Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen

eLib giới thiệu đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 9 Chương 3 Bài 21: Đột biến gen được biên soạn và tổng hợp đầy đủ với các phương pháp, gợi ý giải dễ hiểu cụ thể giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen

1. Giải bài 1 trang 49 SBT Sinh học 9

Gen B có 3000 nuclêôtit. Gen B đột biến thành gen b. Khi 2 gen này cùng nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường tế bào 5998 nuclêôtit.

1. Xác định chiều dài của gen b.

2. Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b.

Phương pháp giải

1. Chiều dài của gen được tính theo công thức: \(L = \frac{N}{2}x3.4\)

Trong đó L là chiều dài gen, N là tổng số Nu của gen

2. Dựa vào số Nu mất xác định kiểu đột biến 

Hướng dẫn giải

1. Khi gen B tự nhân đôi đã lấy từ môi trường tế bào là 3000 nuclêôtit.

→ Vậy, số nuclêôtit của gen b là: 5998 nuclêôtit - 3000 nuclêôtit = 2998 nuclêôtit

Chiều dài của gen b là: (2998 : 2) X 3,4 = 5096,6 (Å)

2. Số nuclêôtit của gen b kém gen B là: 3000 nuclêôtit - 2998 nuclêôtit = 2 nuclêôtit

→ Vậy, dạng đột biến từ gen B thành gen b là dạng mất 1 cặp nuclêôtit.

2. Giải bài 2 trang 49 SBT Sinh học 9

Chiều dài của gen B là 4080 Å. Khi sự nhân đôi liên tiếp 2 lần từ gen B đã tạo ra gen b có 2402 nuclêôtit.

1. Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b.

2. Gen B đột biến thành gen b vẫn có chiều dài như gen B thì đó là dạng đột biến nào?

Phương pháp giải

1. Chiều dài của gen được tính theo công thức: \(L = \frac{N}{2}x3.4\)

Trong đó L là chiều dài gen, N là tổng số Nu của gen.

- Tính chiều dài gen B dựa vào số Nu của gen b so với gen B

2. Nếu gen B đột biến thành gen b vẫn có chiều dài như gen B thì đó là dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit.

Hướng dẫn giải

1. Số nuclêôtit của gen B là: (4080 : 3,4) X 2 = 2400 nuclêôtit.

Số nuclêôtit của gen b lớn hơn gen B là: 2402 nuclêôtit - 2400 nuclêôtit = 2 nuclêôtit.

→ Vậy, dạng đột biến từ gen B thành gen b là dạng thêm 1 cặp nuclêôtit.

2. Nếu gen B đột biến thành gen b vẫn có chiều dài như gen B thì đó là dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit.

3. Giải bài 1 trang 52 SBT Sinh học 9

Gen B dài 4080\( {A^0}\), có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Gen B đột biến thành gen b. Khi 2 gen cùng tự nhân đôi 1 lần thì môi trường nội bào cung cấp cho gen b kém gen B là 5A và 4G. 

Xác định số nuclêôtit từng loại của gen b.

Phương pháp giải

- Tính số Nu của b rồi tìm dạng đột biến.

→ Suy ra só Nu từng loại của b.

Hướng dẫn giải

Gen B có chiều dài

L = 4080 \( {A^0}\) → NB =\( \frac{{4080}}{{3,4}} \times 2 = 2400\) nu

→ A + G = 1200 (1)

Hiệu số giữa nu loại A và Nu loại khác = 30% → A - G = 30% x 2400 = 720 (2)

Từ (1) và (2) ta có số Nu mỗi loại của gen B là: A = T = 960, G = X = 240 Nu.

→ Gen B đột biến thành gen b, khi nhân đôi 1 lần số nu môi trường cung cấp = số nu của gen.

Số nu mỗi loại của gen b là \(\left\{ \begin{gathered} A{\text{ }} = {\text{ }}T{\text{ }} = {\text{ }}960{\text{ }} - {\text{ }}5{\text{ }} = {\text{ }}955{\text{ }}Nu \hfill \\ G{\text{ }} = {\text{ }}X{\text{ }} = {\text{ }}240{\text{ }} - {\text{ }}4{\text{ }} = {\text{ }}236{\text{ }}Nu\; \hfill \\ \end{gathered} \right.\)

4. Giải bài 2 trang 52 SBT Sinh học 9

Gen B có 3000 nuclêôtit, trong đó có A = \( \frac{1}{2}\)G. Gen B đột biến thành gen b, nhưng số lượng nuclêôtit của 2 gen vẫn bằng nhau. Gen b có tỉ lệ A/G = 50,15%. Xác định kiểu đột biến từ gen B thành gen b.

Phương pháp giải

- Tìm số Nu từng loại của từng gen suy ra dạng đột biến.

Hướng dẫn giải

- Gen B có N = 3000 nu → A + G = 1500 (1)

A = \( \frac{1}{2}\)G (2)

→ Từ 1 và 2 ta có số nu mỗi loại của gen B là: A = T = 500, G = X =1000 nu (3)

- Gen b có số nu = 3000 nu → A + G = 1500

\( \frac{A}{G} = 50 \times 15\% = 0.5015\)

→ Số nu mỗi loại của gen b là: A = T = 501 nu, G = X = 999 nu (4)

- Từ (3) và (4) suy ra gen B đột biến thành gen b là đột biến thay thế 1 cặp G-X = 1 cặp A-T. 

5. Giải bài 3 trang 52 SBT Sinh học 9

Một mạch của gen B mạch kép có 120T, 240A, 360X và 480G. Gen B đột biến thành gen b. Khi gen b nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào 2398 nuclêôtit. Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b.

Phương pháp giải

- Tính tổng số Nu của gen B: \(\frac{N}{2} = {N_1} = {N_2}\)

- Tính số Nu của gen b: \({N_{mt}} = Nx({2^k} - 1)\)

Trong đó N là số nu của gen, Nmt là số nu môi trường cung cấp, k là số lần nhân đôi.

→ Rồi suy ra dạng đột biến.

Hướng dẫn giải

- Số Nu của gen B là: \(N = 2{N_1} = 2({A_1} + {T_1} + {G_1} + {X_1}) = 2(240 + 120 + 480 + 360) = 2400 Nu\)

- Số nu của gen b là 2398 Nu.

Theo lý thuyết số nu môi trường: \({N_{mt}} = Nx({2^k} - 1)= 2400x({2^1} - 1) = 2400Nu\)

→ 2400 - 2398 = 1 cặp Nu. → Gen b ít hơn gen B 1 cặp Nu

→ Vậy dạng đột biến là: Mất 1 cặp nuclêôtit.

6. Giải bài 1 trang 53 SBT Sinh học 9

Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là

A. có lợi cho cá thể.

B. không có lợi và không có hại cho cá thể.

C. có hại cho cá thể.

D. có ưu thế so với bố, mẹ.

Phương pháp giải

- Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là có hại cho cá thể.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

7. Giải bài 2 trang 53 SBT Sinh học 9

Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể như thế nào?

A. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.

B. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và dị hợp.

C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở thể dị hợp.

D. Đột biến gen lặn không biểu hiện được.

Phương pháp giải

- Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và dị hợp.

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.

8. Giải bài 3 trang 54 SBT Sinh học 9

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen thường liên quan tới

A. một cặp nuclêôtit.

B. một số cặp nuclêôtit. 

C. nhiều cặp nuclêôtit.

D. toàn bộ các cặp nuclêôtit.

Phương pháp giải

Xem khái niệm đột biến gen.

Hướng dẫn giải

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen thường liên quan tới một cặp nuclêôtit.

  • Chọn A.

9. Giải bài 4 trang 54 SBT Sinh học 9

Thể đột biến là

A. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội.

B. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình trung gian.

C. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn.

D. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình.

Phương pháp giải

- Xem khái niệm thể đột biến.

Hướng dẫn giải

- Thể đột biến là cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình.

  • Chọn D.

10. Giải bài 5 trang 54 SBT Sinh học 9

Quan sát hình sau và cho biết loại đột biến gen nào xảy ra ?

A. Cả (A) và (B) đều là đột biến mất 1 cặp nuclêôtit.

B. Cả (A) và (B) đều là đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.

C. (A) - mất cặp, (B) — thêm 1 cặp.

D. (A) - thêm cặp, (B) - mất 1 cặp.

Phương pháp giải

- Đột biến gen gồm các dạng: Mất, thêm, thay thế cặp nu.

Hướng dẫn giải

(A) - thêm cặp, (B) - mất 1 cặp.

→ Chọn D

11. Giải bài 7 trang 55 SBT Sinh học 9

Dạng đột biến nào làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng?

A. Mất đoạn.

B. Lặp đoạn.

C. Đảo đoạn.

D. Vừa mất đoạn vừa đảo đoạn.

Phương pháp giải

- Dạng đột biến lặp đoạn làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng.

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.
Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM