Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 5: Khối lượng. Đo khối lượng

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 6 Bài 5 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về khối lượng và cách đo khối lương. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Vật lý 6 Bài 5: Khối lượng. Đo khối lượng

1. Giải bài C1 trang 18 SGK Vật lý 6

Trên vỏ hộp sữa ông Thọ có ghi: "Khối lượng tịnh 397 g". Số đó chỉ sức nặng của hộp sữa hay lượng sữa chứa trong hộp?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm khối lựng tịnh chính là khối lượng sữa trong hộp.

Hướng dẫn giải

Khối lượng tịnh 397g ghi trên hộp sữa chỉ lượng sữa chứa trong hộp là 397g.

2. Giải bài C2 trang 18 SGK Vật lý 6

Trên vỏ OMO có ghi 500 g. Số đó chỉ gì?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm gam là đơn vị đo khối lượng.

Hướng dẫn giải

Số 500g ghi trên túi bột giặt chỉ lượng bột giặt trong túi là 500g.

3. Giải bài C3 trang 18 SGK Vật lý 6

Hãy tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.

(1)........... là khối lượng của bột giặt chứa trong túi.

Phương pháp giải

Để điền từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống cần dựa vào kết luận câu C2.

Hướng dẫn giải

500g là khối lượng của bột giặt chứa trong túi.

Vậy, từ cần điền vào (1) - 500 g. 

4. Giải bài C4 trang 18 SGK Vật lý 6

Hãy tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.

(2)........... là khối lượng của sữa chứa trong hộp.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần cân cứ vào câu hỏi C1.

Hướng dẫn giải

397g là khối lượng của sữa chứa trong hộp.

Vậy, từ cần điền vào (2) - 397 g.

5. Giải bài C5 trang 18 SGK Vật lý 6

Hãy tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.

Mọi vật đều có (3) .............

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm mọi vật tồn tại trên Trái Đất đều có khối lượng.

Hướng dẫn giải

Mọi vật đều có khối lượng.

Vậy, từ cần điền vào số (3) - khối lượng.

6. Giải bài C6 trang 18 SGK Vật lý 6

Hãy tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.

Khối lượng của một vật chỉ (4)........... chất chứa trong vật.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.

Hướng dẫn giải

Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.

Vậy, từ cần điền vào số (4) - lượng.

7. Giải bài C7 trang 19 SGK Vật lý 6

Sử dụng cân Rô-bec-van để đo khối lượng và trả lời các câu sau:

Hãy đối chiếu ảnh của cái cân Rô-bec-van trong hình 5.2 với cái cân thật để nhận ra các bộ phận sau đây: đòn cân (1), đĩa cân (2), kim cân (3), hộp quả cân (4), ốc điều chỉnh (5), và con mã (6).

Hình 5.2 bài C7 trang 18 SGK Vật lí lớp 6

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm rõ các bộ phận của cân Rô-bec-van.

Hướng dẫn giải

Các bộ phận tương ứng của cân Rô-bec-van là:

  • đòn cân (1)
  • đĩa cân (2)
  • kim cân (3)
  • hộp quả cân (4)
  • ốc điều chỉnh (5)
  • con mã (6)

8. Giải bài C8 trang 19 SGK Vật lý 6

Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của cân Rô-bec-van trong lớp.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:

- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Hướng dẫn giải

  • GHĐ của Rô-bec-van là tổng lượng các quả cân trong hộp quả cân.
  • ĐCNN của cân Rô-bec-van là khối lượng của quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân.

9. Giải bài C9 trang 19 SGK Vật lý 6

Điền vào chỗ trống:

Thoạt tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa (*). Đó là việc (1)............. Đặt (2)...........lên đĩa cân bên trái. Đặt lên đĩa cân bên kia một số (3)............. có khối lượng phù hợp và điều chỉnh con mã sao cho đòn cân nằm (4)..............., kim cân nằm (5)......... bảng chia độ. Tổng khối lượng của các (6)........... trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của (7)..............

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm rõ cách sử dụng cân Rô-bec-van để đo một vật.

Hướng dẫn giải

  • Thoạt tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa (*). Đó là việc điều chỉnh số 0.
  • Đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái.
  • Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp và điều chỉnh con mã sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.
  • Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.

Vậy, các từ cần điền là:

(1) - điều chỉnh số 0;                        (5) - đúng giữa;

(2) - vật đem cân;                             (6) - quả cân;

(3) - quả cân;                                    (7) - vật đem cân.

(4) - thăng bằng;

10. Giải bài C10 trang 19 SGK Vật lý 6

Hãy thực hiện phép cân một vật nào đó bằng cân Rô-bec-van.

Phương pháp giải

Để thực hiện phép cân một vật nào đó bằng cân Rô-bec-van ta cần nắm rõ các bước đo khối lượng của một vật.

Hướng dẫn giải

Ví dụ cân một quả lê, ta sử dụng cân theo trình tự sau:

  • Đầu tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0.
  • Đặt 1 quả lê lên đĩa cân bên trái. Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.
  • Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân cộng với số chỉ của của con mã sẽ bằng khối lượng của quả lê.

11. Giải bài C11 trang 20 SGK Vật lý 6

Hãy chỉ trên các hình 5.3, 5.4, 5.5, 5.6, xem đâu là cân tạ, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế. 

Hình  5.3, 5.4, 5.5, 5.6 bài 11 trang 20 SGK Vật lý 6

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm rõ tên gọi của các loại cận.

Hướng dẫn giải

Các loại cân ứng với hình như sau:

Hình 5.3: Cân y tế.

Hình 5.4: Cân tạ.

Hình 5.5: Cân đòn.

Hình 5.6: Cân đồng hồ.

12. Giải bài C12 trang 20 SGK Vật lý 6

Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của cái cân mà em (hoặc gia đình em) thường dùng và dùng cân đó để xác định khối lượng của một ống bơ gạo cỏ ngọn. Nếu có thể, hãy so sánh kết quả đo của em với kết quả đo của các bạn khác trong tổ.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:

- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Hướng dẫn giải

Học sinh tự trả lời (dựa trên GHĐ và ĐCNN ghi trên cân mà em hoặc gia đình em có).

  • GHĐ là khoảng cách lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đo được.
  • ĐCNN là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên cân.

13. Giải bài C13 trang 20 SGK Vật lý 6

Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông trên có ghi 5T (H.5.7). Số 5T có ý nghĩa gì?

Biển báo giao thông

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm rõ ý nghĩa của biển báo giao thông trên có ghi 5T.

Hướng dẫn giải

5T có nghĩa là 5 tấn.
Biển báo này có nghĩa là những xe có khối lượng của xe và hàng hóa từ 5 tấn trở xuống mới được phép qua cầu.

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM