Giải bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935

eLib xin chia sẻ với các em học sinh nội dung giải bài tập SGK bài Phong trào cách mạng 1930-1935 bên dưới đây. Với nội dung đầy đủ các bài tập đi kèm đó là phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935

1. Giải bài 1 trang 97 SGK Lịch Sử 12

Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh. 

Phương pháp giải

Dựa vào SGK Lịch sử 12 trang 95 phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh để trả lời. 

Gợi ý trả lời

* Ý nghĩa lịch sử    

- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương.

- Khối liên minh công - nông hình thành.

- Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

- Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản công nhận: Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

* Bài học kinh nghiệm: Để lại bài học quý giá.

- Bài học về công tác tư tưởng: Đảng đã giáo dục tập hợp được một lực lượng cách mạng đông đảo của quần chúng, nhất là quần chúng công nông đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

- Bài học về xây dựng liên minh công nông: Qua phong trào khối liên minh công nông được hình thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nông đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác.

- Bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng.

- Bài học về xây dựng chính quyền nhân dân, một hình thức chính quyền kiểu mới.

- Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

2. Giải bài 2 trang 97 SGK Lịch Sử 12

Hãy nêu nhận xét về phong trào cách mạng 1930 - 1931. 

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức đã học về phong trào cách mạng 1930 - 1931để phân tích, nhận xét.

Gợi ý trả lời

Phong trào 1930 - 1931:

- Là cao trào cách mạng có tổ chức đầu tiên kể từ khi Đảng ra đời.

- Có sự liên minh liên kết giữa các giai tầng bị bóc lột là công nhân và nông dân, hình thành liên minh công - nông. 

- Tuy hình thức khởi phát vũ trang nhỏ lẻ nhưng có sức vang rất lớn trong nhân dân, nhất là cao trào Xô viết Nghệ -Tĩnh đã cho thấy rõ giai cấp vô sản hoàn toàn có thể tiến hành làm cách mạng vô sản và có thể làm thành công. 

- Làm nền tảng, làm bài học kinh nghiệm chuẩn bị sẵn sàng cho cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi sau này

3. Giải bài 3 trang 97 SGK Lịch Sử 12

Sưu tầm thơ ca ca ngợi phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ - Tĩnh. 

Phương pháp giải

Tìm kiếm trên internet hoặc sách tư liệu để trả lời. 

Gợi ý trả lời

BÀI CA CÁCH MẠNG - Đặng Chính Ký

“Bài ca cách mạng” sau:

“Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước

Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên

Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên

Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi….

Không có lẽ ta ngồi chịu chết

Phải cùng nhau kiên quyết một phen

Tổng này, xã nọ kết liên

Ta hò, ta hét, thét lên thử nào….”

XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH - Quang Lâm

Những người áo vải chân trần

Cơm ăn không đủ sưu thuế nặng thâm

Ngày đêm lo lắng gạo tiền

Áo chẳng đủ mặc,nợ nhiều lãi cao

Nông dân khổ cực đói nghèo

Thực dân áp bức nghèo càng nghèo thêm

Công nhân thất nghiệp hàng ngàn

Đồng lương ít ỏi,giờ làm lại tăng

Than ôi!

Bần cùng quá

Những gương mặt đó hoá quắt queo rồi

Quắt vì sao?

Quắt vì đói khát

Miếng cơm manh áo dãi dề tủi thân 

Chan đầy nước mắt tái tê cõi lòng

Và thế rồi hai tháng hai - tư

Và thế rồi một sáng tháng năm 

Và thế rồi một trưa tháng tám 

Và thế rồi một ngày tháng chín

Lòng yêu nước dung chuyển đất trời

Những con người ấy oằn mình đứng lên

Năm ba mươi kia là năm hùng dũng

Công - nông đứng dậy đòi quyền sống

Nhân dân trong nước đầy sục sôi

Họ cầm lên những gì họ có

Từ cây tre gióng ngày xưa đánh giặc

Đến tiếng chiêng và mõ

Kẻ thét,người hô

Và thế rồi

Súng nổ.

Bom rền.

Mặc,mặc đi

Cứ tiến lên như điên như dại

Hai trăm mười bảy người vô tội

Phút chốc thôi hòa mình vào cát bụi

Hồn họ bay về thế giớ tự do

Ngã xuống,ngã xuống,ngã xuống

Lòng yêu nước chẳng thể nào tan

Nghệ - Tĩnh ơi,xương máu làm nên đất nước

Ái thương đất nước đập tan quân thù

Trái đất quay bảy năm năm rồi

Những linh hồn ngày ấy còn không?

Xin hiển hiện trong khói hương nghi ngút

Lòng yêu nước và khí trời sục sôi 

Để con cháu hiểu được tất cả

Cái giá phải trả thời cha ông

Cho hòa bình - tự do - độc lập

Của một thời đất nước đau thương!

Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM