10 đề thi Học kì 1 môn Sinh lớp 11 năm 2019 có đáp án

Mời các bạn cùng tham khảo:

Đề thi HK1 môn Sinh 11 năm 2019 có đáp án do eLib tổng hợp từ các trường và sở trên cả nước. Tài liệu này được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề thi Học kì 1 môn Sinh lớp 11 năm 2019 có đáp án

1. Đề thi HK1 môn Sinh 11 số 1

SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2019 - 2020

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC - LỚP 11

Thời gian làm bài 50  phút; Không kể thời gian giao đề

Câu 81: Trong quang hợp, ôxi được giải phóng ra có nguồn gốc từ

A. phân tử nước.                                                        B. phân tử APG.

C. phân tử C6H12O6.                                                   D. phân tử CO2

Câu 82: Ở thực vật, nước chủ yếu được thoát ra ngoài qua bộ phận nào sau đây của lá?

A. Mô dậu.                          B. Khí khổng.                 C. Mạch gỗ.                    D. Bề mặt lá.

Câu 83: Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hoá ở người?

A. Dạ dày.                          B. Thực quản.                C. Ruột non.                   D. Gan.

Câu 84: Trong hô hấp tế bào, đường phân diễn ra ở diễn ra ở

A. bào tương.                                                              B. chất nền lục lạp.

C. màng tilacoit.                                                          D. chất nền ti thể.

Câu 85: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A= T= 2000 và G= X= 800. Tổng số nuclêôtit của gen này là

A. 2800.                              B. 2100.                           C. 5600.                           D. 1200.

Câu 86: Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong các sản phẩm quang hợp ở cây xanh?

A. Xantôphyl.                     B. Carôtenôit.                 C. Diệp lục b.                  D. Diệp lục a.

Câu 87: Một cơ thể có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20, giảm phân bình thường tạo ra giao tử có bộ nhiễm sắc thể là

A. 2n = 20.                          B. n = 10.                         C. 2n = 40.                      D. n =20

Câu 88: Động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

A. Người.                           B. Voi.                              C. Giun đất.                    D. Thủy tức.

Câu 89: Trong hệ dẫn truyền tim ở người, bộ phận nào sau đây có chức năng tiếp nhận xung thần kinh trực tiếp từ nút xoang nhĩ?

A. Nút nhĩ thất.                  B. Mạng Puốc kin.         C. Tâm thất phải.           D. Bó His.

Câu 90: Loài động vật nào sau đây có hệ tiêu hóa dạng túi?

A. Thủy tức.                          B. Chim bồ câu.       C. Rắn hổ mang.                  D. Giun đất.

Câu 91: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

A. Cá chép.                        B. Rắn.                            C. Bồ câu.                       D. Ốc bươu vàng.

Câu 92: Trong tế bào nhân thực, bào quan nào sau đây có ADN xoắn kép vòng trần?

A. Không bào.                                                             B. Bộ máy Gôngi.

C. Lưới nội chất trơn.                                                 D. Lục lạp.

Câu 93: Chất nào sau đây không được tạo ra ở chu trình Canvin?

A. APG.                               B. CO2.                            C. AlPG.                          D. RiDP.

Câu 94: Cây hấp thụ sắt ở dạng nào sau đây?

A. Fe(OH)2.                        B. Fe2+.                            C. Fe2O3.                         D. FeO.

Câu 95: Các cây Nho quấn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?

A. Hướng đất.                    B. Hướng sáng.             C. Hướng nước.            D. Hướng tiếp xúc.

Câu 96: Trong quá trình nguyên phân bình thường, giai đoạn nào sau đây nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép?

A. Kì đầu, kì giữa.             B. Kì sau, kì cuối.          C. Kì giữa, kì sau.         D. Kì đầu, kì cuối

Câu 97: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?

A. Magiê.                            B. Mangan.                     C. Kali.                             D. Lưu huỳnh.

Câu 98: Ở người, máu được chuyển trực tiếp vào động mạch chủ từ tâm nào sau đây?

A. Tâm thất trái.                 B. Tâm thất phải.           C. Tâm nhĩ trái.              D. Tâm nhĩ phải.

Câu 99: Ở tế bào nhân thực, một phân tử ADN có thành phần nuclêôtit loại A chiếm 40%. Tỉ lệ nuclêôtit loại G chiếm

A. 80%.                               B. 40%.                            C. 10%.                            D. 20%.

Câu 100: Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vai trò của cơ quan nào sau đây?

A. Tuyến ruột và tuyến tụy.                                       B. Gan và thận.

C. Phổi và thận.                                                          D. Các hệ đệm pH.

Câu 101: Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra theo trật tự nào?

A. Tim – Tĩnh mạch – Động mạch – Mao mạch– Tim.

B. Tim – Động mạch – Tĩnh mạch – Mao mạch – Tim.

C. Tim – Tĩnh mạch – Mao mạch – Động mạch – Tim.

D. Tim – Động mạch – Mao mạch – Tĩnh mạch – Tim.

Câu 102: Trật tự tiêu hóa thức ăn trong đường tiêu hóa ở thỏ diễn ra như thế nào?

A. Dạ dày – manh tràng – ruột non – ruột già.

B. Dạ dày – ruột non – manh tràng – ruột già.

C. Manh tràng – dạ dày – ruột non – ruột già.

D. Dạ dày – ruột non – ruột già – manh tràng.

Câu 103: Khi nói về hệ tuần hoàn của cá chép, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tâm thất bơm máu vào động mạch lưng.

B. Máu ở tâm nhĩ có màu đỏ tươi.

C. Máu ở động mạch mang có màu đỏ thẫm.

D. Máu ở động mạch lưng có màu đỏ thẫm.

Câu 104: Ở người, phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tiêu hóa thức ăn trong đường tiêu hóa?

A. Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học.

B. Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học.

C. Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học.

D. Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học.

Câu 105: So với hệ tuần hoàn hở thì hệ tuần hoàn kín có máu chảy trong động mạch dưới áp lực

A. cao, tốc độ máu chảy chậm.                                B. thấp, tốc độ máu chảy chậm.

C. cao, tốc độ máu chảy nhanh.                              D. thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

Câu 106: Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sản phẩm quang hợp được vận chuyển trong mạch rây là đường glucôzơ.

B. Tế bào lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

C. Tế bào mạch gỗ là tế bào chết còn tế bào mạch rây là tế bào sống.

D. Thoát hơi nước ở lá là động lực chính của quá trình vận chuyển nước trong thân.

Câu 107: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?

A. Phổi của bò sát.                                                     B. Phổi của chim.

C. Phổi người.                                                            D. Phổi và da của ếch nhái.

Câu 108: Ở châu chấu, hệ tuần hoàn hở không thực hiện chức năng vận chuyển

A. chất dinh dưỡng.                                                   B. khí trong hô hấp.

C. máu và dịch mô.                                                    D. sản phẩm bài tiết.

Câu 109: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về 1 chu kì tim ở người?

A. Tâm thất co nhờ nhận xung thần kinh trực tiếp từ bó His.

B. Tâm nhĩ có thời gian giãn nhiều hơn tâm thất.

C. Tâm nhĩ co nhờ nhận xung thần kinh trực tiếp từ nút xoang nhĩ.

D. Tâm nhĩ co trước, tâm thất co sau.

Câu 110: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng

A. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.

B. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.

C. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

D. làm biến đổi điều kiện lý hoá của môi trường trong cơ thể.

Câu 111: Độ lớn của huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện của các mạch máu trọng hệ mạch cơ thể động vật được thể hiện ở hình bên. Các đường cong trong hình này lần lượt là đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ lớn của:

A. (A) Tổng tiết diện của các mạch, (B) huyết áp, (C) vận tốc máu.

B. (A) Vận tốc máu, (B) tổng tiết diện của các mạch, (C) huyết áp.

C. (A) Huyết áp, (B) tổng tiết diện của các mạch, (C) vận tốc máu.

D. (A) Huyết áp, (B) vận tốc máu, (C) tổng tiết diện của các mạch.

Câu 112: Ở động vật, khi nói về trao đổi khí, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Bề mặt trao đổi khí khô ráo để dễ lưu chuyển không khí.

B. Bề mặt trao đổi khí mỏng để tăng diện tích tiếp xúc với môi trường.

C. Sắc tố hô hấp có chức năng làm giảm nồng độ Oxi trong dịch tuần hoàn.

D. Trao đổi khí ở tại bề mặt trao đổi khí theo cơ chế vận chuyển chủ động.

Câu 113: Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm về các hoạt động của hạt đang nảy mầm. Biết sau khi cấp nước, miệng phễu được bịt kín, nước vôi trong ống nghiệm là nước vôi trong. Khi nước vôi trong ông nghiệm chuyển từ trong sang đục, so với lúc bắt đầu thí nghiệm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Nhiệt độ trong bình chứa hạt nảy mầm tăng.

B. Hàm lượng khí oxi trong bình giảm.

C. Hàm lượng khí CO2 tăng.

D. Thể tích của hạt giảm.

Câu 114: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng lên quá trình quang hợp?

A. Tại điểm bù ánh sáng, cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.

B. Tại điểm bão hòa ánh sáng, cường độ quang hợp là cực đại.

C. Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưu sáng.

D. Tại điểm bù ánh sáng, cường độ quang hợp là thấp nhất.

Câu 115: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hô hấp sáng ở thực vật?

A. Ba bào quan thực hiện là lục lạp, ti thể và perôxixôm.

B. Gây lãng phí sản phẩm quang hợp.

C. Giải phóng năng lượng để tổng hợp ATP.

D. Có giải phóng phân tử CO2.

Câu 116: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điểm giống nhau giữa quang hợp thực vật C4 và CAM?

A. chất cố định sơ cấp CO2 đầu tiên có 4 carbon.

B. pha sáng và chu trình Canvin diễn ra trong cùng một lục lạp.

C. chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày.

D. sản phẩm của pha sáng là ATP và NADPH.

Câu 117: Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có bao nhiêu hiện tượng sau đây là kiểu hướng động ở thực vật?

(I). Đỉnh sinh trưởng của cành và thân luôn hướng về phía có ánh sáng.

(II). Hệ rễ của thực vật luôn phát triển sâu xuống lòng đất để tìm nguồn nước và muối khoáng.

(III). Hiện tượng cụp lá và xòe lá của cây hoa trinh nữ khi bị va chạm.

(IV). Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu.

(V). Hoa nghệ tây và hoa tuylip nở và cụp theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.

A. 5                                      B. 4                                   C. 3                                  D. 2

Câu 118: Khi nói về pha sáng của quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Quang phân li nước để cung cấp H+ cho diệp lục.

II. Sản phẩm của pha sáng cung cấp cho pha tối là NADH và ATP.

III. Năng lượng của anh sáng được chuyển vào ATP và NADH.

IV. Pha sáng chuyển hóa năng lượng quang năng thành hóa năng.

A. 1.                                     B. 2.                                  C. 3.                                 D. 4.

Câu 119: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai khi nói về cơ chế cân bằng nội môi ở người?

   (I). Hoạt động của phổi và thận tham gia vào quá trình duy trì ổn định độ pH của nội môi.

   (II). Khi cơ thể vận động mạnh thì sẽ làm tăng huyết áp.

   (III). Hooc môn insulin tham gia vào quá trình chuyển hóa glucôzơ thành glicogen.

  (IV). Khi nhịn thở thì sẽ làm tăng độ pH của máu.

A. 1                                      B. 2                                   C. 4                                  D. 3

Câu 120: Khi nói về hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(I). Ở hầu hết động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.

(II). Càng xa tim huyết áp càng tăng, tốc độ máu chảy càng lớn.

(III). Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.

(IV). Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, cực tiểu lúc tim dãn.

A. 1.                                     B. 2.                                  C. 3.                                 D. 4.

ĐÁP ÁN

1A     2D     3D     4A     5C     6D     7B     8C     9A     10A     11D     12D     13B     14B     15D    16A    17B     18A     19C     20B     21D     22B     23C     24A     25C     26A     27B     28B     29A  30B    31C 32C     33D     34D     35C     36B     37D     38C     39A     40C

2. Đề thi HK1 môn Sinh 11 số 2

SỞ GD&ĐT CÀ MAU

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN SINH 11

 Thời gian làm bài: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Động vật có các hình thức trao đổi khí với môi trường như: qua bề mặt cơ thể, qua mang, qua ống khí, qua phổi. Em hãy sắp xếp các loài động vật dưới đây thành các nhóm theo hình thức trao đổi khí với môi trường.

    Châu chấu, trùng biến hình, ốc, ba ba, rắn nước, cua, giun đốt, gián

A. Nhóm 1: trùng biến hình, giun đốt; nhóm 2: ốc, cua, rắn nước; nhóm 3: châu chấu, gián; nhóm 4: ba ba.

B. Nhóm 1: trùng biến hình; nhóm 2: ốc, cua, rắn nước; nhóm 3: châu chấu, gián, giun đốt; nhóm 4: ba ba.

C. Nhóm 1: trùng biến hình; nhóm 2: ốc, cua, rắn nước, giun đốt; nhóm 3: châu chấu, gián; nhóm 4: ba ba.

D. Nhóm 1: trùng biến hình, giun đốt; nhóm 2: ốc, cua; nhóm 3: châu chấu, gián; nhóm 4: ba ba, rắn nước.

Câu 2. Tại sao máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn chỉ theo một chiều nhất định?

A. Do sức hút của tim lớn.                                                     B. Nhờ các van có trong hệ mạch.

C. Do lực đẩy của tim.                                                           D. Do tính đàn hồi của thành mach.

Câu 3. Thứ tự nào dưới đây đúng với chu kì hoạt động của tim?

A. Pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ → pha dãn chung.

B. Pha co tâm thất → pha dãn chung → pha dãn chung.

C. Pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha dãn chung.

D. Pha co tâm nhĩ → pha dãn chung → pha co tâm thất.

Câu 4. Nhóm sinh vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

A. Giun đốt.                          B. Cá.                                C. Mực ống.             D. Chân khớp

Câu 5. Máu chảy nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?

A. Tổng tiết diện của mạch và sự chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. Lưu lượng máu có trong tim.

C. Tiết diện mạch.                                                            

D. Chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.

Câu 6. Khi hàm lượng glucôzơ trong máu giảm thi cơ thể điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu diễn ra theo trật tự nào?

A. Gan → Glucagôn → Tuyến tụy → Glicôgen → Glucôzơ trong máu tăng.

B. Gan → Tuyến tụy → Glucagôn → Glicôgen → Glucôzơ trong máu tăng.

C. Tuyến tụy → Gan → Glucagôn → Glicôgen → Glucôzơ trong máu tăng.

D. Tuyến tụy →  Glucagôn → Gan →  Glicôgen → Glucôzơ trong máu tăng.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cân bằng nội môi ở động vật?

A. Trong cơ thể, chí có các hệ đệm mới có vai trò trong điều hoà cân bằng pH nội môi.

B. Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong.

C. Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hoà nồng độ các chất hoà tan trong máu như glucôzơ,…

D. Gan tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất

Câu 8. Tại sao trời nóng thì cơ thể chóng khát?

   (1) Trời nóng cơ thể ra nhiều mồ hôi, làm tăng áp suất thẩm thấu của máu.

   (2) Áp suất thẩm thấu của máu tăng kích thích vùng dưới đồi gây ra cảm giác khát.

   (3) Trời nóng làm cho cơ thể toả nhiều nhiệt nên cần nhiều nước để hạ nhiệt gây ra cảm giác thiếu nước và khát. Phương án đúng là

A. (1) và (3).                           B. (1), (2) và (3).                   

C. (l) và (2).                             D. (2) và (3).

Câu 9. Hướng động có vai trò giúp cho cây

A. tìm đến nguồn sáng để quang hơp.

B. đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ cây vững chắc.

C. sinh trưởng hướng tới nguồn nước.

D. thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

Câu 10. Tại sao khi đặt một hạt đậu mới nảy mầm nằm ngang thì rễ của nó sẽ hướng đất dương, còn ngọn thì hướng đất âm?

   (1) Rễ đã trải qua nhiều đời cắm xuống đất.

   (2) Phân bố auxin không đều ở 2 mặt của rễ và chồi ngọn.

   (3) Mặt trên của rễ có lượng auxin thích hợp cho rễ cây phân chia lớn lên và kéo dài làm rễ cong xuống đất.

   (4) Mặt dưới của chồi ngọn có lượng auxin thích hợp cho chồi ngọn phân chia lớn lên và làm cho ngọn hướng đất âm.

Phương án đúng là                                          

A. (1), (2) và (3).                              B. (l), (2) và (4).            

C. (1), (2), (3) và (4).                        D. (2), (3) và (4).

---Để xem tiếp nội dung từ câu 11-24 và phần tự luận của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi HK1 môn Sinh 11 số 3

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Môn: Sinh học 11

Năm học: 2019- 2020

Thời gian: 60 phút không kể thời gian giao đề

Câu 1. Ở người thức ăn vào miệng rồi lần lượt qua các bộ phận

A. thực quản, ruột non, ruột già, dạ dày.            

B. dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già.

C. thực quản, ruột non, dạ dày, ruột già.            

D. thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.

Câu 2. Quá trình tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá là

A. thức ăn được tiêu hoá nội bào sau đó các chất dinh dưỡng tiêu hoá dang dở tiếp tục được tiêu hoá ngoại bào.

B. tế bào trên thành túi tiết enzym tiêu hoá ngoại bào sau đó các chất dinh dưỡng tiêu hoá dang dở tiếp tục được tiêu hoá nội bào.

C. tế bào trên thành túi tiết enzym vào khoang tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn thành các chất đơn giản.

D. thức ăn được đưa vào từng tế bào của cơ thể rồi tiết enzym tiêu hoá nội bào.

Câu 3. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người là

A. miệng → thực quản → dạ dày → ruột già → ruột non → hậu môn.

B. miệng → thực quản → dạ dày→ ruột non → ruột già → hậu môn.                                    

C. miệng → thực quản → ruột non → dạ dày → ruột già → hậu môn.

D. miệng → dạ dày → thực quản → ruột non → ruột già → hậu môn.

Câu 4. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của giun đất là

A. miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn.

B. miệng → thực quản → hầu → diều → ruột → mề → hậu môn.

C. miệng → hầu → thực quản → mề → diều → ruột → hậu môn.

D. miệng → hầu → diều → thực quản → mề → ruột → hậu môn.

Câu 5. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của châu chấu là

A. miệng → thực quản → diều → dạ dày → ruột → hậu môn.

B. miệng → thực quản → diều → ruột → dạ dày → hậu môn.

C. miệng → thực quản → dạ dày → diều → ruột → hậu môn.

D. miệng → diều → thực quản → dạ dày → ruột → hậu môn.

Câu 6. Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

Câu 7. Đặc điểm nào không có ở thú ăn cỏ?

A. Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn.                                    B. Ruột dài.

C. Manh tràng phát triển.                                     D. Ruột ngắn.

Câu 8. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt như thế nào?

A. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn.                         B.  Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.

C.  Nhai thức ăn trước khi nuốt.                           D.  Chỉ nuốt thức ăn.

Câu 9. Ở động vật nhai lại, sự  tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

Câu 10. Ở động vật nhai lại, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào?

A. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

C. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

Câu 11. Vì sao mang cá xương có diện tích bề mặt trao đổi khí lớn?

A. Vì mang có kích thước lớn.      

B. Vì có nhiều cung mang.            

C. Vì mang có nhiều cung mang và mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang.         

D. Vì mang có nhiều phiến mang và mỗi phiến mang gồm nhiều cung mang.

Câu 12. Vì sao nồng độ O2 trong không khí thở ra thấp hơn so với hít vào phổi?

A. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.          

B. Vì một lượng O2 đã ôxi hóa các chất trong cơ thể.  

C. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi đi ra khỏi phổi.          

D. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.          

Câu 13. Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư?

A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.            

B. Vì phổi thú có diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.       

C. Vì phổi thú có kích thước lớn hơn.     

D. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.

Câu 14. Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào?

A. Hô hấp bằng phổi.                               B. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

C. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.                 D. Hô hấp bằng mang.

Câu 15. Vì sao nồng độ CO2 trong không khí thở ra cao hơn so với hít vào?

A. Vì một lượng CO2 thải ra trong hô hấp tế bào của phổi.

B. Vì một lượng CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể.

C. Vì một lượng CO2 còn lưu giữ trong phế nang.

D. Vì một lượng CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi.

---Để xem tiếp nội dung từ câu 16-40 của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi HK1 môn Sinh 11 số 4

TRƯỜNG THPT NGHĨA MINH

ĐỀ KIỂM TRA ÔN TẬP HỌC KÌ I

Môn: Sinh học 11

Năm học: 2019- 2020

Thời gian: 60 phút không kể thời gian giao đề

Câu 1. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được

A. tiêu hóa ngoại bào                                

B. tiêu hoá nội bào.                

C. tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.                                                                                        

D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 2. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được

A. tiêu hóa ngoại bào.                                

B. tiêu hoá nội bào.

C. tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.                                                                                  

D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 3. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hoá theo kiểu

A. tiêu hóa ngoại bào.                                

B. tiêu hoá nội bào.

C. tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.                                                                                  

D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 4. Tiêu hóa là quá trình

A. biến đổi chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

B. biến đổi chất đơn giản có trong thức ăn thành những chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được           

C. biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.

D. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể.

Câu 5. Các loài động vật tiêu hóa thức ăn bằng túi tiêu hóa là

A. động vật đơn bào.                                   B. các loài ruột khoang và giun dẹp.

C. động vật có xương sống                          D. côn trùng và giun đất.

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi HK1 môn Sinh 11 số 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINH

 TRƯỜNG THPT NĂNG KHIẾU TDTT H.BC 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019-2020

MÔN SINH HỌC – KHỐI 11

Thời gian làm bài : 45 phút

Câu 1. Hô hấp là gì? Ngoài những đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, hãy trình bày những đặc điểm khác của mang giúp trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao?

Câu 2. Hãy trình bày đại diện, phân loại và đặc điểm của hệ tuần hoàn kín?

Câu 3. Nhịp tim tối đa của con cá voi xanh đạt 37 nhịp mỗi phút vào thời điểm nó ngoi lên mặt nước để thở. Đối với voi, nhịp tim trung bình khoảng 25 -40 nhịp/phút, ở trâu khoảng 40 – 50 nhịp/phút. Nhịp tim ở bò và lợn lần lượt là 50 – 70 nhịp/phút và 60 – 90 nhịp/phút. Đối với con vật có kích thước nhỏ hơn như mèo, thì nhịp tim của nó dao động khoảng 110 – 130 nhịp/phút, ở chuột 720 – 780 lần/phút. Qua đoạn thông tin trên cho biết mối liên hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể? Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật?

Câu 4. Glucôzơ là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta cung cấp cho bản thân mỗi ngày. Trong máu của con người luôn có một lượng glucôzơ nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày. Nhờ hoạt động của gan mà nồng độ glucôzơ trong máu người luôn được duy trì ổn định ở mức 0,1%, hãy trình bày vai trò của gan trong điều hòa nồng độ glucôzơ máu luôn ở mức ổn định?

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi HK1 môn Sinh 11 số 6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT LINH TRUNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: SINH HỌC – KHỐI 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1:

a. Thế nào là quang hợp ở thực vật?

b. Nêu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh?

Câu 2:

a. Phân biệt năng suất sinh học và năng suất kinh tế.

b. Nêu các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp.

Câu 3:

a. Trình bày đại diện và hiệu suất quang hợp của các nhóm thực vật C3, C4, CAM.

b. Vì sao nói hoạt động sống của toàn bộ các loài động vật phụ thuộc hoàn toàn vào các loài thực vật?

Câu 4:

a. Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất?

b. Thế nào là hô hấp sáng, hô hấp sáng gặp ở nhóm thực vật nào?

Câu 5:

a. Hãy viết phương trình tổng quát của quá trình hô hấp. Nêu vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật?

b. Cây có lá màu đỏ tía có quang hợp được không? Giải thích.

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi HK1 môn Sinh 11 số 7

Sở GD&ĐT Quảng Nam

Kiểm tra HK1- Năm học: 2019 - 2020

Môn: SINH HỌC – Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Số câu: 15 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận

8. Đề thi HK1 môn Sinh 11 số 8

Trường THPT Lê Trung Kiên

Đề kiểm tra HK1

Năm học: 2019-2020

Môn: Sinh học–Lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề

Số câu: 15 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận

9. Đề thi HK1 môn Sinh 11 số 9

Trường THPT Nguyễn Văn Linh

Đề kiểm tra HK1

Năm: 2019-2020

Môn: SINH HỌC – Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Số câu: 15 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận

10. Đề thi HK1 môn Sinh 11 số 10

Trường THPT Ngô Lễ Tân

Đề thi HK1

Năm học 2019- 2020

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài:  45 phút

Số câu: 20 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---
Ngày:17/07/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM