Giải bài tập SBT Hóa 12 Bài 2: Lipit

Hướng dẫn Giải bài tập Sách bài tập Hóa học 12 Bài 2 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về tính chất của lipit. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Hóa 12 Bài 2: Lipit

1. Giải bài 2.1 trang 5 SBT Hóa học 12

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Chất béo là trieste của glyxerol và các monocacboxylic có mạch cacbon dài, không phân nhánh.

B. Chất béo chứa chủ yếu các gốc no của axit thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng.

C. Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của axit thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu.

D. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết chất béo để trả lời câu hỏi trên.

Hướng dẫn giải

A. Đúng.

B. Đúng.

C. Đúng.

D. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều. 

 D sai.

→ Chọn D.

2. Giải bài 2.2 trang 6 SBT Hóa học 12

Chất béo có đặc điểm chung nào sau đây ?

A. Không tan trong nước, nặng hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.

B. Không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.

C. Là chất lỏng, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.

D. Là chất rắn, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết chất béo để trả lời câu hỏi trên.

Hướng dẫn giải

Chất béo có đặc điểm chung là không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.

Chất béo chứa các gốc axit không no là chất lỏng ở điều kiện thường và chất béo chứa các gốc axit no là chất rắn ở điều kiện thường.

→ Chọn B.

3. Giải bài 2.3 trang 6 SBT Hóa học 12

Khi thuỷ phân chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp hai muối C17H35COONa, C15H31COONa có khối lượng hơn kém nhau 1,817 lần và glixerol. Trong phân tử X có

A. 3 gốcC17H35COO.        C. 2 gốc C15H31COO.

B. 2 gốc C17H35COO.       D. 3 gốcC15H31COO.

Phương pháp giải

Từ tỉ lệ về khối lượng của 2 muối, suy ra tỉ lệ về số mol của 2 muối

 số gốc axit có trong phân tử X.

Hướng dẫn giải

Trường hợp 1: \(\frac{{{m_{{C_{17}}{H_{35}}{\text{COONa}}}}}}{{{m_{{C_{15}}{H_{31}}{\text{COONa}}}}}} = 1,817 \to \frac{{306.{n_{{C_{17}}{H_{35}}{\text{COONa}}}}}}{{278.{n_{{C_{15}}{H_{31}}{\text{COONa}}}}}} = 1,817\)

\(\frac{{{n_{{C_{17}}{H_{35}}{\text{COONa}}}}}}{{{n_{{C_{15}}{H_{31}}{\text{COONa}}}}}} = 1,65\) → loại.

Trường hợp 2: 

\(\frac{{{m_{{C_{15}}{H_{31}}{\text{COONa}}}}}}{{{m_{{C_{17}}{H_{35}}{\text{COONa}}}}}} = 1,817 \to \frac{{278.{n_{{C_{15}}{H_{31}}{\text{COONa}}}}}}{{306.{n_{{C_{17}}{H_{35}}{\text{COONa}}}}}} = 1,817\)

\(\frac{{{n_{{C_{15}}{H_{31}}{\text{COONa}}}}}}{{{n_{{C_{17}}{H_{35}}{\text{COONa}}}}}} = 2\)

Vậy trong phân tử X có 2 nhóm C15H31COO và 1 gốc C17H31COO

→ Chọn C.

4. Giải bài 2.4 trang 6 SBT Hóa học 12

Cho một lượng tristearin (triglixerit của axit stearic với glixerol) vào cốc thuỷ tinh chịu nhiệt đựng một lượng dư dung dịch NaOH, thấy chất trong cốc tách thành hai lớp; đun sôi hỗn hợp đồng thời khuấy đều một thời gian đến khi thu được chất lỏng đồng nhất; để nguội hỗn hợp và thêm vào một ít muối ăn, khuấy cho tan hết thấy hồn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, dưới là chất lỏng. Hãy giải thích quá trình thí nghiệm trên bằng phương trình hoá học.

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất vật lý của chất béo và các sản phẩm của phản ứng thủy phân chất béo.

Hướng dẫn giải

Hiện tượng: Tristearin là chất rắn nhẹ hơn dung dịch NaOH nên tách thành 2 lớp.

Sản phẩm của phản ứng tan được trong nước nên thu được chất lỏng đồng nhất. Khi để nguội và thêm muối ăn vào hỗn hợp thì muối natri stearat nổi lên trên do nó nhẹ hơn lớp chất lỏng phía dưới. Muối ăn thêm vào nhằm làm tăng khối lượng riêng của dung dịch và làm giảm độ tan của muối natri stearat

PTHH: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

5. Giải bài 2.5 trang 6 SBT Hóa học 12

Đun sôi 8,9 g triglixerit X là chất rắn trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,92 gam glixerol và m gam muối của axit béo X. Tính m và tìm công thức cấu tạo của X.

Phương pháp giải

Trong phản ứng thủy phân chất béo, ta có: nNaOH = 3nglixerol

Bảo toàn khối lượng cho phản ứng: mtriglixerit + mNaOH = mmuối + mglixerol  m = ?

mà ntriglixerit = nglyxerol  X?

Hướng dẫn giải

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3

 0,01 mol         0,03 mol       0,03 mol  ←  0,01 mol

8,9/0,01 890g/mol

 3R + 3.44 + 41 = 890 ⟹ R = 239.

Vì X rắn nên gốc R là gốc no nên gọi CT của gốc R là CnH2n + 1 ⟹ 14n + 1 = 239.

⟹ n = 17, Vậy X là (C17H35COO)3C3H5.

Khối lượng của muối: m = mX + mNa0H - mglixerol = 8,9 + 0,03.40 - 0,92 = 9,18 (g).

6. Giải bài 2.6 trang 6 SBT Hóa học 12

Đun sôi a gam một triglixerit X với dung dịch kali hiđroxit (dư) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,92 g glixerol và m gam hỗn hợp Y gồm muối của axit oleic (C17H33COOH) và 3,18 g muối của axit linoleic (C17H31COOH).

a)  Tìm công thức cấu tạo có thể có của triglixerit trên.

b)   Tính a.

Phương pháp giải

Gọi CT của X là (C17H31COO)xC3H5(OOCC17H33)y

 x + y = 3

Theo phương trình thủy phân, ta có: COOKx.nC3H5(OH)3

 x; y

 CT của X.

b. Theo phương trình, ta có: nC3H5(OH)3

 a.

Hướng dẫn giải

a) \({n_{{C_3}{H_5}{{(OH)}_3}}} = \frac{{0,92}}{{92}} = 0,01mol\)

\({n_{{C_{17}}{H_{31}}{\text{COO}}K}} = \frac{{3,18}}{{318}} = 0,01mol\)

X là triglixerit của glixerol với axit oleic và axit linoleic nên gọi CT của X là (C17H31COO)xC3H5(OOCC17H33)y

 x + y = 3

PTHH: (C17H31COO)xC3H5(OOCC17H33)y + (x+y)KOH  xC17H31COOK + yC17H33COOK +  C3H5(OH)3

Theo phương trình, ta có: 

\({n_{{C_{17}}{H_{31}}{\text{COO}}K}} = x.{n_{{C_3}{H_5}{{(OH)}_3}}} \to x = 1 \to y = 3 - 1 = 2\)

X: \({C_{17}}{H_{31}}{\text{COO}}{{\text{C}}_3}{H_5}{{\text{(OOC}}{{\text{C}}_{17}}{H_{33}})_2}\)

b. Theo phương trình, ta có: nC3H5(OH)0,01mol

mX 0,01.882 8,82 gam.

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM