Giải bài tập SGK Vật lý 12 Bài 32: Hiện tượng quang - Phát quang

Dưới đây là nội dung Giải bài tập Vật lý 12 Bài 25 nhằm giúp các học sinh ôn tập kiến thức về hiện tượng quang - phát quang. Hy vọng các em đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các em.

Giải bài tập SGK Vật lý 12 Bài 32: Hiện tượng quang - Phát quang

1. Giải bài 1 trang 165 SGK Vật lý 12

Hiện tượng quang – phát quang là gì? Phân biệt hiện tượng huỳnh quang và hiện tượng lân quang.

Phương pháp giải

- Hiện tượng quang – phát quang là sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác

- Sự phát quang của nhiều chất rắn lại có đặc điểm :

+ Ánh sáng phát quang này tắt rất nhanh ngay khi dừng kích thích, gọi là huỳnh quang

+ Ánh sáng phát quang này có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đó, gọi là lân quang

Hướng dẫn giải

- Hiện tượng quang – phát quang là hiện tượng một số chất hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.

- Phân biệt hiện tượng huỳnh quang và lân quang:

+ Sự huỳnh quang: là sự phát quang của các chất lỏng và chất khí, có đặc điểm là ánh sáng bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích.

+ Sự lân quang: là sự phát quang của các chất rắn, có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài thêm một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích.

2. Giải bài 2 trang 165 SGK Vật lý 12

Ánh sáng huỳnh quang có đặc điểm gì ?

Phương pháp giải

Ánh sáng phát quang tắt rất nhanh ngay khi dừng kích thích, gọi là huỳnh quang

Hướng dẫn giải

Ánh sáng huỳnh quang có đặc điểm là do sự phát quang của chất lỏng và khí, nó sẽ bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích.

3. Giải bài 3 trang 165 SGK Vật lý 12

Sự phát sóng của vật nào dưới đây là sự phát quang ?

A. Tia lửa điện

B. Hồ quang

C. Bóng đèn ống

D. Bóng đèn pin

Phương pháp giải

Lớp bột phát quang được phủ ở đèn ống có khả năng phát quang khi được kích thích

Hướng dẫn giải

- Trong bóng đèn ống có phủ một lớp bột phát quang ở thành ống, lớp bột này sẽ phát ra ánh sáng trắng khi bị kích thích bới ánh sáng giàu tia tử ngoại do hơi thủy ngân trong đèn phát ra lúc có sự phóng điện qua nó.

- Chọn đáp án C.

4. Giải bài 4 trang 165 SGK Vật lý 12

Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng nào dưới đây ?

A. ánh sáng đỏ

B. ánh sáng lục

C. ánh sáng lam

D. ánh sáng chàm

Phương pháp giải

Theo định luật Stokes, ánh sáng huỳnh quang phải có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.

Hướng dẫn giải

- Anh sáng chàm có bước sóng ngắn hơn ánh sáng lam.

- Chọn đáp án D.

5. Giải bài 5 trang 165 SGK Vật lý 12

Một chất có khả năng phát quang ánh sáng màu đỏ và ánh sáng màu lục. Nếu dùng tia tử ngoại để kích thích sự phát quang của chất đó thì ánh sáng phát quang có thể có màu nào ?

A. màu đỏ

B. màu vàng

C. màu lục

D. màu lam

Phương pháp giải

- Ánh sáng kích thích có bước sóng ngắn hơn ánh sáng được kích thích

- Màu đỏ và màu lục trộn lẫn với nhau tạo ánh sáng màu vàng

Hướng dẫn giải

- Ánh sáng kích thích là tia tử ngoại có bước sóng ngắn hơn màu đỏ và màu lục, nên khi kích thích chất trên bằng tia tử ngoại thì nó phát ra được cả 2 bức xạ màu đỏ và lục, trộn lẫn với nhau tạo ánh sáng màu vàng.

- Chọn đáp án B.

6. Giải bài 6 trang 165 SGK Vật lý 12

Ở trên áo của các công nhân làm đường hay dọn vệ sinh trên đường thường có những đường kẻ to bản, nằm ngang, màu vàng hoặc lục.

a) Những đường kẻ đó dùng để làm gì ?

b) Những đường kẻ đó bằng chất liệu phát quang hay phản quang ?

c) Hãy đề xuất một thí nghiệm đơn giản để nhận biết những chất liệu đó là phát quang hay phản quang.

Phương pháp giải

Các chất phát quang có khả năng tự phát ra ánh sáng, có thể phát sáng trong đêm tối, giúp ích cho công nhân làm đường hay dọn vệ sinh trên đường.

Hướng dẫn giải

a) Những đường kẻ này dùng để báo hiệu cho người đi đường nhìn thấy.

b) Các đường kẻ này làm bằng chất liệu phát quang.

c) Dùng bút thử tiền chiếu vào một chỗ trên đường kẻ đó, nếu chỗ đó sáng lên ánh sáng màu vàng hay màu lục thì đó là chất phát quang.

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM