Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

Hướng dẫn Giải bài tập SGK Toán 7 Bài Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

1. Giải bài 23 trang 66 SGK Toán 7

Cho \(G\) là trọng tâm của tam giác \(DEF\) với đường trung tuyến \(DH\). Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng?

\(\dfrac{DG}{DH}= \dfrac{1}{2}\); \(\dfrac{DG}{GH}= 3\) 

\(\dfrac{GH}{DH}= \dfrac{1}{3}\); \(\dfrac{GH}{DG}= \dfrac{2}{3}\)

Phương pháp giải

- Áp dụng tính chất ba đường trung tuyến của tam giác: Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm ấy cách mỗi đỉnh một khoảng bằng \(\dfrac{2}{3}\) độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.

- Từ đó suy ra các tỉ lệ giữa các cạnh còn lại.

Hướng dẫn giải

\(G\) là trọng tâm của tam giác \(DEF\) với đường trung tuyến \(DH\). Ta có:

\(\dfrac{{DG}}{{DH}} = \dfrac{2}{3}\) nên ta gọi \(DG = 2a;DH = 3a\left( {a > 0} \right)\)

Suy ra \(GH=DH-DG=3a-2a=a\)

Từ đó ta có: 

\(\begin{array}{l}
\dfrac{{DG}}{{GH}} = \dfrac{{2a}}{a} = 2;\dfrac{{GH}}{{DH}} = \dfrac{a}{{3a}} = \dfrac{1}{3};\\
\dfrac{{GH}}{{DG}} = \dfrac{a}{{2a}} = \dfrac{1}{2}
\end{array}\)

Vậy khẳng định \(\dfrac{GH}{DH}= \dfrac{1}{3}\) là đúng.

Các khẳng định còn lại sai.

2. Giải bài 24 trang 66 SGK Toán 7

Cho hình \(25\). Hãy điền số thích hợp vào chỗ trống trong các đẳng thức sau:

a)  \(MG = … MR ;\) \(GR = … MR ;\) \(GR = … MG\)

b)  \(NS = ... NG;\) \(NS = …GS;\) \(NG = ... GS\)

Phương pháp giải

Áp dụng tính chất ba đường trung tuyến của tam giác: Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm ấy cách mỗi đỉnh một khoảng bằng \(\dfrac{2}{3}\) độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.

Từ đó suy ra tỉ lệ các cạnh còn lại.

Hướng dẫn giải

Từ hình vẽ ta thấy: \(S, R\) lần lượt là trung điểm của \(MP;\,NP\) nên \(NS\) và \(MR\) là hai đường trung tuyến của tam giác \(MNP\).

\(G\) là giao của hai đường trung tuyến nên \(G\) là trọng tâm của \(ΔMNP\), do đó ta có thể điền như sau:

Câu a:

\(MG =\dfrac{2}{3} MR ;\) \(GR = \dfrac{1}{3} MR ;\) \(GR =\dfrac{1}{2} MG.\)

Vì \(G\) là trọng tâm của \(ΔMNP\) nên theo tính chất trọng tâm tam giác ta có:

\(\begin{array}{l}
\dfrac{{MG}}{{MR}} = \dfrac{2}{3} \Rightarrow MG = \dfrac{2}{3}MR\\
\Rightarrow GR = MR - MG = MR - \dfrac{2}{3}MR = \dfrac{1}{3}MR
\end{array}\)

Từ đó suy ra: \(\dfrac{{GR}}{{MG}} = \dfrac{{\dfrac{1}{3}MR}}{{\dfrac{2}{3}MR}}= \dfrac{1}{2} \)\(\Rightarrow GR = \dfrac{1}{2}MG\)

Câu b:

\(NS =\dfrac{3}{2} NG;\) \(NS =3GS;\) \(NG =2GS.\)

Vì \(G\) là trọng tâm của \(ΔMNP\) nên theo tính chất trọng tâm tam giác ta có:

\(\begin{array}{l}
\dfrac{{NG}}{{NS}} = \dfrac{2}{3} \Rightarrow NG = \dfrac{2}{3}NS;NS = \dfrac{3}{2}NG\\
\Rightarrow GS = NS - NG = NS - \dfrac{2}{3}NS = \dfrac{1}{3}NS\\
\Rightarrow NS = 3GS\\
\dfrac{{NG}}{{GS}} = \dfrac{{\dfrac{2}{3}NS}}{{\dfrac{1}{3}NS}} = 2 \Rightarrow NG = 2GS
\end{array}\)

3. Giải bài 25 trang 67 SGK Hình học 7

Biết rằng: Trong một tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh huyền. Hãy giải bài toán sau:

Cho tam giác vuông \(ABC\) có hai cạnh góc vuông \(AB = 3\,cm, AC = 4\,cm.\) Tính khoảng cách từ đỉnh \(A\) tới trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC.\)

Phương pháp giải

Áp dụng:

- Tính chất đường trung tuyến của tam giác và nhận xét trong một tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh bằng một nửa cạnh huyền.

- Định lí Py-ta-go cho tam giác vuông.

- Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác: Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm ấy cách mỗi đỉnh một khoảng bằng \(\dfrac{2}{3}\) độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.

Hướng dẫn giải

Áp dụng định lí Pitago cho \(∆ABC\) vuông tại \(A\) ta có:

\(\eqalign{
& B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} \cr
& B{C^2} = {3^2} + {4^2} = 25 \cr} \)

\(\Rightarrow  BC = 5\,cm.\)

Gọi \(M\) là trung điểm của \(BC\) \(\Rightarrow \) \(AM\) là trung tuyến ứng với cạnh huyền \(BC\), do đó \(AM = \dfrac{1}{2} BC\)     (1) (Trong một tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh bằng một nửa cạnh huyền).

Vì \(G\) là trọng tâm của \(∆ ABC\) nên \(AG =\dfrac{2}{3} AM\)       (2)

Thay (1) vào (2) ta được:

\( AG =\dfrac{2}{3}.\dfrac{1}{2} BC\)

\(\Rightarrow  AG = \dfrac{1}{3} BC = \dfrac{1}{3}.5  =\dfrac{5}{3}\,(cm).\)

4. Giải bài 26 trang 67 SGK Toán 7

Chứng minh định lí: Trong một tam giác cân, hai đường trung tuyến ứng với hai cạnh bên thì bằng nhau.

Phương pháp giải

- Chứng minh hai tam giác chứa hai đường trung tuyến ứng với cạnh bê n bằng nhau. Từ đó suy ra hai cạnh tương ứng bằng nhau.

Hướng dẫn giải

Giả sử \(∆ABC\) cân tại \(A\) có hai đường trung tuyến \(BM\) và \(CN\), ta chứng minh \(BM = CN.\) 

Vì \(∆ABC\) cân tại \(A\) nên \(AB = AC\)

Vì \(M, N\) lần lượt là trung điểm của \(2\) cạnh \(AC\) và \(AB\), suy ra:

\(AN = BN = AM = CM =\dfrac{AB}{2}\)\(\,= \dfrac{AC}{2}\).

Xét \(ΔBCM\) và \(ΔCBN\) có:

Cạnh \(BC\) chung

\(\widehat {BCM} = \widehat {CBN}\) (do \(ΔABC\) cân)

\(CM = BN\) (chứng minh trên)

Vậy \(ΔBCM = ΔCBN\) (c.g.c)

\(\Rightarrow   BM = CN\) (điều phải chứng minh).

5. Giải bài 27 trang 67 SGK Toán 7

Hãy chứng minh định lí đảo của định lí trên: Nếu tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau thì tam giác đó cân.

Phương pháp giải

- Chứng minh tam giác \(ABC\) cân tại \(A\) ta chứng minh \(\widehat B = \widehat C\) hoặc \(AB = AC.\)

- Chứng minh hai tam giác chứa hai cạnh bên (hoặc hai góc ở đáy) bằng nhau. Từ đó suy ra hai cạnh bên bằng nhau (hoặc hai góc ở đáy) bằng nhau. Suy ra điều phải chứng minh.

Hướng dẫn giải

Ta đưa về bài toán: Cho \(∆ABC\) có hai đường trung tuyến \(BM\) và \(CN\) cắt nhau ở \(G.\) Biết \(BM=CN\), chứng minh tam giác \(ABC\) là tam giác cân.

Vì \(∆ABC\) có hai đường trung tuyến \(BM\) và \(CN\) cắt nhau ở \(G\)

\(\Rightarrow \) \(G\) là trọng tâm của tam giác \(ABC\).

\(\Rightarrow  GB = \dfrac{2}{3}BM\); \(GC = \dfrac{2}{3}CN\). 

Mà \(BM = CN\) (giả thiết) nên \(GB = GC.\)

Tam giác \(GBC\) có \(GB = GC\) nên \(∆GBC\) cân tại \(G\).

\(\Rightarrow \) \(\widehat{GCB} = \widehat{GBC}\) (Tính chất tam giác cân).

Xét \(∆BCN\) và \(∆CBM\) có: 

\(BC\) là cạnh chung

\(CN = BM\) (giả thiết)

\(\widehat{GCB} = \widehat{GBC}\) (chứng minh trên)

Suy ra \(∆BCN = ∆CBM\) (c.g.c)

 \(\Rightarrow \) \(\widehat{NBC} = \widehat{MCB}\) (hai góc tương ứng).

\(\Rightarrow ∆ABC\) cân tại \(A\) (tam giác có hai góc bằng nhau là tam giác cân) (điều phải chứng minh).

6. Giải bài 28 trang 67 SGK Toán 7

Cho tam giác \(DEF\) cân tại \(D\) với đường trung tuyến \(DI\).

a) Chứng minh \(∆DEI  = ∆DFI.\)

b) Các góc \(DIE\) và góc \(DIF\) là những góc gì?

c) Biết \(DE = DF = 13\,cm,\) \(EF = 10\,cm,\) hãy tính độ dài đường trung tuyến \(DI.\)

Phương pháp giải

- Chứng minh tam giác bằng nhau; áp dụng tính chất hai góc lề bù để tính các góc còn lại.

- Áp dụng tính chất ba đường trung tuyến của tam giác: Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm ấy cách mỗi đỉnh một khoảng bằng \(\dfrac{2}{3}\) độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.

- Áp dụng Định lý Py-ta-go.

Hướng dẫn giải

a) Xét \(∆DEI\) và \(∆DFI\) có:

\(DI\) là cạnh chung

\(DE = DF\) (vì \( ∆DEF\) cân tại \(D\))

\(IE = IF\) (\(DI\) là trung tuyến)

Vậy \(∆DEI  = ∆DFI\) (c.c.c)

b) Vì  \(∆DEI  = ∆DFI\) (theo câu a) nên \(\widehat{DIE} =\widehat{DIF}\).

Mà \(\widehat{DIE} +\widehat{DIF} = 180^o\) ( hai góc kề bù)

\(\Rightarrow \) \(\widehat{DIE} =\widehat{DIF}\)\(=\dfrac{180^0}{2}= 90^o\) 

Vậy các góc \(DIE\) và góc \(DIF\) là những góc vuông.

c) \(I\) là trung điểm của \( EF\) nên \(IE = IF =\dfrac{{EF}}{2} = \dfrac{{10}}{2}= 5\,cm.\)

Áp dụng định lí Pytago vào \(∆DEI\) vuông tại \(I\) (do theo câu b góc \(DIE\) vuông) ta có: 

\(\eqalign{
& D{E^2} = D{I^2} + E{I^2} \cr
& \Rightarrow D{I^2} = D{E^2}-E{I^2} \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,D{I^2}\, = {13^2}-{5^2} = 144 \cr
& \Rightarrow DI = 12\,\,cm \cr} \)

7. Giải bài 29 trang 67 SGK Toán 7

Cho \(G\) là trọng tâm của tam giác đều \(ABC.\) Chứng minh rằng:

                   \(GA = GB = GC.\)

Hướng dẫn: Áp dụng định lí ở bài tập \(26.\)

Phương pháp giải

- Áp dụng định lí ở bài tập \(26\): Trong một tam giác cân, hai đường trung tuyến ứng với hai cạnh bên thì bằng nhau.

- Chứng minh GA = GB = GC vì cùng bằng \(\dfrac{2}{3} CP\).

Hướng dẫn giải

Gọi \(M, N, P\) lần lượt là trung điểm của các cạnh \(BC, AC, AB.\)

Vì \(∆ABC\) là tam giác đều nên \(AB = AC = BC.\) 

Xét \(∆ABC\) có \(AB = AC\) nên \(∆ABC\) cân tại \(A\).

\( \Rightarrow  BN = CP\) (hai trung tuyến ứng với hai cạnh bên của tam giác cân thì bằng nhau theo định lí ở bài tập \(26\))

Ta có: \(GB = \dfrac{2}{3}BN;\,\,GC = \dfrac{2}{3}CP\)

Suy ra \( GB = GC = \dfrac{2}{3} BN = \dfrac{2}{3} CP\)   (1)

Xét \(∆ABC\) có \(BA = BC\) nên \(∆ABC\) cân tại \(B\).

\( \Rightarrow   CP = AM\)  (hai trung tuyến ứng với hai cạnh bên của tam giác cân thì bằng nhau theo định lí ở bài tập \(26\))

Ta có: \(GA = \dfrac{2}{3}AM;\,\,GC = \dfrac{2}{3}CP\)

Suy ra \(GC = GA = \dfrac{2}{3} CP = \dfrac{2}{3} AM\)   (2)

Từ (1) và (2) ta suy ra: \(GA = GB = GC\) (điều phải chứng minh).

8. Giải bài 30 trang 67 SGK Toán 7

Gọi \(G\) là trọng tâm của tam giác \(ABC\). Trên tia \(AG\) lấy điểm \(G’\) sao cho \(G\) là trung điểm của \(AG’\).

a) So sánh các cạnh của tam giác \(BGG’\) với các đường trung tuyến của tam giác \(ABC.\)

b) So sánh các đường trung tuyến của tam giác \(BGG’\) với các cạnh của tam giác \(ABC.\)

Phương pháp giải

- Áp dụng tính chất ba đường trung tuyến của tam giác: Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm ấy cách mỗi đỉnh một khoảng bằng \(\dfrac{2}{3}\) độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.

- Chứng minh hai tam giác bằng nhau để chứng minh hai cạnh bằng nhau.

- So sánh hai cạnh với cạnh thứ ba.

Hướng dẫn giải

Câu a:

So sánh các cạnh của \(∆BGG’\) với các đường trung tuyến của \(∆ABC.\)

Gọi \(M, N, E\) lần lượt là trung điểm của \(BC, CA, AB.\)

\(G\) là trọng tâm của \(∆ABC\)

  \( \Rightarrow GA =\dfrac{2}{3}AM\)

Mà \(GA = GG’\) (\(G\) là trung điểm của \(AG’\))

  \( \Rightarrow GG' = \dfrac{2}{3} AM\)

- Vì \(G\) là trọng tâm của \(∆ABC\) \( \Rightarrow GB = \dfrac{2}{3} BN\)

- Ta có:  

\(GM =\dfrac{1}{2} AG\) (do \(G\) là trọng tâm) và \(AG = GG'\) (giả thiết)

\( \Rightarrow GM = \dfrac{1}{2} GG'\), do đó \(MG=MG'.\)

Xét \(∆GMC\) và \(∆G’MB\) có: 

\(GM = MG'\) (chứng minh trên)

\(MB = MC\) (\(M\) là trung điểm của \(BC\))

\( {\widehat {GMC} = \widehat {G'MB}} \) (hai góc đối đỉnh)

Vậy \( ∆GMC=∆G’MB\) (c.g.c)

 \( \Rightarrow BG' = CG\) (Hai cạnh tương ứng)

Mà \(CG = \dfrac{2}{3}  CE\) (\(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\)) 

 \( \Rightarrow BG' = \dfrac{2}{3} CE\)

Vậy \(GG' = \dfrac{2}{3}AM,GB = \dfrac{2}{3}BN,G'B = \dfrac{2}{3}CE\)

Hay mỗi cạnh của \(∆BGG’\) bằng  \(\dfrac{2}{3}\) đường trung tuyến của \(∆ABC.\)

Câu b:

So sánh các đường trung tuyến của \(∆BGG’\) với các cạnh của \(∆ABC.\)

- Ta có: \(BM\) là đường trung tuyến \(∆BGG’\)

Mà \(M\) là trung điểm của \(BC\) nên \(BM = \dfrac{1}{2} BC\).

Gọi \(I\) là trung điểm \(BG\) 

Vì \(IG = \dfrac{1}{2} BG\) (do \(I\) là trung điểm \(BG\))

\(GN = \dfrac{1}{2}BG\) (\(G\) là trọng tâm)

\( \Rightarrow  IG = GN\)

Xét  \(∆IGG’\) và \(∆NGA\) có:

\(IG = GN\) (chứng minh trên)

\(GG' = GA\) (giả thiết)

\(\widehat {IGG'} = \widehat {NGA}\) (hai góc đối đỉnh)

Vậy \(∆IGG’ = ∆NGA\) (c.g.c) 

\( \Rightarrow  IG' = AN\) (hai cạnh tương ứng)

\( \Rightarrow  IG' = \dfrac{{AC}}{2}\)

- Gọi \(K\) là trung điểm \(BG'\) \( \Rightarrow  GK\) là trung tuyến của \(∆BGG’\)

Vì \(GE = \dfrac{1}{2} GC\) (\(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\))

\(BG' = GC\) (chứng minh trên)

\( \Rightarrow  GE =\dfrac{1}{2} BG'\)

Mà \(K\) là trung điểm \(BG’\) \( \Rightarrow KG’ = EG\)

Vì \(∆GMC = ∆G’MB\) (chứng minh trên)

\( \Rightarrow\)   \(\widehat {GCM} = \widehat {G'BM}\) (hai góc tương ứng)

\( \Rightarrow  CE // BG’\) \( \Rightarrow\)   \(\widehat {AGE} = \widehat {AG'B}\) (đồng vị)

Xét \(∆AGE\) và \(∆GG’K\) có:

\(EG = KG’\) (chứng minh trên)

\(AG = GG'\) (giả thiết)

\(\widehat {AGE} = \widehat {AG'B}\) (chứng minh trên)

Vậy \(∆AGE = ∆GG’K\) (c.g.c)

\( \Rightarrow AE = GK\)

Mà \(AE = \dfrac{1}{2}AB\)

\(\Rightarrow  GK =  \dfrac{1}{2} AB\)

Vậy \(BM = \dfrac{1}{2}BC,G'I = \dfrac{1}{2}AC,GK = \dfrac{1}{2}AB\) 

Hay mỗi đường trung tuyến của \(∆BGG’\) bằng một nửa cạnh của tam giác \(ABC\).

Ngày:24/08/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM