Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 27: Lực điện từ

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 9 Bài 27 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về lực điện từ. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 27: Lực điện từ

1. Giải bài C1 trang 73 SGK Vật lý 9

Hiện tượng nêu trong thí nghiệm ở hình 27.1 SGK chứng tỏ điều gì?

Thí nghiệm lực điện từ

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ.

Hướng dẫn giải

Hiện tượng đó chứng tỏ: từ trường đã tác dụng lực lên dây dẫn AB có dòng điện chạy qua.

2. Giải bài C2 trang 74 SGK Vật lý 9

Áp dụng quy tắc bàn tay trái, xác định chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB trong hình 27.3 SGK.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Hướng dẫn giải

Trong đoạn dây dẫn AB, dòng điện có chiều đi từ B đến A.

3. Giải bài C3 trang 74 SGK Vật lý 9

Xác định chiều đường sức từ của nam châm trên hình 27.4 SGK.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.

Hướng dẫn giải

Chiều của đường sức từ đi từ dưới lên trên.

4. Giải bài C4 trang 74 SGK Vật lý 9

Biểu diễn lực điện từ tác dụng lên các đoạn AB, CD của khung dây dẫn có dòng điện chạy qua trong hình 27.5a, b, a. Các cặp lực điện từ tác dụng lên AB và CD trong mỗi trường hợp có tác dụng gì đối với khung dây?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: 

  • Khung dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường thì có lực điện từ tác dụng lên nó.

  • Lực điện từ làm cho khung quay quanh trục của nó. Trừ một vị trí duy nhất đó là khi mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ (tức là mặt phẳng khung nằm trong mặt phẳng trung hòa).

Hướng dẫn giải

Chiều và tác dụng của lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn AB và CD của khung được biểu diễn trên hình 27.1, trong đó:

  •  Hình a: Cặp lực điện từ có tác dụng làm khung quay theo chiều kim đồng hồ.
  •  Hình b: Cặp lực điện từ không có tác dụng làm khung quay.
  •  Hình c: Cặp lực điện từ có tác dụng làm khung quay theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ.
Ngày:27/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM