D. Hệ thống thuộc địa của các nước nhiều, ít khác nhau

Câu 4: Thái độ của hơn 100 dân tộc Nga khi Nga hoàng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất ra sao?

A. Phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng

B. Biểu tình đòi Nga hoàng phải nhường ngôi cho người khác

C. Yêu cầu Nga hoàng phải tiến hành một cuộc cải cách

D. Ủng hộ Nga hoàng để mở rộng lãnh thổ

Câu 5: Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?

A. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản

B. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn

C. Gây hậy quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản

D. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản

Câu 6: Trật tự thế giới mới được thiết lập theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn phản ánh

A. sự ra thất bại của phe Liên minh.

B. sự mâu thuẫn với nước Nga xô viết.

C. tương quan lực lượng giữa các nước tư bản.

D. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Câu 7: Sự kiện nào đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Nga đầu năm 1918?

A. Lênin từ Phần Lan trở về nước

B. Thủ tướng Kêrenxki (của Chính phủ lâm thời tư sản) bị bắt

C. Quân khởi nghĩa chiếm Mátxcơva

D. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn

Câu 8: Ý nào không phản ánh đúng tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX – “đã tiến sát tới một cuộc cách mạng”

A. Nga hoàng tiến hành cải cách kinh tế để giải quyết những khó khăn của đất nước.

B. Chính phủ Nga hoàng bất lực không còn thống trị như cũ được nữa.

C. Đời sống của công dân, nông dân và hơn 100 dân tộc Nga cùng cực.

D. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng.

Câu 9: “Tự do cho nước Nga” là khẩu hiệu trong cuộc đấu tranh cách mạng nào ở nước Nga?

A. Cách mạng tháng Mười năm 1917

B. Cách mạng 1905 – 1907

C. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết

D. Cách mạng tháng Hai năm 1917

Câu 10: Trong thời kì thực hiện công nghiệp hóa, ngành công nghiệp nào chưa được Chính phủ Liên Xô chú trọng đầu tư phát triển

A. Công nghiệp quốc phòng

B. Công nghiệp chế tạo máy, nông cụ

C. Công nghiệp hàng không – vũ trụ

D. Công nghiệp năng lượng ( điện, han, dầu mỏ), khai khoáng

Câu 11: Mục tiêu trong Luận cương tháng Tư của Lênin là gì?

A. Duy trì chế độ lâm thời của giai cấp tư sản.

B. Chuyển từ chế độ phong kiến sang cách mạng dân chủ tư sản.

C. Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển.

D. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN.

Câu 12: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là

A. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản

B. Đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ

C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng thế giới

D. Đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế

Câu 13: Hai chính quyền song song không thể cùng tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 vì

A. Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau

B. Bị các nước đế quốc bên ngoài chi phối, can thiệp

C. Đất nước rộng lớn đòi hỏi có hai chính quyền

D. Tạo tiền đề để thành lập chính quyền thống nhất trong cả nước

Câu 14: Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

A. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước

B. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng,hàng không ,vũ trụ

C. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ti lớn

D. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn

Câu 15: Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 như thế nào?

A. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Tham gia cuộc chiến tranh khi thấy lợi nhuận.

C. Tham chiến một cách có điều kiện.

D. Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.

Câu 16: Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) ?

A. Khủng hoảng thừa, có quy mô lớn.

B. Khủng hoảng có quy mô trên thế giới.

C. Khủng hoảng thiếu.

D. Khủng hoảng thừa kéo dài nhất.

Câu 17: Nhiệm vụ trọng tâm trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là

A.  Đẩy mạnh quan hệ thương mại với các nước xã hội chủ nghĩa

B.  Hợp tác hóa nông nghiệp

C. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

D. Phát triển các ngành công nghiệp du lịch và dịch vụ

Câu 18: Ý nào không phản ánh đúng tình hình nước Nga Xô viết khi bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước?

A. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn

B. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng

C. Chính quyền Xô viết nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nước ngoài

D. Tình hình chính trị không ổn định

Câu 19: Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến nguy cơ nghiêm trọng nhất là

A.  Một cuộc chiến tranh thế giới mới

B. Đảng Cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động

C. Phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp

D. Các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị thủ tiêu

Câu 20: Tình trạng chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai là?

A. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.

B. Quân đội cũ nổi dậy chống phá.

C. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

D.  Các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.

Câu 21: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là

A. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.

B. Bãi khóa, bãi thị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.

C. Tổng bãi công chính trị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.

D. Biểu tình tuần hành thị uy rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.

Câu 22: Thể chế chính trị của nước Nga sau cuộc Cách mạng 1905 -1907 là

A. Dân chủ tư sản                                                     B. Quân chủ chuyên chế

C. Quân chủ lập hiến                                                D. Dân chủ cộng hòa

Câu 23: Trong nông nghiệp, Chính sách kinh tế mới đề ra chủ trương gì?

A.  Nông dân phải bán một phần số lương thực dư thừa cho Nhà nước

B. Cơ giới hóa nông nghiệp

C. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực

D. Thay thế thuế lương thực từ nộp bằng hiện vật sang nộp bằng tiền

Câu 24: Sau cuộc Cách mạng 1905- 1907, người đứng đầu nước Nga là

A. Nga hoàng Nicôlai II                                            

B. Nga hoàng Alếchxanđra III

C. Nga hoàng Nicôlai I                                             

D. Nga hoàng Alếchxanđrôvích

II. PHẦN TỰ LUẬN (4đ)                                            

Câu 1: Vì sao năm 1917 nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng?

Câu 2: Trong những năm 1933-1939, Hít-le thực hiện chính sách kinh tế, chính trị đối ngoại như thế nào ?.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – SỐ 1

Phần trắc nghiệm

1C           2C            3A            4A          5A           6C

  7D            8A          9D           10C         11D          12C

 13A         14A          15D          16A       17C          18C

 19A          20C           21C         22B       13C          14A

Phần tự luận

Câu 1:

- 2/1917, cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-gơ-rát.

- Phong trào chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.

- Lãnh đạo là Đảng Bôn-sê-vích.

- Lực lượng: công nhân, nông dân, binh lính lật đổ chế độ Nga hoàng.

- Kết quả:

+ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.

+ Xô viết là đại biểu công nhân, nông dân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết).

+ Giai cấp tư sản thành lập Chính phủ lâm thời. Nga trở thành nước Cộng hòa.

- Tính chất: Cách mạng tháng Hai ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

- Sau cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại song song hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết.

→ Cục diện không thể kéo dài.

- Trước tình hình đó, Lê-nin đã đề ra Luận cương tháng Tư xác định đường lối của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng DCTS sang cách mạng XHCN lật đổ Chính Phủ tư sản lâm thời.

- 10/1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

- Đêm 24-10-1917, khởi nghĩa bùng nổ. Đêm 25-10, tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản. Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.

- Đầu năm 1918, chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp cả nước.

- Tính chất: Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng XHCN.

Câu 2:

- Chính trị:

+ Hít-le thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ; với chính sách đối nội cực kì phản động và đối ngoại hiếu chiến xâm lược.

+ Năm 1934, Hít-le tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vaima, tự xưng là Quốc trưởng suốt đời. Nền Cộng hòa Vaima sụp đổ.

- Kinh tế:

Đẩy mạnh việc quân sự hóa nền kinh tế nhằm phục vụ nhu cầu quân sự. Năm 1938, tổng sản phẩm công nghiệp tăng 28% so với trước khủng hoảng và đứng đầu châu Âu tư bản về sản lượng thép và điện.

- Đối ngoại:

+ Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.

+ Ra lệnh tổng động viên, thành lập đội quân thường trực và triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu.

+ Kí với Nhật Bản “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản”, hình thành khối phát xít Đức - Italia - Nhật Bản. Nhằm tiến tới phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.

- Năm 1938, nước Đức trở thành một xưởng súng và một trại lính khổng lồ và bắt đầu triển khai các hành động chiến tranh xâm lược

2. Đề thi HK1 môn Lịch Sử 11 số 2

TRƯỜNG THPT TRIỆU QUANG PHỤC

KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN LỊCH SỬ 11

Thời gian làm bài: 45 phút

I.  PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã:

A. Xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới.

B. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về vấn đề quyền lợi.

C. Giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản.

D. Giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa.

Câu 2: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời vào năm nào?

A. Năm 1922.                  B. Năm 1924.                   C. Năm 1917.                   D. Năm 1920.     

Câu 3: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là:

A. Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

B. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

C. Là cuộc cách mạng tư sản.            

D. Là cuộc cách mạng vô sản.           

Câu 4: Bản báo cáo quan trọng của Lênin trước Trung ương Đảng Bônsêvích (4-1917) là:

A. Chính cương tháng tư.                                      

B. Cương lĩnh tháng tư.       

C. Báo cáo chính trị tháng tư.                                 

D. Luận cương tháng tư.

Câu 5: Mục đích chủ yếu của các hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản.

B. Để kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận.

C. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa.

D. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước chịu ảnh hưởng của chiến tranh.

Câu 6: Tại sao Đức lại dễ dàng rút ra khỏi Hội Quốc liên và tự do hành động?

A. Vì Đức được các nước khác tạo điều kiện.

B. Vì Hội Quốc liên là một tổ chức quốc tế còn lỏng lẻo, vai trò chưa cao.

C. Vì Đức có lực lượng quân sự hùng mạnh nhất châu Âu.

D. Vì Đức có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.

Câu 7: Đâu là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết sau cách mạng?

A. Đàm phán để xây dựng bộ máy chính quyền cũ.

B. Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ.

C. Xây dựng quân đội Xô viết hùng mạnh.

D. Duy trì bộ máy chính quyền cũ.

Câu 8: Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, thái độ của Nga hoàng như thế nào?

A. Nhờ sự giúp đỡ của các đế quốc khác.

B. Đàn áp, dập tắt được phong trào của nhân dân.

C. Bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa.

D. Bỏ chạy ra nước ngoài.

Câu 9: Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm 1929 – 1933 là :

A. Đảng Xã hội dân chủ.

B. Đảng Công nhân quốc gia xã hội.

C. Đảng Cộng sản.

D. Đảng liên minh xã hội thiên chúa giáo.

Câu 10: Mĩ - cường quốc tư bản đứng đầu thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô vào thời gian nào?

A. Năm 1934.                  B. Năm 1933.                   C. Năm 1931.                   D. Năm 1932.

Câu 11: Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã tác động đến nền kinh tế như thế nào?

A. Bước đầu tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

B. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh mẽ.

C. Kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

D. Làm cho nền kinh tế khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.

Câu 12: Tình hình chính trị phức tạp đã diễn ra ở nước Nga sau cách mạng tháng Hai là?

A. Sự ra đời của Xô Viết đại biểu công-nông-binh.

B. Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

C. Chính phủ lâm thời tư sản vẫn tiếp tục theo đuổi chiến tranh thế giới.

D. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập.

Câu 13: Trong công nghiệp, chính quyền Hít-le tập trung phát triển nhất ngành nào?

A. Công nghiệp chế tạo.

B. Công nghiệp năng lượng.

C. Công nghiệp hóa chất.                     

D. Công nghiệp quân sự.  

Câu 14: Sự kiện nào sau đây đã mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức?

A. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm.

B. Năm 1919, Đảng quốc xã được thành lập.

C. Năm 1934, Hin-đen-bua qua đời.

D. Năm 1933, Hít-le làm thủ tướng.

Câu 15: Trong Chính sách kinh tế mới, để nâng cao năng suất lao động đã có nhiều chủ trương quan trọng, ngoại trừ:

A. Nhà nước chấn chỉnh lại việc tổ chức, sản xuất các ngành kinh tế công nghiệp.

B. Nhà nước tổ chức lại các xí nghiệp, nhà máy, thành lập các tổ chức nghiệp đoàn.

C. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao hông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.

D. Nhà nước chuyển các xí nghiệp nhỏ sang hạch oán kinh doanh, cải thiện chế độ tiền lương.

Câu 16: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 9133 nổ ra đầu tiên ở quốc gia nào?

A. Pháp.                           B. Anh.                              C. Mĩ.                                  D. Đức.

Câu 17: Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai 1917 là?

A. Thể chế Cộng hòa.                                             

B. Thể chế quân chủ lập hiến.

C. Thể chế Xã hội chủ nghĩa.                                

D. Thể chế quân chủ chuyên chế.

Câu 18: Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Hít-le là:

A. kích động các nước Mĩ Latinh chống lại Mĩ.

B. chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh.

C. ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa.

D. thân thiện hợp tác với Anh, Pháp, Mĩ.

Câu 19: Trong hai năm đầu tiên (1926-1927), công cuộc công nghiệp hóa ở Liên Xô đã giải quyết được các vấn đề cơ bản là:

A. vốn đầu tư và cải thiện đời sống nhân dân.

B. đào tạo cán bộ kĩ thuật, lương thực thực phẩm, cải thiện đời sống.

C. vốn đầu tư, đào tạo cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề.

D. nạn thất nghiệp, công nhân lành nghề, cải thiện đời sống

Câu 20: Tổ chức quốc tế ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Hội đồng giám sát.

B. Hội Quốc Liên.                                       

C. Khối thị trường chung Châu Âu.              

D. Liên Hiệp Quốc.

---Để xem tiếp nội dung phần tự luận của Đề thi HK1 số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi HK1 môn Lịch Sử 11 số 3

TRƯỜNG THPT TRẦN CAO VÂN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN LỊCH SỬ 11

Năm học: 2019- 2020

Thời gian: 45 phút không kể thời gian giao đề

Câu 1: Vì sao năm 1917 nước Nga lại có hai cuộc cách mạng? Nêu tính chất của hai cuộc cách mạng đó? Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga và liên hệ với cách mạng Việt Nam? (5đ).

Câu 2: Tại sao cuộc khủng hoảng  kinh tế 1929-1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới? (2đ).

Câu 3: Nước Đức và nước Mĩ đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 bằng cách nào? Hãy nêu nhận xét của em về hai cách giải quyết khủng hoảng của hai nước này? (3đ).

---Để xem tiếp nội dung đáp án của Đề thi HK1 số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi HK1 môn Lịch Sử 11 số 4

TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN LỊCH SỬ 11

Năm học: 2019- 2020

Thời gian: 45 phút không kể thời gian giao đề

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao

B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ

C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa- giáo dục

D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.

Câu 2. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?

A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.     

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.                            

D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 3. Quốc gia nào là những nước đi đầu trong việc đi xâm chiếm khu vực Mĩ Latinh ?

A.  Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.                            

C.  Pháp và Bồ Đào Nha.

B.  Anh và Hà Lan.                                                   

D.  Hà Lan và Tây Ban Nha.

Câu 4.  Âm mưu của Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh sau khi các nước này giành được độc lập?

A.  Biến Mĩ Latinh thành đồng minh của Mĩ.

B.  Biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ

C. Cùng hợp tác phát triển kinh tế vững mạnh.

D. Đầu tư kinh tế cho các nước Mĩ Latinh phát triển

Câu 5: Cuộc khởi nghĩa nào đã thể hiện được tinh thần đoàn kết hai nước Việt Nam - Cam pu chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp?

A. Khởi nghĩa Si vô tha.                                             

B. Khởi nghĩa A cha xoa

C. Khởi nghĩa Pu côm pô.                                       

D. Khởi nghĩa Ong kẹo

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi HK1 môn Lịch Sử 11 số 5

TRƯỜNG THPT CAO THẮNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN LỊCH SỬ – KHỐI 11

Thời gian làm bài : 45 phút

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1.  Để thoát kỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã:

A. Duy trì chế độ phong kiến                                   

B. Tiến hành những cải cách tiến bộ.

C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây    

D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ

Câu 2. Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là?

A. Cộng hòa.                                                               

B. Quân chủ chuyên chế

C. Quân chủ lập hiến                                                

D. Liên bang.

Câu 3: Lãnh tụ Tôn Trung Sơn theo khuynh hướng nào?

A.  Dân chủ tư sản          

B. Trung lập.                 

C.  Quân chủ lập hiến.

D.  Nền cộng hòa

Câu 4. Sai lầm lớn nhất của Trung Quốc Đồng minh hội sau khi giành được chính quyền ở Nam Kinh là:

A. Không quan tâm đến việc xây dựng quân đội và bảo vệ chính quyền.

B. Không giải quyết vấn đề tự do dân chủ.

C. Không tiếp tục chống triều đình phong kiến Mãn Thanh.

D. Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.

Câu 5. Hạn chế lớn nhất ở mục tiêu hành động mà Trung Quốc Đồng minh hội đưa ra là:

A. Không đặt ra mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh.

B. Chủ trương bình quân ruộng đất nên không được giai cấp phong kiến ủng hộ.

C. Không chỉ rõ kẻ thù chủ yếu của cách mạng Trung Quốc ngoài chế độ phong kiến còn có cả thực dân đế quốc.

D. Thực hiện thành lập Trung Hoa dân quốc.

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi HK1 môn Lịch Sử 11 số 6

TRƯỜNG THPT NGHÈN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN LỊCH SỬ – KHỐI 11

Thời gian làm bài : 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới I chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì

A. có hệ thống thuộc địa nhiều, ít khác nhau.

B. có sự phát triển không đồng đều về kinh tế.

C. các nước đều cho mình có sức mạnh cạnh tranh riêng.

D. đã nảy sinh bất đồng do mâu thuẫn về phân chia quyền lợi.

Câu 2. Đảng Quốc đại ra đời cuối  năm 1885 ở Ấn Độ, là chính đảng của

A. tư sản trí thức Ấn Độ.                           

B. tầng lớp đại tư sản Ấn Độ.

C. giai cấp tư sản Ấn Độ.                           

D. giai cấp công nhân Ấn Độ.

Câu 3. Câu nào sai khi nói về ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi (1911):

A. Lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh.             

B. Giải quyết ruộng đất cho nông dân.

C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.

D. Thành lập được Dân quốc.

Câu 4. Anh, Pháp, Mỹ đã chọn giải pháp gì để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

A. Nhờ sự giúp đỡ bên ngoài.                                  

B. Cải cách kinh tế - xã hội.

C. Tăng cường xâm chiếm thuộc địa.                      

D. Phát triển công nghiệp quốc phòng.

Câu 5. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam là đã

A. vạch ra kẻ thù chính cho cách mạng Việt Nam.

B. để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh.

C. nước Nga có điều kiện giúp đỡ Việt Nam về vật chất lẫn tinh thần.

D. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi HK1 môn Lịch Sử 11 số 7

Trường THPT Bình Chánh

Đề thi học kì 1

Năm học: 2019 - 2020

Môn: Lịch Sử – Lớp 11

Thời gian: 45 phút

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

8. Đề thi HK1 môn Lịch Sử 11 số 8

Trường THPT Nguyễn Huệ

Đề thi học kì 1

Năm học: 2019-2020

Môn: Lịch Sử –Lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Số câu: 8 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận

9. Đề thi HK1 môn Lịch Sử 11 số 9

Trường THPT Nho Quan 1

Đề thi học kì 1

Năm: 2019-2020

Môn: Lịch Sử – Lớp 11

Thời gian: 45 phút 

Số câu: 20 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận

10. Đề thi HK1 môn Lịch Sử 11 số 10

Trường THPT Lê Quý Đôn

Đề thi học kì 1

Năm học 2019- 2020

Môn: Lịch Sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Số câu: 32 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:25/08/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM