Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa

Mời các em học sinh tham khảo nội dung giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 bên dưới đây. Tài liệu cung cấp cho các em hệ thống 10 bài tập có phương pháp và đáp án giải chi tiết, đầy đủ sẽ giúp các em ôn tập, củng cố thật tốt kiến thức. Chúc các em học giỏi!

Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa

1. Giải bài 1 trang 37 SBT Lịch sử 7

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1: Ruộng đất trong cả nước thời Lý trên danh nghĩa đều thuộc quyền sở hữu của

A. Nhà nước.            

B. làng xã.

C. quý tộc.               

D. địa chủ.

Câu 2: Hằng năm, người nông dân cày ruộng công phải nộp thuế cho

A. tướng lĩnh quân đội.                              

B. quý tộc.

C. địa chủ.                                               

D. nhà vua.

Câu 3: Các vua Lý lấy một số ruộng đất công để

A. cho quân lính cày cấy.

B. làm nơi thờ phụng, tế lễ, xây dựng các đền chùa.

C. phong cho những người có công, làm đồn điền để cho các tù binh cày cấy.

D. bán cho phú nông.

Câu 4: Hằng năm, các vua Lý thường về các địa phương làm lễ cày tịch điền nhằm mục đích

A. khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp.

B. quản lí việc sản xuất nông nghiệp,

C. đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang.

D. để nâng cao uy tín của nhà vua, triều đình.

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã được trình bày ở rmục 1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp thời Lý được trình bày ở trang 44 SGK Lịch sử 7 để phân tích và trả lời.

Ví dụ: Ruộng đất trong cả nước thời Lý trên danh nghĩa đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. 

Hướng dẫn giải

1.A                     2.D

3.B                     4.A

2. Giải bài 2 trang 37 SBT Lịch sử 7

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau:

1. ☐ Thời Lý, thủ công nghiệp do Nhà nước trực tiếp tổ chức sản xuất rất phát triển. Việc buôn bán trao đổi trong nước và ngoài nước được mở mang hơn trước.

2. ☐ Ở vùng hải đảo và biên giới Lý - Tống, chính quyền hai bên cho lập nhiều chợ.

3. ☐ Thời Lý, Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất.

4. ☐ Thời Lý, nông dân chiếm đa số trong dân cư.

5. ☐ Thời Lý, văn hoá, giáo dục chưa phát triển.

Phương pháp giải

Xem lại mục 1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp thời Lý, mục 2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý và mục 4. Giáo dục và văn hóa thời Lý thuộc bài 12 SGK Lịch sử 7 để phân tích và trả lời.

Ví dụ: Thời Lý, thủ công nghiệp do Nhà nước trực tiếp tổ chức sản xuất rất phát triển. Việc buôn bán trao đổi trong nước và ngoài nước được mở mang hơn trước → Đúng.

Hướng dẫn giải

Đúng: 1, 2, 3, 4 

Sai: 5

3. Giải bài 3 trang 38 SBT Lịch sử 7

Hãy điền các mốc thời gian vào dấu "..." sao cho phù hợp với các sự kiện lịch sử:

...Vua Lý ngự ra Bố Hải Khẩu cày ruộng tịch điền.

...Lý Thái Tông cho đào kênh Lãm (Yên Mô - Ninh Bình).

...Nhà Lý cho đắp đê Cơ Xá (khu vực gần Thăng Long).

...Nhà Lý cho khơi sâu, rộng thêm sông Tô Lịch.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung được trình bày ở mục 1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp trang 44 SGK Lịch sử 7 để phân tích và đưa ra mốc thời gian phù hợp.

Ví dụ: Mùa xuân, tháng 2 (năm Mậu Dần, 1038): Vua Lý ngự ra Bố Hải Khẩu cày ruộng tịch điền.

Hướng dẫn giải

- Mùa xuân, tháng 2 (năm Mậu Dần, 1038): Vua Lý ngự ra Bố Hải Khẩu cày ruộng tịch điền.

- Năm 1051: Lý Thái Tông cho đào kênh Lãm (Yên Mô - Ninh Bình).

- Tháng 3 năm Mậu Tý (1108): Nhà Lý cho đắp đê Cơ Xá (khu vực gần Thăng Long).

- Năm 1192: Nhà Lý cho khơi sâu, rộng thêm sông Tô Lịch.

4. Giải bài 4 trang 38 SBT Lịch sử 7

Hãy nối các ô cột I với ô ở cột II sao cho phù hợp về nội dung lịch sử

Cột I:

1. Phát 2 vạn quan tiền để dựng 8 ngôi chùa ở quê, hàng vạn quan dựng nhiều chùa. 

2. Vùa quan là bộ phận chính tỏng giai cấp thống trị, Nông dân đa số trong dân cư 

3. Nơi buôn bán, tấp nập, sầm uất 

4. Tháp Chương Sơn, vạc Phổ Minh được xây dựng ở đây 

5. Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền được đúc ở đây

Cột II:

a) Vân Đồn

b) Hà Nội

c) Nam Định

d) Thời Lý

e) Lý Công Uẩn

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý và mục 3. Những thay đổi về mặt xã hội thời Lý bài 12 trang 44 SGK Lịch sử 7 để phân tích và đưa ra lựa chọn phù hợp.

Ví dụ: Lý Công Uẩn phát 2 vạn quan tiền để dựng 8 ngôi chùa ở quê, hàng vạn quan dựng nhiều chùa. 

Hướng dẫn giải

1.e             2.d

3.a             4.c             5.b

5. Giải bài 5 trang 39 SBT Lịch sử 7

Hãy điền sự kiện lịch sử Việt Nam tiêu biểu trong các thế kỉ XI cho phù hợp với mốc thời gian dưới đây.

- Các năm 1016, 1030, 1044 ...

- Năm 1070 ...

- Năm 1075 ...

- Năm 1076 ...

- Năm 1149 ...

- Năm 1184 ...

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp thời Lý, mục 2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý và mục 4. Giáo dục và văn hóa thời Lý bài 12 SGK Lịch sử 7 để phân tích đưa ra các sự kiện phù hợp với mốc thời gian.

Ví dụ:

- Các năm 1016, 1030, 1044: Vua Lý Thái Tông cho đúc tiền Minh Đạo.

- Năm 1075: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.

Hướng dẫn giải

- Các năm 1016, 1030, 1044: Vua Lý Thái Tông cho đúc tiền Minh Đạo

Các vua Lý thường về các địa phương  làm lễ cày tịch điền nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp

- Năm 1070: Văn Miếu được xây dựng

- Năm 1075: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076: Lập Quốc Tử Giám (Trường đại học đầu tiên).

- Năm 1149: Vua Lý Anh Tông đã cho lập trang Vân Đồn - đánh dấu sự ra đời của thương cảng sớm nhất lịch sử Việt Nam.

- Năm 1184: Người buôn các nước Xiêm La và Tam Phật Tề (Srivijaya ở đảo Sumatra, được nhắc đến với tên Thất Lợi Phật Thệ từ thế kỷ 7 và với tên Tâm Phật Tề từ thế kỷ 5 trong thư tịch Trung Quốc) vào trấn Vân Đồn dâng vật báu để xin buôn bán

6. Giải bài 6 trang 39 SBT Lịch sử 7

Hãy tóm tắt tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp), xã hội, văn hoá, giáo dục Đại Việt thời Lý.

Phương pháp giải

Xem lại mục 3. Những thay đổi về mặt xã hội thời Lý, mục 4. Giáo dục và văn hóa thời Lý trang 47 SGK Lịch sử 7 để phân tích, trả lời.

- Kinh tế: thực hiện các chính sách của nhà nước, chú trọng khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, làm thuỷ lợi,...

- Xã hội: Sự phân biệt đẳng cấp ngày càng sâu sắc.

- Văn hóa giáo dục: giáo dục thi cử còn hạn chế.

Hướng dẫn giải

- Kinh tế: Các chính sách của nhà nước: chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy và nộp thuế; tổ chức lễ cày tịch điền và tế thần Nông; chú trọng khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, làm thuỷ lợi,...

→ Mùa màng bội thu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

- Xã hội: Sự phân biệt đẳng cấp sâu sắc hơn: Địa chủ nhiều hơn, nông dân tá điền tăng lên.

- Văn hóa giáo dục

+ Năm 1070 lập Văn Miếu

+ Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên

+ Năm 1076 mở Quốc Tử Giám cho con em quý tộc học.

+ Giáo dục thi cử còn hạn chế.

7. Giải bài 7 trang 40 SBT Lịch sử 7

Theo em, dưới thời Lý, nền kinh tế nông nghiệp nước ta phát triển là do những nguyên nhân nào ? Nền nông nghiệp phát triển có tác dụng gì ?

Phương pháp giải

Từ nội dung mục 1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp thời Lý SGK Lịch sử 7 trang 44 để phân tích, trả lời.

- Nguyên nhân: do các chính sách đúng đắn của nhà nước.

- Tác dụng: nền nông nghiệp phát triển, đời sống ổn định là cơ sở để bảo vệ và phát triển đất nước.

Hướng dẫn giải

- Nguyên nhân: Nông nghiệp thời Lý phát triển do Nhà nước rất quan tâm, cho ban hành nhiều chính sách, biện pháp khuyến nông tích cực. Nhân dân hăng hái lao động sản xuất, xã hội ổn định...

- Tác dụng: Nền nông nghiệp phát triển, đời sống dân chúng sung túc, xã hội ổn định, nhân dân tin tưởng vào vua và triều đình, chính quyền được củng cố vững mạnh... là cơ sở để bảo vệ và phát triển đất nước.

8. Giải bài 8 trang 41 SBT Lịch sử 7

Vì sao thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Lý phát triển?

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý trang 45 SGK Lịch sử 7 để trả lời

- Do triều đình tạo điều kiện 

- Nông nghiệp phát triển kéo theo đó là quá trình phát triển của thương nghiệp

Hướng dẫn giải

Thủ công nghiệp thời Lý phát triển vì triều đình tạo điều kiện thuận lợi; nông nghiệp phát triển, đời sống dân chúng sung túc, do đó nhu cầu tiêu thụ hàng hoá tăng lên.

9. Giải bài 9 trang 41 SBT Lịch sử 7

a) Tình hình giáo dục Nho học thời Lý có gì khác và mới so với thời Đinh - Tiền Lê?

b) Giáo dục thời Lý phát triển có tác dụng như thế nào đến việc xây dựng chính quyền, phát triển văn hoá?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung chính ở mục 4. Giáo dục và văn hóa thời Lý trang 47 SGK Lịch sử 7 để trả lời.

a) Điểm khác biệt: mở nhiều trường học Nho, các kì thi được thực hiện, nhiềuđỗ đạt,...

- Thời Đinh, Tiền Lê:

+ Giáo dục chưa có điều kiện phát triển.

+ Các nhà sư là tầng lớp trí thức mở trường, lớp tại các chùa để dạy học.

- Thời Lý: xây dựng miếu thờ Khổng Tử, xây dựng khoa thi đầu tiên, xây dựng Quốc Tử Giám.

b) Giáo dục phát triển củng cố chính quyền ngày càng vững mạnh, văn hoá, văn học phát triển...

Hướng dẫn giải

a) Tinh hình giáo dục thời Lý khác với thời Đinh - Tiền Lê là: trường học Nho học được mở nhiều hơn, các kì thi Nho học được thực hiện, nhiều người tài giỏi đỗ đạt,...

* Thời Đinh, Tiền Lê:

- Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.

- Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.

* Thời Lý:

+ Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long.

+ Năm 1075, mở khoa thi quốc gia đầu tiên.

+ Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.

b) Giáo dục phát triển có tác dụng củng cố chính quyền ngày càng vững mạnh, văn hoá, văn học phát triển...

10. Giải bài 10 trang 41 SBT Lịch sử 7

Ở địa phương em (tỉnh, huyện, xã) có những công trình kiến trúc và điêu khắc nào được xây dựng từ thời Lý? Kể tên những công trình đó.

Phương pháp giải

Dựa vào hiểu biết của bản thân về lịch sử địa phương.

Một số công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu:

Đền Lý Bát Đế (Đền Đô)

Chùa Phật Tích (Vạn Phúc)

Hướng dẫn giải

Ví dụ: Ở địa phương em Bắc Ninh có những công trình kiến trúc và điêu khắc được xây dựng từ thời Lý: Đền Lý Bát Đế, chùa Phật tích,...

Đền Lý Bát Đế hay còn gọi là Đền Đô hoặc Cổ Pháp điện là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đền Lý Bát Đế đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa ngày 25 tháng 1 năm 1991.

Chùa Phật tích còn gọi là chùa Vạn Phúc. Trong chùa có tượng đức pHật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam. Chùa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM