Hành động nói (tiếp theo) Ngữ văn 8

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được những cách thực hiện hành động nói. Đồng thời, bài học này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Hành động nói (tiếp theo) Ngữ văn 8

1. Cách thực hiện hành động nói

- Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).

- Khi thực hiện hành động nói cần sử dụng kiểu câu phù hợp với hành động nói.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy viết đoạn văn có sử dụng hành động nói và chỉ ra cách thực hiện hành động nói đó.

Gợi ý trả lời:

Tôi có một người bà vô cùng nhân hậu. Bà tôi tuy đã già nhưng không khó tính lắm! Thỉnh thoảng bà vẫn xoa đầu tôi và bảo: "Cháu bà thật là dễ thương!". Khác với những người bà cùng tuổi, bà tôi vẫn có được mái tóc đen, dài, lúc nào cũng được búi gọn sau gáy. Vầng trán cao, đôi mắt đã sụp mí đã có phần mờ đục. Đặc biệt nụ cười với hàm răng nhuộm đen làm bà thêm phần phúc hậu. Đôi bàn tay xương xương với những vết chai sần vì một đời làm lụng vất vả. Bà ăn mặc rất giản dị, nhiều khi chỉ là những bộ đồ đã cũ sờn bà lại vá lại để mặc tiếp. Mỗi khi mẹ tôi biếu tiền để mua quần áo, bà thường lắc đầu và bảo: "Mẹ già rồi, không cần nhiều quần áo, con để tiền đó lo cho bọn trẻ".

- Hành động nói:

+ "Cháu bà thật là dễ thương!" -> Câu cảm thán.

+ "Mẹ già rồi, không cần nhiều quần áo, con để tiền đó lo cho bọn trẻ" -> Câu điều khiển.

Câu 2: Em hãy xác định mục đích nói trong những câu dưới đây:

(1) Anh hãy đặt tay ra khỏi người tôi ngay.

(2) Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à?

(3) Con này gớm thật!

(4) Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống.

(5) Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

(6) Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

(7) Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này!

(8) Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu.

(9) Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

(10) Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Gợi ý trả lời:

(1) Anh hãy đặt tay ra khỏi người tôi ngay.

-> Điều khiển.

(2) Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à?

-> Hỏi.

(3) Con này gớm thật!

-> Bộc lộ cảm xúc.

(4) Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống.

-> Trình bày.

(5) Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

-> Điều khiển.

(6) Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

-> Hỏi.

(7) Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này!

-> Bộc lộ cảm xúc.

(8) Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu.

-> Hứa hẹn.

(9) Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

-> Trình bày.

(10) Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

-> Điều khiển.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Củng cố lại khái niệm về hành động nói.

- Biết sử dụng các kiểu câu để thực hiện các hành động nói phù hợp.

- Giáo dục học sinh biết sử dụng hành động nói phù hợp với tình huống giao tiếp.

Ngày:20/12/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM