Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 19 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm

1. Giải bài 1 trang 100 SGK Lịch sử 10

Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

Phương pháp giải

Dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 96 - 99 để lập bảng theo các tiêu chí chính: tên cuộc kháng chiến/ khởi nghĩa; thời gian/ triều đại, kẻ thù, người lãnh đạo, chiến thắng tiêu biểu, kết quả. 

Gợi ý trả lời

2. Giải bài 2 trang 100 SGK Lịch sử 10

Phân tích sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần.

Phương pháp giải

Dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 97, 98 để so sánh hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần. 

Gợi ý trả lời

- Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý người chỉ huy không phải là vua mà là Thái úy Lý Thường Kiệt. Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần thường gắn liền với tên tuổi của các vua Trần và các tướng tài giỏi khác.

- Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”. Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần dùng thực hiện “vườn không nhà trống”.

- Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định. Nhưng kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần, ta phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.

3. Giải bài 3 trang 100 SGK Lịch sử 10

Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Phương pháp giải

Dựa vào SGK Lịch sử 10 trang 99 về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để suy luận trả lời nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến

Gợi ý trả lời

Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM