Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 27: Điều chế oxi- Phản ứng phân hủy

Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 27 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về điều chế oxi, phản ứng phân hủy. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 27: Điều chế oxi- Phản ứng phân hủy

1. Giải bài 1 trang 94 SGK Hóa học 8

Những chất nào trong số các chất sau được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:

a) Fe3O4.

b) KClO3.

c) KMnO4.

d) CaCO3.

e) Không khí.

g) H2O.

Phương pháp giải

Các chất điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là các chất giàu oxi và có tính oxi hóa.

Hướng dẫn giải

Những chất dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là KClO3 và KMnO4.

Phương trình hóa học:

2KClO3  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2KCl + 3O2

2KMnO4  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) K2MnO4 + MnO2 + O2

⇒ Đáp án b và c.

2. Giải bài 2 trang 94 SGK Hóa học 8

Sự khác nhau về điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp về nguyên liệu, sản lượng và giá thành?

Phương pháp giải

Để so sánh sự khác nhau về điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp cần nắm rõ phương pháp điều chế oxi ở cả 2 trường hợp trên.

Hướng dẫn giải

Sự khác nhau về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp là:

Nguyên liệu:

  • Phòng thí nghiệm: KClO3 hoặc KMnO4(chất giàu oxi, phản ứng thực hiện nhanh, dễ dàng)
  • Công nghiệp: Không khí và nước.

Sản lượng:

  • Phòng thí nghiệm: Thể tích nhỏ dùng cho thí nghiệm.
  • Công nghiệp: Sản lượng lớn dùng cho công nghiệp và y tế.

Giá thành: 

  • Phòng thí nghiệm: Giá thành cao.
  • Công nghiệp: Giá thành hạ vì nguyên liệu là không khí và nước.

3. Giải bài 3 trang 94 SGK Hóa học 8

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp? Dẫn ra hai thí dụ để minh họa.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần hiểu rõ bản chất tính chất phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp.

Hướng dẫn giải

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp là:

  • Phản ứng hóa hợp: Hai hay nhiều chất tham gia, tạo thành 1 chất.

Ví dụ:

CaO + CO2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CaCO3

2Cu + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2CuO

  •  Phản ứng phân hủy: một chất tham gia, tạo hai hay nhiều sản phẩm.

Ví dụ:  

2HgO \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Hg + O2

2KClO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2KCl + 3O2

4. Giải bài 4 trang 94 SGK Hóa học 8

Tính số mol và số gam kali clorat cần thiết để điều chế được:

a) 48g khí oxi.

b) 44,8 lít khí oxi (ở đktc).

Phương pháp giải

Viết PTHH : 2KClO3   2KCl  +  3O2

a) Đổi số mol của oxi: nO2 = 48/32=?(mol)

b) Đổi số mol của oxi: nO2 = 44,8/22,4=?(mol)

Trong mỗi trường hợp tính số mol KClO3 theo số mol của oxi

Hướng dẫn giải

Câu a

Số mol oxi điều chế được là:

\(n_{O_{2}} = \frac{48}{32} = 1,5 \ mol\)

Phương trình hóa học:

2KClO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2KCl + 3O2

Số mol và khối lượng KClO3 là:

\(\begin{array}{l}
n = \frac{{2.1,5}}{3} = 1\;mol\\
{m_{KCl{O_3}}} = 122,5.1 = 122,5\;g.
\end{array}\)

Câu b 

Số mol oxi điều chế được là:

\(\\ n_{O_{2}} = \frac{44,8 }{22,4}=2 \ mol\)

Phương trình hóa học:

2KClO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}} \) 2KCl + 3O2

Số mol và khối lượng KClO3 là:

\(\begin{array}{l}
x = \frac{{2.2}}{3} = 1,33\;mol\\
{m_{KCl{O_3}}} = 122,5.1,33 = 162,92\;g.
\end{array}\)

5. Giải bài 5 trang 94 SGK Hóa học 8

Nung đá vôi CaCO3 được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng hóa học nào? Vì sao?

Phương pháp giải

Để viết phương trình hóa học của phản ứng ta cần nắm được chất sản phẩm và chất tham gia phản ứng. Đồng thời hiểu rõ bản chất của loại phản ứng đó.

Hướng dẫn giải

Câu a

Phương trình hóa học:

CaCO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CaO + CO2

Câu b

Phản ứng nung vôi thuộc phản ứng phân hủy. Vì dưới tác động của nhiệt độ, từ một chất (đá vôi) bị phân hủy thành hai chất (vôi sống và khí cacbonic).

6. Giải bài 6 trang 94 SGK Hóa học 8

Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.

a) Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32 g oxit sắt từ.

b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên.

Phương pháp giải

Viết PTHH xảy ra: 3Fe + 2O2  Fe3O4

a) Đổi số mol nFe3O4=2,32/MFe3O4=?(mol)

Tính số mol Fe và O2 theo số mol của Fe3O4

b) Viết PTHH xảy ra: 

2KMnO4      K2MnO4   +   MnO2  +  O2

Tính số mol KMnO4  theo số mol  O2 ở phần a

Hướng dẫn giải

Câu a

Phương trình hóa học của phản ứng:

3Fe + 2O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Fe3O4

\(n_{Fe_{3}O_{4}} = \frac{2,32 }{232}= 0,01 \ mol\)

nFe = 0,01 . 3 = 0,03 mol.

nO2= 0,01 . 2 = 0,02 mol.

Khối lượng sắt và oxi cần dùng là:

mFe = 0,03 . 56 = 1,68 g.

mO2 = 0,02 . 32 = 0,64 g.

Câu b

Phương trình hóa học nhiệt phân KMnO4:

2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) K2MnO4 + MnO2 + O2

nKMnO4 = 0,02 . 2 = 0,04 mol.

Khối lương kali pemanganat cần dùng là:

mKMnO4 = 0,04 . 158 = 6,32 g.

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM